(Tiếp theo) - Địa danh Tam Thôn Hiệp chính thức xuất hiện từ những năm 20 của thế kỷ trước song đến những năm 1930-1931 vùng này vẫn còn rất hoang vắng, dân cư thưa thớt giữa bạt ngàn mênh mông Rừng Sác...
< Đây chính là sông Lòng Tàu, một phân lưu của sông Đồng Nai với có độ sâu trung bình là 15m, đổ ra biển Đông tại vịnh Gành Rái.
Tuy vậy, vào thời gian này, thực dân Pháp đã cho lập Ban hội tề ở đây dễ bề cai trị. Người dân vùng đất Tam Thôn Hiệp bắt đầu phải thực sự nếm mùi áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến. Chính do đó mà những phong trào kháng chiến đã từng nổ ra tại đây trên vùng chiến khu Rừng Sác chấn động cả một thời.
< Sông Lòng Tàu cũng có hai phân lưu là sông Ngã Ba và sông Ngã Bảy. Tính từ ngã ba nơi sông Lòng Tàu tách ra khỏi sông Đồng Nai đến chỗ sông Ngã Bảy tách ra, Lòng Tàu dài khoảng 75 km. Sông Lòng Tàu chảy qua huyện Cần Giờ.
Ngày nay, sự thay da đổi thịt là niềm mơ ước của bất kỳ vùng đất nào. Với Cần Giờ, sự mong chờ này còn mãnh liệt hơn với một huyện ngoại thành có diện tích lớn rừng ngập mặn và là lá phổi xanh của thành phố.
< Sông Lòng Tàu là một tuyến giao thông đường thủy quan trọng ở Đông Nam Bộ, nơi các tàu biển từ biển Đông đi qua cửa sông Ngã Bảy vào cập cụm cảng Sài Gòn.
Trong ảnh là bãi đúc cọc bê tông cho dự án chống lở cùa sông.
Từ khi có đường và cầu mới, xe tải chở hàng hóa và xe chở khách du lịch về đây nhiều hơn hẳn. Tuy nhiên, sự thay đổi rõ ràng nhất có lẽ phải chờ cho đến khi nơi đây không còn bị ngăn cách với thành phố bằng một chuyến phà: Phà Bình Khánh.
< Một người dân đốt hương và bày đồ cúng vào cái miếu nhỏ ven sông Lòng Tàu.
Vậy nhưng, sự thay đổi đó rõ ràng tại Cần Thạnh, còn lại thì không nhiều như ở An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp... nhưng dẫu gì cũng đã thể hiện điều thấy được từ việc thành phố đã đầu tư cho nơi đây sự giáo dục qua các ngôi trường như bạn đã thấy - Khởi đầu để phát triển là phải nâng cao tri thức cái đã.
< Bọn mình lại trở ra xe, lúc này là 6h30: thời điểm tốt để giải quyết 'hậu sự' cho cái bao tử.
Tam Thôn Hiệp cũng có một thời huy hoàng khi những vuông tôm ở Cần Giờ được xem là cứu tinh thoát nghèo, nông dân vùng duyên hải giành nhau mua đất nuôi tôm.
< Vậy nhưng mới chạy tới một đoạn thì thấy cái bờ kè hay hay nên lại tấp vào.
Hồi ấy, cách đây chừng 5 năm thì Cần Giờ nổi lên với những vụ mùa thu hoạch tôm bộn bạc. Bốn xã phía Bắc Cần Giờ là Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông và Bình Khánh đã bị cuốn theo cơn lốc nuôi tôm, trở thành vùng trọng điểm nuôi trồng thủy sản của huyện...
< Đây chính là bờ kè của sông Lòng Tàu. Sông Lòng Tàu cũng là dòng sông gắn liền với những chiến công. Đi xuyên rừng Sác, sông Lòng Tàu là con sông rộng, nước sâu và ổn định nhất. Do đó, sông Lòng Tàu là thủy lộ duy nhất để tàu bè vào cảng Sài Gòn...
< ... Để chặn cửa ngõ yết hầu này, một thời gian dài, Trung đoàn 10 đặc công thoắt ẩn, thoắt hiện chấp nhận đương đầu với mọi phương tiện càn quét hải lục không quân của địch.
Dòng sông này lúc ấy đã trở thành tử địa của hàng trăm tàu giặc. Trong đó có nhiều tàu vận tải quân sự lớn, trọng tải hàng chục ngàn tấn như các tàu Victoria, LCM, Aridonna, Patnik...
< Với bọn mình: sông Lòng Tàu và bờ kè Tam Thôn Hiệp là nơi hóng gió tuyệt vời trong buổi ban mai với những làn gió mát và trong lành nhất của một vùng sông nước.
... Từ vùng đất phèn, nước lợ, không trồng được thứ gì ra hồn bỗng dưng đất mặt bị lột lên và thay vào đó là những hồ tôm vuông vức.
Những người từ nơi khác tới đã làm dậy sóng phong trào nuôi tôm. Bên cạnh đó, một số người dân địa phương có chút ít vốn liếng cũng đã bung ra làm lớn, ăn lớn.
< Từ bờ kè nhìn về các nhánh rẽ rạch Tắc Rổi, Tắc Đinh Câu; các phân lưu của sông Lòng Tàu. Bên bờ ấy vẫn là xã Tam Thôn Hiệp, đa phần là rừng ngập mặn được phủ xanh.
Nông dân ngỡ đã thoát nghèo khi trực tiếp đầu tư nuôi tôm, hoặc bán đất cho những đại gia từ các nơi khác đến thuê đất ruộng đào ao nuôi tôm. Đất ruộng bỗng chốc trở thành vàng. Chỉ sau vài năm phát triển, đầu năm 2004 cả huyện có gần 3.000 hộ nuôi tôm với tổng diện tích trên 5.000 ha.
< Vùng đất Cần Giờ có mật độ cây xanh nhiều nhất thành phố, cụ thể ở các xã An Thới Đông, Thạnh An (xã đảo), Long Hòa, Lý Nhơn...
Ngắm thỏa rồi lại đi...
< Chỉ chạy vài trăm mét là đến chợ Tam Thôn Hiệp thuộc ấp An Lộc, một chốn quê nhưng chợ đông vui, khá là xôm tụ với nhiều mặt hàng phục vụ đời sống hàng ngày.
Bọn mình ghé ăn sáng tại đây: Hủ tiếu giá 20k/tô, thịt thà và giò ăn đến ngán luôn.
< Đối diện chợ là bờ kè và con sông Lòng Tàu, vị trí chợ ở đây.
Thế nhưng, tình trạng nuôi tôm thất bại bắt đầu xảy ra từ cuối năm 2003 do dịch bệnh, các vụ sau càng nuôi càng lỗ. Nguyên nhân dẫn đến nuôi tôm bị mất mùa là do nguồn giống không có kiểm dịch, mua trôi nổi trên thị trường. Mặt khác, khâu quản lý hệ thống thủy lợi hầu như phó mặc cho trời, nên dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Đây là tình trạng phổ biến ở nhiều vùng nuôi tôm tự phát, thiếu qui hoạch tại các tỉnh miền Nam Trung Bộ, miền Tây Nam Bộ...
< Người xe tấp nập, xế thì cứ dựng chống, vứt đại ở đó rồi đi 'măm' hay cà phê cà pháo.
Người nông dân nghèo khó, muốn có vốn đầu tư nuôi tôm phải thế chấp ruộng đất cho ngân hàng để vay tiền. Khi nuôi tôm thất bát thì chỉ có cách bán đất để trả nợ... và thế là trào lưu nuôi tôm tàn lụi dần, giờ đây các vuông tôm còn tồn tại được chỉ có thể trong tay các đại gia nhiều vốn liếng.
< Những chiếc ghe máy lớn chẩn bị cập vào cầu tàu. Cầu tàu trông có vẻ như một bến đò...
Thất bại hay thành công là chuyện thường tình. Tuy nhiên, nếu từ thất bại vươn lên âu cũng là cái kinh nghiệm tốt giúp sự phát triển trong tương lai sẽ vững vàng hơn. Mong rằng phong trào nuôi chim yến lấy tổ ngày nay tại Tam Thôn Hiệp sẽ thành công để giúp địa phương tiến triển lên một bước mới.
< ... nhưng mình hỏi người đàn ông này thì hóa ra không phải: đây chỉ là nơi tàu cập để mang tôm đi cân (bán). Tóm lại, các thứ liên quan đến tôm như giống, thức ăn cho tôm... và 'thành quả' sẽ ra vào từ 'con đường cao tốc' này.
< Một ghe chở đầy tôm rời bến.
Một điều ít thay đổi ở Tam Thôn Hiệp là những vùng đất ngập mặn phủ đầy một màu xanh. Lá phổi xanh của thành phố được giao khoán cho hàng trăm hộ dân và 14 đơn vị để bảo vệ gần 26.000ha, còn lại do Ban Quản lý rừng phòng hộ tự quản, nên có thể nói việc bảo vệ rừng được đảm bảo tốt. Thu nhập của người giữ rừng vượt chuẩn đói nghèo, con em được đưa vào nhà mở ở xã Tam Thôn Hiệp để học nội trú.
< Vài ghe khác đang chờ 'ăn' hàng.
Thành phố cũng đã dành 50ha đất rừng ở Tam Thôn Hiệp làm dự án điểm giáo dục môi trường để hàng năm, học sinh và sinh viên Nhật Bản đến đây trồng rừng, chăm sóc, học tập ngoại khóa và cùng giao lưu với sinh viên Việt Nam.
< Nửa kia vào chợ con mình thang thang bờ kè. Chắc chắn rằng chuyến đi này sẽ gặt hái thành quả là cá tôm rừng ngập mặn đây: 'tay xách, nách mang' là điều chắn chắn sau buổi chợ quê. Cũng chắc chắn là sẽ tươi và rẻ hơn thành phố nhiều.
Rừng ngập mặn Cần Giờ không chỉ là niềm tự hào của TPHCM mà còn là biểu tượng của Việt Nam về việc phục hồi vùng đất chết vì bom đạn và chất độc hóa học trong chiến tranh trở thành vùng đất xanh tươi, là Khu Dự trữ sinh quyển duy nhất trên thế giới (cho đến khi được công nhận) do con người phục hồi.
< Ngã tư ven chợ đây. Lúc này đã 7h30 nhưng không có chút nắng nào, trời đầy mây, vẫn còn hanh hanh lạnh.
Tam Thôn Hiệp cũng có tuyến xe buýt (tuyến số 63: An Thới Đông – Tam Thôn Hiệp) mà lượt đi sẽ khởi hành từ chợ Tam Hiệp (Khu dân cư An Phước) – Tam Thôn Hiệp – Rừng Sác – An Thới Đông – Bến đò An Thới Đông (UBND Xã An Thới Đông).
Còn lượt về từ Bến đò An Thới Đông (UBND Xã An Thới Đông) – An Thới Đông – Rừng Sác – Tam Thôn Hiệp – Chợ Tam Hiệp (Khu dân cư An Phước).
< Bọn mình rời chợ theo con đường bên hông: một ngõ rồi 2 ngõ... nhưng ngõ nào cũng sẽ thông ra đường Tam Thôn Hiệp mà thôi.
Cự ly tuyến xe này là 10,7km - Thời gian chuyến là 40 phút, hoạt động từ 05h00 đến 17h30 với loại xe 12 chỗ, giá vé 5.000-10.000đồng/hành khách/lượt. Đơn vị đảm nhận là HTX Vận tải Thủy bộ và Du lịch Thành Long, ĐT: 38.308.152.
Riêng chợ Tam Thôn Hiệp có khoảng 23 tiểu thương buôn bán cố định các mặt hàng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Đây cũng là nơi dân cư tập trung buôn bán, trao đổi hàng hóa sinh hoạt hàng ngày, số lượng người buôn bán này không ổn định do tùy ngày, tùy mùa và tùy con nước.
< Đường lát đan bê tông, khá rộng. Khi ra đường Tam Thôn phía ngoài sẽ là đường nhựa.
Hướng đi kế tiếp bọn mình dự định sẽ trở ra đường Rừng Sác, rẽ vào đường Trần Quang Nhơn đi đến bến phà An Thới Đông (Hiệp Phước về Sài gòn). Khám phá rồi vẫn theo đường này đánh một vòng cung trở ra đường Rừng Sác và trở về phà Bình Khánh.
Đây là con đường đất (có thể lầy), qua nhiều cầu nhỏ: chắc sẽ khó đi đôi chút. Tuy nhiên nó thế nào, có đi được không thì mình hẹn lại phần sau nhé.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13...
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét