(LĐO) - Theo kế hoạch, từ 9 giờ sáng mai (2.1), khoảng 20km đầu tiên (đoạn từ Vành đai II – TPHCM đến quốc lộ 51 – Long Thành, Đồng Nai) thuộc dự án đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ được đưa vào khai thác tạm.
Rút ngắn thời gian đi Vũng Tàu còn 1 giờ 20 phút
Cao tốc Long Thành sẽ đưa vào khai thác từ ngày mai. Đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120km/h, riêng cầu Long Thành tốc độ thiết kế 100 km/h; giai đoạn 1 gồm 4 làn xe (và 2 làn dừng khẩn cấp).
Việc đưa 20km đầu tiên của tuyến cao tốc vào khai thác tạm nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân tăng cao trong dịp cuối năm. Đặc biệt sẽ giúp nâng cao tốc độ chạy xe, rút ngắn khoảng cách, giảm thời gian, chi phí vận chuyển và đẩy mạnh giao thương giữa TPHCM và các vùng lân cận, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong khu vực....
Cụ thể từ TPHCM đi huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai hiện nay dài khoảng 45km, thời gian lưu thông mất khoảng 60 phút, nay rút ngắn khoảng cách xuống còn khoảng 22km, với thời gian lưu thông giảm chỉ còn khoảng 20 phút.
Tương tự, từ TPHCM đi Vũng Tàu hiện dài khoảng 120km, thời gian lưu thông hơn 2,5 giờ. Tuy nhiên, khi thông xe đoạn tuyến cao tốc trên sẽ rút ngắn khoảng cách xuống còn khoảng 95km, với thời gian lưu thông chỉ còn khoảng 1 giờ 20 phút do rút ngắn được quãng đường và chất lượng lưu thông được đảm bảo không ùn tắc.
Từ TPHCM đi ngã ba Dầu Giây (đi quốc lộ 20 hoặc quốc lộ 1A), hiện nay dài khoảng 70km thời gian lưu thông mất 2,5 giờ đồng hồ và thường xuyên ùn tắc. Từ ngày 2.1 sẽ rút ngắn so với với tuyến đường hiện hữu 20km và thời gian rút ngắn xuống còn khoảng 1 giờ 20 phút.
Đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây (dài 55km, có tổng vốn đầu tư 20.000 tỉ đồng) là tuyến đường bộ cao tốc nằm trên trục đường bộ cao tốc phía Đông (thuộc quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc Bắc - Nam), từ TPHCM nối quốc lộ 51, sân bay quốc tế Long Thành và quốc lộ 1A. Dự kiến đến năm 2015 sẽ hoàn tất khoảng 35km còn lại của tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
5 lộ trình từ TPHCM đi vào đường cao tốc
Do đoạn đường cao tốc trên mới đưa vào khai thác tạm nên thời gian đầu chỉ cho các loại ô tô con, xe khách và xe tải dưới 10 tấn lưu thông.
Sở GTVT TPHCM cũng đưa ra các lộ trình hướng dẫn người dân lưu thông từ TPHCM vào tuyến đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây như sau:
- Lộ trình 1 (hướng từ huyện Bình Chánh): Quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh) - Nguyễn Văn Linh - cầu Phú Mỹ - đường Vành đai 2 – quay đầu tại nút giao vành đai 2 – đường liên phường – rẽ vào đường nhánh lên đường cao tốc.
- Lộ trình 2 (hướng từ các Q. 1, 5, 6, 8, Bình Tân): Đường Võ Văn Kiệt - hầm Thủ Thiêm - Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống - đường Vành đai 2 – quay đầu tại nút giao vành đai 2 – đường liên phường – rẽ vào đường nhánh lên đường cao tốc. Hoặc từ Tôn Đức Thắng – Nguyễn Hữu Cảnh – cầu Thủ Thiêm – đường dẫn cầu Thủ Thiêm - Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống - đường Vành đai 2 – quay đầu tại nút giao vành đai 2 – đường liên phường – rẽ vào đường nhánh lên đường cao tốc.
- Lộ trình 3 (hướng từ quốc lộ 13): Điện Biên Phủ - cầu Sài Gòn 2 - Xa lộ Hà Nội - Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống - Vành đai 2 – quay đầu tại nút giao Vành đai 2 – đường liên phường – rẽ vào đường nhánh lên đường cao tốc.
- Lộ trình 4 (hướng từ Đông Bắc thành phố): Xa lộ Hà Nội - Đỗ Xuân Hợp - Nguyễn Duy Trinh - Vành đai 2 – quay đầu tại nút giao Vành đai 2– đường liên phường – rẽ vào đường nhánh lên đường cao tốc.
- Lộ trình 5: Cảng Cát Lái - Nguyễn Thị Định - Vành đai 2 – quay đầu tại nút giao Vành đai 2 – đường liên phường – rẽ vào đường nhánh lên đường cao tốc.
Ông Bùi Xuân Cường - Phó GĐ Sở GTVT TPHCM - đưa ra khuyến cáo, do đường mới được đưa vào khai thác sử dụng tạm thời, vì vậy người dân khi lưu thông vào đường cao tốc nên giảm tốc độ và quan sát hướng dẫn của hệ thống biển báo giao thông trên đường và lực lượng điều tiết giao thông, nhằm đảm bảo an toàn.
Các loại xe bị cấm lưu thông trên đường cao tốc:
Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h; xe lam, xe công nông, máy kéo; xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự; xe máy thi công tự hành, xe bánh xích (trừ các loại phương tiện làm nhiệm vụ bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa đường cao tốc); xe chở chất độc hại, dễ cháy, vật liệu nổ (trừ xe được cấp có thẩm quyền cấp phép); người đi bộ, xe thô sơ, súc vật; xe rơ mooc, xe sơ mi rơ mooc; xe có tải trọng trên 10 tấn, xe kéo móc chuyên dùng, xe container.
Theo báo Lao Động
Du lịch, GO!
Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013
Vượt biển đi Hòn Đốc
(TBKTSG) - Một ngày nắng đẹp, chúng tôi về miền đất Hà Tiên thơ mộng, làm xao xuyến lòng người với non xanh nước biếc chập chùng… Từ đó, ra “hòn” là hành trình hấp dẫn, gây nhiều háo hức với dân đồng bằng như chúng tôi.
Mua vé 40.000 đồng, khách du lịch xuống tàu Minh Nga ở cảng Hà Tiên. Đúng 14g30 tàu xuất bến, vượt biển đi Hòn Đốc. Đứng trên boong tàu, du khách sẽ thấy thành phố Hà Tiên xinh đẹp với núi Tô Châu, núi Pháo Đài, đồi Bình San, núi Đèn, mũi Nai... mờ xa dần trong biển nước mênh mang.
< Bến tàu cao tốc ở Hà Tiên ra đảo Hải Tặc.
Hòn Đốc thuộc xã đảo Tiên Hải, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Hòn Đốc còn có tên gọi rất ấn tượng là “đảo Hải Tặc”, nằm ở khu vực biển Tây của Việt Nam. Hòn Đốc hợp với các đảo lân cận hình thành quần đảo Hải Tặc có diện tích đất nổi 1.100 hecta, gồm 16 hòn đảo cách bờ biển Hà Tiên 11 hải lý (27,5 km).
Tấm bia chủ quyền ở bờ Tây đảo Hải Tặc được xây vào năm 1958, ghi rõ: “Quần đảo Hải Tặc. Hải đồ số: 3686 S.H; vĩ tuyến 10 độ 10’ 8; kinh tuyến 104 độ 20’ 0”. Quần đảo này gồm: Hòn Kèo Ngựa, hòn Kiến Vàng, hòn Tre Lớn, hòn Tre Vinh, hòn Gùi, hòn Ụ, hòn Giang, hòn Chơ Rơ, hòn Đước Non, hòn Bô Dập, hòn Đồi Mồi”.
< Một góc biển trời ở hòn Đốc.
Con tàu phăm phăm lướt sóng hướng về hòn Đốc. Giữa biển khơi xanh biếc, phía nào cũng nhìn thấy đảo, du khách tưởng chừng như đang du ngoạn giữa “tiểu Hạ Long”! Sau hai giờ hải hành, tàu cặp bến bãi Nam đảo Hải Tặc. Chúng tôi lên đảo, lúc nầy trời đã xế chiều, nhưng cảng cá vẫn nhộn nhịp hàng lên xuống. Tàu đánh cá về bến với rất nhiều cá bớp, cá đuối, ghẹ, mực, tôm… Khách du lịch ra đảo có thể mua về, mượn nồi hoặc nhờ bà con luộc, nướng giùm, cá rất tươi ngon và giá rất rẻ so với đất liền.
Lúc trên tàu, tôi tình cờ quen Tuấn, là dân đảo chính gốc. Tuấn đi học ở thành phố Hồ Chí Minh, tốt nghiệp kỹ sư Công nghệ thông tin, đang làm việc ở Sài Gòn. Tuấn dẫn bạn gái về quê chơi. Tối đến, Tuấn mời tôi đến nhà, “lai rai” rồi sau đó “đi săn cua”.
Soi và đâm cua biển ở những kè, gành đá ven đảo Hải Tặc là một ‘tiết mục’ hấp dẫn. Cua biển về đêm thường vào bờ, nép ven các vách đá để kiếm ăn hoặc tìm bạn tình, giao phối và sinh sản. Người soi cua dùng đèn pin cực mạnh để chiếu xuyên xuống nước và một cây chỉa hai có ngạnh, dài chừng hai thước. Khi soi gặp cua, người ta rọi luồng ánh sáng đèn chiếu ngay mắt cua; đôi mắt cua sẽ phản chiếu lại ánh sáng đỏ hồng như hai hạt lựu, trong suốt. Chúng sẽ bất động - gọi là ‘ăn đèn’ - thế là người ta phóng chỉa vừa tầm, đâm thật ngọt và êm.
Sau một đêm ngủ ngon lành với tiếng gió biển đưa sóng vỗ bờ rì rào, chúng tôi thức sớm khi mặt trời vừa mới nhô lên ở phía quần đảo Bà Lụa. Vượt qua dốc Miếu thoai thoải đổ xuống bãi Dừa thơ mộng. Một không gian hoang sơ hiện ra với khoảng trời biển bao la, tĩnh lặng. Một hàng dừa soi bóng yên bình bên bờ biển cát trắng phau phau. Trên núi, ven rừng thỉnh thoảng có tiếng chim “lấu lấu”, chim “bắt cô trói cột” lảnh lót, vang động rồi yên ắng chìm sâu giữa biển, rừng hoang vu, tịch mịch…
< Một con đường vắng lặng trên Hòn Đốc.
Chúng tôi đi bộ vòng quanh con đường lát bê-tông rộng chừng 5 mét, dài khoảng 5 cây số chạy vòng quanh đảo. Một bên là núi với rừng cây sầm uất, một bên là biển với sóng vỗ gành tung bọt trắng xóa. Hoa bìm bìm tím, ngải chuối đỏ, muồng vàng, trâm ổi, hoa ly trắng… mọc hoang dại theo lối đi thật vô cùng nên thơ, lãng mạn. Ven đảo hiện vẫn còn một số cổ thụ có đến mấy trăm năm tuổi.
Đêm thứ hai trên đảo Hải Tặc, tôi đến nhà chú Tư ‘Xe Tăng’, một ngư dân cố cựu mà tôi đã quen trong chuyến ra đảo lần trước. Đêm trên đảo, gió thổi vu vu, sóng biển vỗ oàm oạp, đèn ghe câu mực chập chờn, lung linh… Ông Tư 'Xe Tăng' lim dim, nhấp ly rượu thuốc kể: “Ông nội tôi nói lại, hồi đó trên đảo nầy có đảng cướp ‘Cánh Buồm Đen’. Bọn cướp chủ yếu đánh những tàu buôn, thường là của Trung Quốc và các nước đi ngang vịnh Hà Tiên, Rạch Giá. Trên cột buồm tàu của bọn cướp biển thường treo cây chổi với ý nói quét sạch tàu qua lại. ‘Cánh Buồm Đen’ hoạt động trên một vùng biển rộng lớn thuộc vịnh Thái Lan…
< Hòn Tre Vinh, trong quần đảo Hải Tặc.
Đến bây giờ, người ta vẫn đồn râm ran về một kho báu được bọn cướp biển chôn giấu đâu đó trên nhóm đảo này… Có một người Mỹ và một người Anh đã đến đây để săn tìm... ‘kho báu’. Vụ việc diễn ra vào một buổi chiều tháng 3 năm 1983, ngư dân xã Tiên Hải đã vây bắt được hai người nầy khi họ xâm nhập đảo. Họ khai rằng mình có một tấm bản đồ được vẽ cách đây 300 năm của dòng họ truyền lại, chỉ dẫn tới kho báu mà hải tặc chôn giấu! Gần đây, vào đầu năm 2009, một số ngư dân lặn tìm ốc, hải mã tình cờ gặp một số lượng khá lớn tiền đồng cổ…”.
Ngày nay, hòn Đốc đã hoàn toàn thay da đổi thịt. Xã đảo Tiên Hải đã có trường cấp II, trạm xá, bưu điện, đường sá trên đảo được lát bê-tông kiên cố. Đời sống cư dân trên đảo sung túc, ổn định. Khách du lịch tìm đến tham quan đảo một ngày một đông. Đã có nhiều dự án đầu tư dịch vụ du lịch đang được triển khai ở đây.
Ra chơi đảo Hải Tặc, có một món mà bạn không thưởng thức thì rất đáng tiếc. Đó là món ghẹ tươi hấp bia! Ghẹ giống như cua biển, nhưng mình mỏng, vỏ mềm, hơi dẹp. Ghẹ ngon là những con thật chắc, dẻ dặt, to cỡ bốn ngón tay, bấm vào yếm không lún.
Ghẹ rửa sạch, cho vào nồi, đổ chừng một lon bia hấp với củ sả đập dập. Ghẹ hấp bia khi chín sẽ có màu vàng gạch tôm quyện với hương vị thơm lừng của mùi bia, củ sả, sẽ rất hấp dẫn. Ghẹ hấp bia phải ăn lúc còn nóng. Ta dùng tay bóc khéo mai, lộ ra tảng gạch chắc nịch, vàng ruộm, rồi bẻ thân ghẹ thành hai hoặc thành bốn miếng, gỡ ra những thớ thịt trắng muốt. Lấy muỗng nhỏ múc gạch, cho vào từng chén. Gạch béo ngậy cùng vị cay nhẹ của muối tiêu chanh, tương ớt, thấm vào miệng lưỡi, ngây ngất tuyệt vời hương vị đặc trưng, ngọt mềm. Sau ăn gạch là đến thịt ghẹ.
< Hòn Đốc ngày nay.
Ăn ghẹ cũng là một nghệ thuật, bạn từ từ bóc yếm, bóp vỡ càng, gỡ thịt, nhấm nháp lai rai từ con nầy đến con khác. Đối với càng ghẹ lớn, nên dùng kìm bóp giập hai càng, gỡ từng mảng vỏ, sau đó sẽ gặp khối thịt nhỏ màu trắng hồng, chắc lẳn, to bằng ngón tay út, ăn vào thơm, ngọt thấm dịu cả đầu lưỡi. Ăn ghẹ hấp bia, nhâm nhi với chút rượu đế ngon hoặc bia thì “quá đã”!
Hướng dẫn thêm:
Từ TPHCM, du khách theo quốc lộ 1A về Vĩnh Long; qua khỏi cầu Mỹ Thuận thì rẽ phải, theo quốc lộ 80 đi qua Sa Đéc (Đồng Tháp), vượt phà Vàm Cống là đến thành phố Long Xuyên. Từ Long Xuyên đi Tri Tôn - Vàm Rầy - Kiên Lương - Hà Tiên. Đường dài chừng 350km, dễ đi. Khoảng cách Hà Tiên - Hòn Đốc đi tàu cao tốc chừng 11 hải lý (21,7km).
Theo Đặng Hoàng Thám (Thời báo Kinh Tế Sàigòn)
Du lịch, GO!
Mua vé 40.000 đồng, khách du lịch xuống tàu Minh Nga ở cảng Hà Tiên. Đúng 14g30 tàu xuất bến, vượt biển đi Hòn Đốc. Đứng trên boong tàu, du khách sẽ thấy thành phố Hà Tiên xinh đẹp với núi Tô Châu, núi Pháo Đài, đồi Bình San, núi Đèn, mũi Nai... mờ xa dần trong biển nước mênh mang.
< Bến tàu cao tốc ở Hà Tiên ra đảo Hải Tặc.
Hòn Đốc thuộc xã đảo Tiên Hải, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Hòn Đốc còn có tên gọi rất ấn tượng là “đảo Hải Tặc”, nằm ở khu vực biển Tây của Việt Nam. Hòn Đốc hợp với các đảo lân cận hình thành quần đảo Hải Tặc có diện tích đất nổi 1.100 hecta, gồm 16 hòn đảo cách bờ biển Hà Tiên 11 hải lý (27,5 km).
Tấm bia chủ quyền ở bờ Tây đảo Hải Tặc được xây vào năm 1958, ghi rõ: “Quần đảo Hải Tặc. Hải đồ số: 3686 S.H; vĩ tuyến 10 độ 10’ 8; kinh tuyến 104 độ 20’ 0”. Quần đảo này gồm: Hòn Kèo Ngựa, hòn Kiến Vàng, hòn Tre Lớn, hòn Tre Vinh, hòn Gùi, hòn Ụ, hòn Giang, hòn Chơ Rơ, hòn Đước Non, hòn Bô Dập, hòn Đồi Mồi”.
< Một góc biển trời ở hòn Đốc.
Con tàu phăm phăm lướt sóng hướng về hòn Đốc. Giữa biển khơi xanh biếc, phía nào cũng nhìn thấy đảo, du khách tưởng chừng như đang du ngoạn giữa “tiểu Hạ Long”! Sau hai giờ hải hành, tàu cặp bến bãi Nam đảo Hải Tặc. Chúng tôi lên đảo, lúc nầy trời đã xế chiều, nhưng cảng cá vẫn nhộn nhịp hàng lên xuống. Tàu đánh cá về bến với rất nhiều cá bớp, cá đuối, ghẹ, mực, tôm… Khách du lịch ra đảo có thể mua về, mượn nồi hoặc nhờ bà con luộc, nướng giùm, cá rất tươi ngon và giá rất rẻ so với đất liền.
Lúc trên tàu, tôi tình cờ quen Tuấn, là dân đảo chính gốc. Tuấn đi học ở thành phố Hồ Chí Minh, tốt nghiệp kỹ sư Công nghệ thông tin, đang làm việc ở Sài Gòn. Tuấn dẫn bạn gái về quê chơi. Tối đến, Tuấn mời tôi đến nhà, “lai rai” rồi sau đó “đi săn cua”.
Soi và đâm cua biển ở những kè, gành đá ven đảo Hải Tặc là một ‘tiết mục’ hấp dẫn. Cua biển về đêm thường vào bờ, nép ven các vách đá để kiếm ăn hoặc tìm bạn tình, giao phối và sinh sản. Người soi cua dùng đèn pin cực mạnh để chiếu xuyên xuống nước và một cây chỉa hai có ngạnh, dài chừng hai thước. Khi soi gặp cua, người ta rọi luồng ánh sáng đèn chiếu ngay mắt cua; đôi mắt cua sẽ phản chiếu lại ánh sáng đỏ hồng như hai hạt lựu, trong suốt. Chúng sẽ bất động - gọi là ‘ăn đèn’ - thế là người ta phóng chỉa vừa tầm, đâm thật ngọt và êm.
Sau một đêm ngủ ngon lành với tiếng gió biển đưa sóng vỗ bờ rì rào, chúng tôi thức sớm khi mặt trời vừa mới nhô lên ở phía quần đảo Bà Lụa. Vượt qua dốc Miếu thoai thoải đổ xuống bãi Dừa thơ mộng. Một không gian hoang sơ hiện ra với khoảng trời biển bao la, tĩnh lặng. Một hàng dừa soi bóng yên bình bên bờ biển cát trắng phau phau. Trên núi, ven rừng thỉnh thoảng có tiếng chim “lấu lấu”, chim “bắt cô trói cột” lảnh lót, vang động rồi yên ắng chìm sâu giữa biển, rừng hoang vu, tịch mịch…
< Một con đường vắng lặng trên Hòn Đốc.
Chúng tôi đi bộ vòng quanh con đường lát bê-tông rộng chừng 5 mét, dài khoảng 5 cây số chạy vòng quanh đảo. Một bên là núi với rừng cây sầm uất, một bên là biển với sóng vỗ gành tung bọt trắng xóa. Hoa bìm bìm tím, ngải chuối đỏ, muồng vàng, trâm ổi, hoa ly trắng… mọc hoang dại theo lối đi thật vô cùng nên thơ, lãng mạn. Ven đảo hiện vẫn còn một số cổ thụ có đến mấy trăm năm tuổi.
Đêm thứ hai trên đảo Hải Tặc, tôi đến nhà chú Tư ‘Xe Tăng’, một ngư dân cố cựu mà tôi đã quen trong chuyến ra đảo lần trước. Đêm trên đảo, gió thổi vu vu, sóng biển vỗ oàm oạp, đèn ghe câu mực chập chờn, lung linh… Ông Tư 'Xe Tăng' lim dim, nhấp ly rượu thuốc kể: “Ông nội tôi nói lại, hồi đó trên đảo nầy có đảng cướp ‘Cánh Buồm Đen’. Bọn cướp chủ yếu đánh những tàu buôn, thường là của Trung Quốc và các nước đi ngang vịnh Hà Tiên, Rạch Giá. Trên cột buồm tàu của bọn cướp biển thường treo cây chổi với ý nói quét sạch tàu qua lại. ‘Cánh Buồm Đen’ hoạt động trên một vùng biển rộng lớn thuộc vịnh Thái Lan…
< Hòn Tre Vinh, trong quần đảo Hải Tặc.
Đến bây giờ, người ta vẫn đồn râm ran về một kho báu được bọn cướp biển chôn giấu đâu đó trên nhóm đảo này… Có một người Mỹ và một người Anh đã đến đây để săn tìm... ‘kho báu’. Vụ việc diễn ra vào một buổi chiều tháng 3 năm 1983, ngư dân xã Tiên Hải đã vây bắt được hai người nầy khi họ xâm nhập đảo. Họ khai rằng mình có một tấm bản đồ được vẽ cách đây 300 năm của dòng họ truyền lại, chỉ dẫn tới kho báu mà hải tặc chôn giấu! Gần đây, vào đầu năm 2009, một số ngư dân lặn tìm ốc, hải mã tình cờ gặp một số lượng khá lớn tiền đồng cổ…”.
Ngày nay, hòn Đốc đã hoàn toàn thay da đổi thịt. Xã đảo Tiên Hải đã có trường cấp II, trạm xá, bưu điện, đường sá trên đảo được lát bê-tông kiên cố. Đời sống cư dân trên đảo sung túc, ổn định. Khách du lịch tìm đến tham quan đảo một ngày một đông. Đã có nhiều dự án đầu tư dịch vụ du lịch đang được triển khai ở đây.
Ra chơi đảo Hải Tặc, có một món mà bạn không thưởng thức thì rất đáng tiếc. Đó là món ghẹ tươi hấp bia! Ghẹ giống như cua biển, nhưng mình mỏng, vỏ mềm, hơi dẹp. Ghẹ ngon là những con thật chắc, dẻ dặt, to cỡ bốn ngón tay, bấm vào yếm không lún.
Ghẹ rửa sạch, cho vào nồi, đổ chừng một lon bia hấp với củ sả đập dập. Ghẹ hấp bia khi chín sẽ có màu vàng gạch tôm quyện với hương vị thơm lừng của mùi bia, củ sả, sẽ rất hấp dẫn. Ghẹ hấp bia phải ăn lúc còn nóng. Ta dùng tay bóc khéo mai, lộ ra tảng gạch chắc nịch, vàng ruộm, rồi bẻ thân ghẹ thành hai hoặc thành bốn miếng, gỡ ra những thớ thịt trắng muốt. Lấy muỗng nhỏ múc gạch, cho vào từng chén. Gạch béo ngậy cùng vị cay nhẹ của muối tiêu chanh, tương ớt, thấm vào miệng lưỡi, ngây ngất tuyệt vời hương vị đặc trưng, ngọt mềm. Sau ăn gạch là đến thịt ghẹ.
< Hòn Đốc ngày nay.
Ăn ghẹ cũng là một nghệ thuật, bạn từ từ bóc yếm, bóp vỡ càng, gỡ thịt, nhấm nháp lai rai từ con nầy đến con khác. Đối với càng ghẹ lớn, nên dùng kìm bóp giập hai càng, gỡ từng mảng vỏ, sau đó sẽ gặp khối thịt nhỏ màu trắng hồng, chắc lẳn, to bằng ngón tay út, ăn vào thơm, ngọt thấm dịu cả đầu lưỡi. Ăn ghẹ hấp bia, nhâm nhi với chút rượu đế ngon hoặc bia thì “quá đã”!
Hướng dẫn thêm:
Từ TPHCM, du khách theo quốc lộ 1A về Vĩnh Long; qua khỏi cầu Mỹ Thuận thì rẽ phải, theo quốc lộ 80 đi qua Sa Đéc (Đồng Tháp), vượt phà Vàm Cống là đến thành phố Long Xuyên. Từ Long Xuyên đi Tri Tôn - Vàm Rầy - Kiên Lương - Hà Tiên. Đường dài chừng 350km, dễ đi. Khoảng cách Hà Tiên - Hòn Đốc đi tàu cao tốc chừng 11 hải lý (21,7km).
Theo Đặng Hoàng Thám (Thời báo Kinh Tế Sàigòn)
Du lịch, GO!
Đêm tất niên trên đỉnh Mã Pì Lèng
(TTO) - “Em muốn uống trà mật ong Quản Bạ, ăn bát phở gà Tráng Kìm, cà phê trên thảm cỏ xanh Yên Minh, ngắm hoa hồng Phó Bảng, ăn xôi gà trên dốc Sủng Là, tất bật với Đồng Văn…”, đọc Facebook của bạn ngày cuối năm, đêm tất niên trên đỉnh Mã Pì Lèng lại xốn xang trở về...
Đã bao nhiêu lần đi qua Mã Pì Lèng (Hà Giang), tôi không đếm nữa. Con đèo mà người bạn Tày so sánh độ hiểm nguy như "một con chuột béo chạy qua mũi một con mèo đói". Một hình ảnh so sánh khiến tôi bật cười, quên đi cái nôn nao trong dạ bởi sự xoắn xuýt của cung đường.
< Mã Pì Lèng - con đèo hiểm trở và lộng lẫy của cao nguyên đá.
1. Mã Pì Lèng lúc nào cũng thế, hiểm trở, lộng lẫy và oai hùng. Đá tai mèo xô nhau lúp xúp đi về tận cuối trời. Dòng Nho Quế biếc xanh vẫn âm thầm chảy men theo vách núi. Mùa đông, gió buốt giá chạy qua bờ rào đá, len lỏi vào tận bếp lửa hồng đang liu riu cháy giữa nhà.
Chúng tôi rời Xín Cái khi trời vẫn còn tỏ, vậy mà ra tới con đường Hạnh Phúc đã không còn thấy mặt người. Trời tối mịt mùng như đêm ba mươi. Đã từng có dịp chạy xe qua con đèo hiểm trở bậc nhất Việt Nam trong đêm, tôi không sao quên được cảm giác hun hút, lạnh lẽo và cô độc đó.
< Hẻm vực Tu Sản và dòng sông Nho Quế.
Những mỏm núi đá ấn tượng vào ban ngày là thế, vào ban đêm lại biến thành những con quái vật khổng lồ nhe răng đe dọa. Không gian tĩnh lặng đến rợn người, hiếm hoi lắm mới thấy một ánh đèn xe ngược chiều. 22km nối Đồng Văn với Mèo Vạc, nối ánh sáng với ánh sáng qua bóng tối bao giờ cũng dài tưởng như không có điểm kết thúc.
Thế nhưng, đêm ấy xe chúng tôi dừng ngay lưng chừng đèo.
Dưới ánh đèn xe loang loáng sương mù, chúng tôi quyết định dừng lại trên đèo để tìm một nơi “ăn tất niên”. Hình như là Pải Lủng. Bên dưới taluy âm khá xa có vài ánh lửa le lói, nghĩa là dưới đó có nhà dân.
Nhà của người Mông tất nhiên không nằm sát quốc lộ. Nhà của người Mông nằm chênh vênh trên sườn núi, dưới những bậc cấp bằng đá dốc ngược. Hai người trong đội tiền trạm mũ áo kín mít, tay cầm đèn pin và điện thoại để soi đường, tìm cách vào ngôi nhà có ánh lửa ấm áp kia.
Có tiếng chó sủa dội lên, rồi tiếng chó văng vẳng ở nơi xa đáp lại.
< Những ngôi nhà chênh vênh vách núi.
Trong lúc chúng tôi còn đang loay hoay thì… một, hai, ba… người phụ nữ xuất hiện trên lối mòn. Mỗi người đứng một bờ rào đá, chăm chăm nhìn hai vị khách không mời trong im lặng. Bạn tôi cất tiếng chào, xua tan sự tịch mịch của màn đêm.
2. Người Mông ít nói nhưng hiếu khách và thân thiện. Dù vốn tiếng Kinh ít ỏi, gia chủ cũng hiểu được có một nhóm người Kinh muốn vào nhà cùng ăn tối với gia đình. Vì không có sóng điện thoại nên hai người tiền trạm lại lò dò quay lên đường để gọi đồng đội.
< Đến với dòng Nho Quế biếc xanh.
Mọi người háo hức mang hết đồ ăn dự phòng trên xe vào nhà người Mông. Mặc kệ đêm tối, mặc kệ hơi lạnh bốc lên từ những hốc đá, trong ánh sáng le lói của điện thoại, chúng tôi biết mình đang đi về phía có bếp lửa hồng.
Căn nhà vốn dĩ trầm ngâm và im lặng trong đêm cuối năm trở nên rộn ràng bởi sự có mặt của nhóm trẻ người Kinh. Gia đình chủ nhà cũng chưa ăn tối, trên bếp củi giữa nhà chỉ có một nồi mèn mén đang bốc hơi nghi ngút. Chúng tôi mỗi người mỗi việc, người hỏi nồi, người hỏi bát đĩa, ai cũng tíu tít chuẩn bị cho bữa cơm tất niên bất ngờ trên đỉnh Mã Pì Lèng.
< Trong căn nhà của người Mông trên đỉnh Mã Pì Lèng.
Lúc đội tiền trạm vào nhà, chỉ có hai vợ chồng gia chủ và cô con gái tên Mai. Lúc này đây, căn nhà đã trở nên đông vui và háo hức hơn bởi sự góp mặt của đám trẻ. Hỏi ra mới biết căn nhà có tới ba thế hệ cùng sinh sống. Anh con trai chủ nhà đi vắng, đi uống rượu với bạn còn mải chơi chưa về. Cô con dâu ôm đứa con bé lít nhít cũng y như đứa em chồng.
Một không khí gia đình ấm áp, đầy đủ và hạnh phúc bừng lên trong căn nhà. Không ai bảo ai nhưng tất cả đều cảm nhận mình đang trải qua những khoảnh khắc không phải ai cũng có được trong đời.
< Ấm áp bên bếp lửa hồng.
Với sự giúp đỡ của Mai, chúng tôi hấp lại xôi nếp, cắt giò, bánh chưng, làm salad rau, nấu một nồi mì tôm to sôi bùng bục trên bếp củi. Chủ nhà lấy ra cốc rượu ngô ủ trong chum nơi góc nhà để đãi khách. Mỗi người nhấp một chút thứ nước cay xộc của người vùng cao để chống lạnh, rượu vừa qua cuống họng, bụng đã ấm nóng đến bừng cả người.
Cậu bé con chủ nhà chưa đầy 2 tuổi được bố đưa cho chén rượu, cầm lên làm một hớp đánh ực khiến đám trẻ người Kinh mắt tròn mắt dẹt.
3. Bữa tối ấm áp và ngon lành, một bữa tối mà bạn tôi sau này đã thốt lên rằng “đây là bữa tối ngon nhất thế giới”. Không có khoảng cách giữa những con người xa lạ, chúng tôi quây quần bên bếp lửa, lúc này đây đã như một gia đình lớn trong đêm cuối năm lạnh giá trên đỉnh Mã Pì Lèng.
< Bôi kem nẻ cho đám trẻ.
Do sự hạn chế trong ngôn ngữ của những người phụ nữ Mông trong gia đình, anh chủ nhà là người trực tiếp trò chuyện với nhóm khách không mời, thỉnh thoảng phiên dịch lại cho cả gia đình. Nhưng điều đó cũng không làm vơi đi những nụ cười, những ánh mắt thân thương và trìu mến hay những câu chuyện sẻ chia.
Đám trẻ tíu tít chạy qua chạy lại trong nhà, má đỏ hồng và nứt nẻ vì giá lạnh. Một người bạn đồng hành trong nhóm lục balô lấy ra hộp kem chống nẻ và các bạn tôi bắt đầu “làm đẹp” cho trẻ con và phụ nữ trong gia đình. Đó thực sự là những khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong hành trình, khi cả chủ và khách đều ấm áp tươi cười bên bếp củi hồng. Dường như mùa xuân đang ùa vào cửa, mặc kệ bóng tối, mặc kệ gió buốt, mặc kệ mùa đông…
Đêm cuối năm trên đỉnh Mã Pì Lèng…
Theo Thủy Trần (báo Tuổi Trẻ)
Du lịch, GO!
Đã bao nhiêu lần đi qua Mã Pì Lèng (Hà Giang), tôi không đếm nữa. Con đèo mà người bạn Tày so sánh độ hiểm nguy như "một con chuột béo chạy qua mũi một con mèo đói". Một hình ảnh so sánh khiến tôi bật cười, quên đi cái nôn nao trong dạ bởi sự xoắn xuýt của cung đường.
< Mã Pì Lèng - con đèo hiểm trở và lộng lẫy của cao nguyên đá.
1. Mã Pì Lèng lúc nào cũng thế, hiểm trở, lộng lẫy và oai hùng. Đá tai mèo xô nhau lúp xúp đi về tận cuối trời. Dòng Nho Quế biếc xanh vẫn âm thầm chảy men theo vách núi. Mùa đông, gió buốt giá chạy qua bờ rào đá, len lỏi vào tận bếp lửa hồng đang liu riu cháy giữa nhà.
Chúng tôi rời Xín Cái khi trời vẫn còn tỏ, vậy mà ra tới con đường Hạnh Phúc đã không còn thấy mặt người. Trời tối mịt mùng như đêm ba mươi. Đã từng có dịp chạy xe qua con đèo hiểm trở bậc nhất Việt Nam trong đêm, tôi không sao quên được cảm giác hun hút, lạnh lẽo và cô độc đó.
< Hẻm vực Tu Sản và dòng sông Nho Quế.
Những mỏm núi đá ấn tượng vào ban ngày là thế, vào ban đêm lại biến thành những con quái vật khổng lồ nhe răng đe dọa. Không gian tĩnh lặng đến rợn người, hiếm hoi lắm mới thấy một ánh đèn xe ngược chiều. 22km nối Đồng Văn với Mèo Vạc, nối ánh sáng với ánh sáng qua bóng tối bao giờ cũng dài tưởng như không có điểm kết thúc.
Thế nhưng, đêm ấy xe chúng tôi dừng ngay lưng chừng đèo.
Dưới ánh đèn xe loang loáng sương mù, chúng tôi quyết định dừng lại trên đèo để tìm một nơi “ăn tất niên”. Hình như là Pải Lủng. Bên dưới taluy âm khá xa có vài ánh lửa le lói, nghĩa là dưới đó có nhà dân.
Nhà của người Mông tất nhiên không nằm sát quốc lộ. Nhà của người Mông nằm chênh vênh trên sườn núi, dưới những bậc cấp bằng đá dốc ngược. Hai người trong đội tiền trạm mũ áo kín mít, tay cầm đèn pin và điện thoại để soi đường, tìm cách vào ngôi nhà có ánh lửa ấm áp kia.
Có tiếng chó sủa dội lên, rồi tiếng chó văng vẳng ở nơi xa đáp lại.
< Những ngôi nhà chênh vênh vách núi.
Trong lúc chúng tôi còn đang loay hoay thì… một, hai, ba… người phụ nữ xuất hiện trên lối mòn. Mỗi người đứng một bờ rào đá, chăm chăm nhìn hai vị khách không mời trong im lặng. Bạn tôi cất tiếng chào, xua tan sự tịch mịch của màn đêm.
2. Người Mông ít nói nhưng hiếu khách và thân thiện. Dù vốn tiếng Kinh ít ỏi, gia chủ cũng hiểu được có một nhóm người Kinh muốn vào nhà cùng ăn tối với gia đình. Vì không có sóng điện thoại nên hai người tiền trạm lại lò dò quay lên đường để gọi đồng đội.
< Đến với dòng Nho Quế biếc xanh.
Mọi người háo hức mang hết đồ ăn dự phòng trên xe vào nhà người Mông. Mặc kệ đêm tối, mặc kệ hơi lạnh bốc lên từ những hốc đá, trong ánh sáng le lói của điện thoại, chúng tôi biết mình đang đi về phía có bếp lửa hồng.
Căn nhà vốn dĩ trầm ngâm và im lặng trong đêm cuối năm trở nên rộn ràng bởi sự có mặt của nhóm trẻ người Kinh. Gia đình chủ nhà cũng chưa ăn tối, trên bếp củi giữa nhà chỉ có một nồi mèn mén đang bốc hơi nghi ngút. Chúng tôi mỗi người mỗi việc, người hỏi nồi, người hỏi bát đĩa, ai cũng tíu tít chuẩn bị cho bữa cơm tất niên bất ngờ trên đỉnh Mã Pì Lèng.
< Trong căn nhà của người Mông trên đỉnh Mã Pì Lèng.
Lúc đội tiền trạm vào nhà, chỉ có hai vợ chồng gia chủ và cô con gái tên Mai. Lúc này đây, căn nhà đã trở nên đông vui và háo hức hơn bởi sự góp mặt của đám trẻ. Hỏi ra mới biết căn nhà có tới ba thế hệ cùng sinh sống. Anh con trai chủ nhà đi vắng, đi uống rượu với bạn còn mải chơi chưa về. Cô con dâu ôm đứa con bé lít nhít cũng y như đứa em chồng.
Một không khí gia đình ấm áp, đầy đủ và hạnh phúc bừng lên trong căn nhà. Không ai bảo ai nhưng tất cả đều cảm nhận mình đang trải qua những khoảnh khắc không phải ai cũng có được trong đời.
< Ấm áp bên bếp lửa hồng.
Với sự giúp đỡ của Mai, chúng tôi hấp lại xôi nếp, cắt giò, bánh chưng, làm salad rau, nấu một nồi mì tôm to sôi bùng bục trên bếp củi. Chủ nhà lấy ra cốc rượu ngô ủ trong chum nơi góc nhà để đãi khách. Mỗi người nhấp một chút thứ nước cay xộc của người vùng cao để chống lạnh, rượu vừa qua cuống họng, bụng đã ấm nóng đến bừng cả người.
Cậu bé con chủ nhà chưa đầy 2 tuổi được bố đưa cho chén rượu, cầm lên làm một hớp đánh ực khiến đám trẻ người Kinh mắt tròn mắt dẹt.
3. Bữa tối ấm áp và ngon lành, một bữa tối mà bạn tôi sau này đã thốt lên rằng “đây là bữa tối ngon nhất thế giới”. Không có khoảng cách giữa những con người xa lạ, chúng tôi quây quần bên bếp lửa, lúc này đây đã như một gia đình lớn trong đêm cuối năm lạnh giá trên đỉnh Mã Pì Lèng.
< Bôi kem nẻ cho đám trẻ.
Do sự hạn chế trong ngôn ngữ của những người phụ nữ Mông trong gia đình, anh chủ nhà là người trực tiếp trò chuyện với nhóm khách không mời, thỉnh thoảng phiên dịch lại cho cả gia đình. Nhưng điều đó cũng không làm vơi đi những nụ cười, những ánh mắt thân thương và trìu mến hay những câu chuyện sẻ chia.
Đám trẻ tíu tít chạy qua chạy lại trong nhà, má đỏ hồng và nứt nẻ vì giá lạnh. Một người bạn đồng hành trong nhóm lục balô lấy ra hộp kem chống nẻ và các bạn tôi bắt đầu “làm đẹp” cho trẻ con và phụ nữ trong gia đình. Đó thực sự là những khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong hành trình, khi cả chủ và khách đều ấm áp tươi cười bên bếp củi hồng. Dường như mùa xuân đang ùa vào cửa, mặc kệ bóng tối, mặc kệ gió buốt, mặc kệ mùa đông…
Đêm cuối năm trên đỉnh Mã Pì Lèng…
Theo Thủy Trần (báo Tuổi Trẻ)
Du lịch, GO!
Mắm cá ruộng Chiêm Hoá
Bên cạnh những đặc sản nổi tiếng như rượu nếp cái hoa vàng, bánh gai, xôi bảy màu, vùng đất Tuyên Quang còn nổi tiếng với món mắm cá ruộng. Đây vừa là món ăn truyền thống, cũng vừa là một vị thuốc độc đáo của đồng bào dân tộc Tày từ bao đời nay.
< Mắm cá ruộng của người Tày ở Chiêm Hóa.
Để làm ra một hũ mắm cá đòi hỏi khá công phu, phải mất 3 tháng nuôi cá ở ruộng và 10 tháng ủ men làm mắm, nhưng bù lại hương thơm tuyệt hảo của nó thì vị khách khó tính nhất cũng khó có thể cưỡng lại.
Theo bí quyết mà các cụ già truyền lại thì để làm món ăn này phải chọn đúng loại cá chép nuôi ở ruộng, to chừng khoảng hai ngón tay, mổ moi ruột sạch sẽ, để ráo nước.
Khâu mổ cá phải thật khéo, không được làm vỡ mật cá, nếu không mắm sẽ có vị đắng. Tiếp đó đem cá đã làm sạch xát muối; giềng, hành thái lát mỏng trộn đều rồi đổ vào hũ, mùa hè thì ủ từ 3-5 ngày, mùa đông phải khoảng 1 tuần. Trong thời gian ủ cá thì đồ xôi nếp, rắc men lên rồi đậy kín. Cuối cùng là hái lá cơm đỏ, lá trầu không về thái chỉ, trộn đều với cá và xôi nếp đã lên men. Sau đó đem đổ vào hũ, bịt thật kín. 10 tháng sau mở hũ mắm ra là dùng được.
Món mắm ngon phải có màu đỏ tía, dậy mùi thơm nức, không có mùi tanh, hôi. Trải qua 10 tháng ủ trong hỗn hợp, cá phải chín cả thịt lẫn xương mới đạt yêu cầu.
Mắm cá ruộng có rất nhiều cách thưởng thức. Ngoài dùng để chấm các loại thịt luộc, rau luộc, rau sống, bà con còn dùng để xào với trám om đã bỏ hột, sẽ có món ăn mang hương vị vô cùng độc đáo. Đặc biệt, mắm cá ruộng còn là vị thuốc giải rượu, giải độc rất tốt. Thường sau khi ăn gần hết hũ mắm, bà con để lại một ít để phòng trong nhà có người bị say rượu, trúng gió hay bị ngộ độc nhẹ. Chỉ cần múc ngay một ít mắm cho người đó uống, sẽ giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.
Mắm cá ruộng không chỉ là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày Chiêm Hóa mà giờ đã trở thành thương hiệu được du khách trăm miền biết đến. Bởi hương vị đặc trưng của thứ đặc sản này khiến cho ai đã từng một lần thưởng thức sẽ không khỏi ngạc nhiên, thích thú để rồi ngây ngất, khó quên.
Theo báo Bắc Giang
Du lịch, GO!
< Mắm cá ruộng của người Tày ở Chiêm Hóa.
Để làm ra một hũ mắm cá đòi hỏi khá công phu, phải mất 3 tháng nuôi cá ở ruộng và 10 tháng ủ men làm mắm, nhưng bù lại hương thơm tuyệt hảo của nó thì vị khách khó tính nhất cũng khó có thể cưỡng lại.
Theo bí quyết mà các cụ già truyền lại thì để làm món ăn này phải chọn đúng loại cá chép nuôi ở ruộng, to chừng khoảng hai ngón tay, mổ moi ruột sạch sẽ, để ráo nước.
Khâu mổ cá phải thật khéo, không được làm vỡ mật cá, nếu không mắm sẽ có vị đắng. Tiếp đó đem cá đã làm sạch xát muối; giềng, hành thái lát mỏng trộn đều rồi đổ vào hũ, mùa hè thì ủ từ 3-5 ngày, mùa đông phải khoảng 1 tuần. Trong thời gian ủ cá thì đồ xôi nếp, rắc men lên rồi đậy kín. Cuối cùng là hái lá cơm đỏ, lá trầu không về thái chỉ, trộn đều với cá và xôi nếp đã lên men. Sau đó đem đổ vào hũ, bịt thật kín. 10 tháng sau mở hũ mắm ra là dùng được.
Món mắm ngon phải có màu đỏ tía, dậy mùi thơm nức, không có mùi tanh, hôi. Trải qua 10 tháng ủ trong hỗn hợp, cá phải chín cả thịt lẫn xương mới đạt yêu cầu.
Mắm cá ruộng có rất nhiều cách thưởng thức. Ngoài dùng để chấm các loại thịt luộc, rau luộc, rau sống, bà con còn dùng để xào với trám om đã bỏ hột, sẽ có món ăn mang hương vị vô cùng độc đáo. Đặc biệt, mắm cá ruộng còn là vị thuốc giải rượu, giải độc rất tốt. Thường sau khi ăn gần hết hũ mắm, bà con để lại một ít để phòng trong nhà có người bị say rượu, trúng gió hay bị ngộ độc nhẹ. Chỉ cần múc ngay một ít mắm cho người đó uống, sẽ giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.
Mắm cá ruộng không chỉ là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày Chiêm Hóa mà giờ đã trở thành thương hiệu được du khách trăm miền biết đến. Bởi hương vị đặc trưng của thứ đặc sản này khiến cho ai đã từng một lần thưởng thức sẽ không khỏi ngạc nhiên, thích thú để rồi ngây ngất, khó quên.
Theo báo Bắc Giang
Du lịch, GO!
Tết, cả nhà ngoạn cảnh Hà Tiên
(CTO) - Tận dụng những ngày Tết các thành viên trong gia đình được nghỉ ngơi, nhiều người chọn du lịch để cả nhà cùng vui chơi bên nhau. Nhưng làm sao để có một chuyến đi phù hợp với tất cả thành viên trong một gia đình “tam đại đồng đường”? Đó luôn là vấn đề khó giải quyết...
Người trẻ muốn vui chơi, người già muốn thanh nhàn. Đó là hai nhu cầu vốn khó dung hòa. Theo kinh nghiệm của nhiều người, một chuyến du xuân cho cả nhà không khó, nhất là ở khu vực miền Tây. Đơn giản, cứ chọn một điểm đến đừng quá xa, không quá ồn ào, đặc biệt nơi đó phải có chùa chiền và danh thắng. Hà Tiên (Kiên Giang) là lựa chọn đầu tiên, đáp ứng được những yêu cầu này.
< Núi Tô Châu.
Dịp Tết, có khi Hà Tiên cũng quá tải bởi lượng khách đến rất đông. Xứ thập cảnh này vẫn giữ được nét cổ kính, hiền hòa và gần gũi vốn có từ bao đời nay. Hà Tiên không quá náo nhiệt nhưng đủ để người trẻ trải nghiệm một chuyến đi thú vị. Đồng thời, với nét cổ kính của nền văn hóa 300 năm, Hà Tiên luôn tạo được cảm giác an nhàn, thanh bình cho người lớn tuổi.
Người lớn tuổi rất thích đi chùa hái lộc đầu năm. Đất Hà Tiên có thừa những điểm như thế. Ở Hà Tiên, chùa chiền mang nhiều nét cổ kính, đậm tính tâm linh và huyền bí.
< Chùa Tam Bảo.
Các ngôi chùa Tam Bảo, Phù Dung vốn gắn với hành trình hình thành và phát triển vùng đất này. Hai ngôi chùa này nằm ngay trung tâm thị xã, giữ được nét cổ kính cũng như những câu chuyện huyền bí, là nơi để người ta gieo chút duyên lành, cầu may cho năm mới.
Còn có rất nhiều ngôi chùa khác nằm trong nội thị hoặc khu vực lân cận, như: chùa Tô Châu, chùa Phật Đà... Đặc biệt, vùng này có nhiều ngôi chùa Khmer cổ kính, đậm chất tín ngưỡng Phật giáo Nam tông. Còn với người trẻ, Hà Tiên thú vị ở chỗ: nằm quay mặt ra vịnh Thái Lan, giáp với Campuchia và có nhiều đảo lớn nhỏ.
< Bãi biển Mũi Nai.
Có nhiều lựa chọn cho du khách khi đến Hà Tiên. Sau khi viếng chùa, cả nhà dừng chân lại Mũi Nai nghỉ dưỡng.
Tiết trời mát mẻ, sóng vỗ rì rào với nhiều loại hải sản, món ăn đặc trưng của vùng đất giao thoa của ba nền văn hóa Việt - Hoa - Khmer đủ để khách thưởng thức, xua tan những mệt mỏi của chuyến đi hàng trăm cây số. Trong khi người lớn tuổi nằm nghỉ trên ghế bố trước biển, người trẻ và trẻ con có thể nô đùa cùng sóng nước, tham gia các trò chơi dưới nước hay thưởng thức cảm giác mạnh với xe trượt ống chinh phục núi Tà Pang.
Muốn trải nghiệm nhiều hơn, cả nhà có thể thuê tàu du ngoạn trên biển. Mùa Tết, biển Tây cực êm. Những con sóng nhỏ tạo cảm giác chòng chành trên nước nhưng vô cùng dễ chịu. Người già và trẻ con cũng có thể tham gia chuyến hải trình này. Chỉ mất khoảng hơn một giờ, cả nhà đã đặt chân đến những hòn đảo trên vịnh, như: đảo Hải Tặc, hòn Vinh, hòn Tre, hòn Kiến Vàng... Trong số hàng chục hòn đảo trên vịnh, có nhiều đảo có thể dừng chân. Neo tàu lại, cả nhà lên đảo tham quan, tìm hiểu về đời sống dân chài hay nghe những câu chuyện cướp biển huyền thoại thật sự rất phổ biến ở vùng biển này. Hải trình khám phá vịnh biển Hà Tiên có thể kéo dài một buổi hoặc một ngày, tùy theo mỗi gia đình. Nếu may mắn, cả nhà có thể nhìn thấy đàn cá heo hồng hiếm có đùa giỡn. Chúng vô cùng thân thiện và dạn dĩ.
Buổi tối, cả nhà có thể lưu trú tại các khách sạn ở Mũi Nai hoặc trung tâm thị xã. Ở Mũi Nai, khách có cảm giác thanh bình, sống chan hòa với thiên nhiên. Khác với vẻ náo nhiệt ban ngày, Mũi Nai ban đêm yên bình đến lạ. Chỉ còn tiếng gió du dương hay tiếng sóng rì rào.
Cả nhà ngồi quây quần bên bếp lửa, nướng hải sản và trò chuyện, đúng nghĩa một cái Tết sum vầy và ấm cúng. Tại trung tâm thị xã, ban đêm có vẻ nhộn nhịp hơn. Chợ đêm và phố ẩm thực dọc theo con đường bờ sông kéo người ta ra khỏi phòng khách sạn để dạo phố và thưởng thức không gian phố biển về đêm. Đêm Hà Tiên không kéo dài quá khuya – 11 giờ là lúc nhiều hàng quán đóng cửa.
< Trong động Bồng Lai.
Những ngày còn lại của chuyến du xuân, cả gia đình có thể khám phá những danh thắng còn lại trong Hà Tiên thập cảnh, như: núi Đá Dựng, Thạch Động, lên Pháo Đài ngắm toàn cảnh thị xã hay trở lên biên giới để tham quan cột mốc ranh giới giữa hai nước Việt Nam - Campuchia. Cách Hà Tiên tầm 20-40 cây số là những điểm du lịch nổi tiếng, như: Hòn Heo, khu vực núi đá vôi Kiên Lương với hệ thống núi và hang động hấp dẫn, khu vực Hòn Chông và Hòn Phụ Tử, chùa Hang...
Với các hang động, người lớn tuổi đến chiêm bái còn người trẻ thì khám phá và chinh phục.
Trên đường từ Cần Thơ và một số tỉnh miền Tây đến Hà Tiên, cả nhà có thể dừng chân lại Châu Đốc-An Giang. Đây là vùng du lịch tâm linh nổi tiếng trong vùng và cũng có không ít các danh thắng để tham quan, khám phá. Tùy theo quỹ thời gian và sở thích mà cả gia đình có thể thiết kế chương trình phù hợp để cả nhà có chuyến du xuân vui vẻ, tiết kiệm.
Theo Ngọc Thắm (báo Cần Thơ)
Du lịch, GO!
Người trẻ muốn vui chơi, người già muốn thanh nhàn. Đó là hai nhu cầu vốn khó dung hòa. Theo kinh nghiệm của nhiều người, một chuyến du xuân cho cả nhà không khó, nhất là ở khu vực miền Tây. Đơn giản, cứ chọn một điểm đến đừng quá xa, không quá ồn ào, đặc biệt nơi đó phải có chùa chiền và danh thắng. Hà Tiên (Kiên Giang) là lựa chọn đầu tiên, đáp ứng được những yêu cầu này.
< Núi Tô Châu.
Dịp Tết, có khi Hà Tiên cũng quá tải bởi lượng khách đến rất đông. Xứ thập cảnh này vẫn giữ được nét cổ kính, hiền hòa và gần gũi vốn có từ bao đời nay. Hà Tiên không quá náo nhiệt nhưng đủ để người trẻ trải nghiệm một chuyến đi thú vị. Đồng thời, với nét cổ kính của nền văn hóa 300 năm, Hà Tiên luôn tạo được cảm giác an nhàn, thanh bình cho người lớn tuổi.
Người lớn tuổi rất thích đi chùa hái lộc đầu năm. Đất Hà Tiên có thừa những điểm như thế. Ở Hà Tiên, chùa chiền mang nhiều nét cổ kính, đậm tính tâm linh và huyền bí.
< Chùa Tam Bảo.
Các ngôi chùa Tam Bảo, Phù Dung vốn gắn với hành trình hình thành và phát triển vùng đất này. Hai ngôi chùa này nằm ngay trung tâm thị xã, giữ được nét cổ kính cũng như những câu chuyện huyền bí, là nơi để người ta gieo chút duyên lành, cầu may cho năm mới.
Còn có rất nhiều ngôi chùa khác nằm trong nội thị hoặc khu vực lân cận, như: chùa Tô Châu, chùa Phật Đà... Đặc biệt, vùng này có nhiều ngôi chùa Khmer cổ kính, đậm chất tín ngưỡng Phật giáo Nam tông. Còn với người trẻ, Hà Tiên thú vị ở chỗ: nằm quay mặt ra vịnh Thái Lan, giáp với Campuchia và có nhiều đảo lớn nhỏ.
< Bãi biển Mũi Nai.
Có nhiều lựa chọn cho du khách khi đến Hà Tiên. Sau khi viếng chùa, cả nhà dừng chân lại Mũi Nai nghỉ dưỡng.
Tiết trời mát mẻ, sóng vỗ rì rào với nhiều loại hải sản, món ăn đặc trưng của vùng đất giao thoa của ba nền văn hóa Việt - Hoa - Khmer đủ để khách thưởng thức, xua tan những mệt mỏi của chuyến đi hàng trăm cây số. Trong khi người lớn tuổi nằm nghỉ trên ghế bố trước biển, người trẻ và trẻ con có thể nô đùa cùng sóng nước, tham gia các trò chơi dưới nước hay thưởng thức cảm giác mạnh với xe trượt ống chinh phục núi Tà Pang.
Muốn trải nghiệm nhiều hơn, cả nhà có thể thuê tàu du ngoạn trên biển. Mùa Tết, biển Tây cực êm. Những con sóng nhỏ tạo cảm giác chòng chành trên nước nhưng vô cùng dễ chịu. Người già và trẻ con cũng có thể tham gia chuyến hải trình này. Chỉ mất khoảng hơn một giờ, cả nhà đã đặt chân đến những hòn đảo trên vịnh, như: đảo Hải Tặc, hòn Vinh, hòn Tre, hòn Kiến Vàng... Trong số hàng chục hòn đảo trên vịnh, có nhiều đảo có thể dừng chân. Neo tàu lại, cả nhà lên đảo tham quan, tìm hiểu về đời sống dân chài hay nghe những câu chuyện cướp biển huyền thoại thật sự rất phổ biến ở vùng biển này. Hải trình khám phá vịnh biển Hà Tiên có thể kéo dài một buổi hoặc một ngày, tùy theo mỗi gia đình. Nếu may mắn, cả nhà có thể nhìn thấy đàn cá heo hồng hiếm có đùa giỡn. Chúng vô cùng thân thiện và dạn dĩ.
Buổi tối, cả nhà có thể lưu trú tại các khách sạn ở Mũi Nai hoặc trung tâm thị xã. Ở Mũi Nai, khách có cảm giác thanh bình, sống chan hòa với thiên nhiên. Khác với vẻ náo nhiệt ban ngày, Mũi Nai ban đêm yên bình đến lạ. Chỉ còn tiếng gió du dương hay tiếng sóng rì rào.
Cả nhà ngồi quây quần bên bếp lửa, nướng hải sản và trò chuyện, đúng nghĩa một cái Tết sum vầy và ấm cúng. Tại trung tâm thị xã, ban đêm có vẻ nhộn nhịp hơn. Chợ đêm và phố ẩm thực dọc theo con đường bờ sông kéo người ta ra khỏi phòng khách sạn để dạo phố và thưởng thức không gian phố biển về đêm. Đêm Hà Tiên không kéo dài quá khuya – 11 giờ là lúc nhiều hàng quán đóng cửa.
< Trong động Bồng Lai.
Những ngày còn lại của chuyến du xuân, cả gia đình có thể khám phá những danh thắng còn lại trong Hà Tiên thập cảnh, như: núi Đá Dựng, Thạch Động, lên Pháo Đài ngắm toàn cảnh thị xã hay trở lên biên giới để tham quan cột mốc ranh giới giữa hai nước Việt Nam - Campuchia. Cách Hà Tiên tầm 20-40 cây số là những điểm du lịch nổi tiếng, như: Hòn Heo, khu vực núi đá vôi Kiên Lương với hệ thống núi và hang động hấp dẫn, khu vực Hòn Chông và Hòn Phụ Tử, chùa Hang...
Với các hang động, người lớn tuổi đến chiêm bái còn người trẻ thì khám phá và chinh phục.
Trên đường từ Cần Thơ và một số tỉnh miền Tây đến Hà Tiên, cả nhà có thể dừng chân lại Châu Đốc-An Giang. Đây là vùng du lịch tâm linh nổi tiếng trong vùng và cũng có không ít các danh thắng để tham quan, khám phá. Tùy theo quỹ thời gian và sở thích mà cả gia đình có thể thiết kế chương trình phù hợp để cả nhà có chuyến du xuân vui vẻ, tiết kiệm.
Theo Ngọc Thắm (báo Cần Thơ)
Du lịch, GO!
Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013
Đầu năm đi Cửu thác Tú Sơn
Chỉ cách Hà Nội dưới 70km, Cửu thác Tú Sơn với 9 tầng thác hùng vĩ và tuyệt đẹp như một tiên nữ Mường lộng lẫy giáng trần đủ làm mê hoặc bất kỳ ai khi đến đây.
Cửu thác thượng ngàn mơ không thấy,
Long cung giếng Ngọc mấy ai hay.
Đến rồi lòng ngẩn ngơ say,
Bồng lai tiên cảnh đây rồi, Tú Sơn.
Kim Bôi được biết đến không chỉ bởi có suối nước nóng mà còn nổi tiếng bởi sự kỳ vĩ của thiên nhiên với những thác, ghềnh giữa núi rừng. Và Cửu thác Tú Sơn tại đây được ví von như danh thắng đệ nhất xứ Mường cũng không ngoa nếu ai đã từng được ghé qua những thác nước đẹp này.
Cửu thác Tú Sơn nằm trên địa phận xóm Củ, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi - tỉnh Hoà Bình, cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km về hướng Tây Nam. Thác nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Kim Bôi và đúng như tên gọi 'cửu thác': 9 dòng thác với 9 vẻ đẹp khác nhau cùng với sự phong phú, đa dạng địa hình, địa vật tạo nên một địa điểm vui chơi thú vị để bạn khám phá và có những giây phút nghỉ ngơi thực sự.
Nếu khởi hành từ Hồ Gươm, ta có thể đi theo đường quốc lộ 6 hướng Hà Nội - Hà Đông, qua Xuân Mai đến Bãi Lạng (Lương Sơn) - Bãi Chạo (Kim Bôi) theo đường 12B đi dốc Cung. Bảng chỉ dẫn khu danh thắng ở nơi này cho biết chỉ đi 2 km nữa là tới nhưng quãng đường có vẻ xa hơn khi phía trước là dốc Cun dài ngoằng và gấp khúc, bề mặt trải nhựa sâu hun hút.
< Đường lên Cửu thác Tú Sơn.
Ven hai bên đường Dốc Cun có những khoảnh nương ngô, ruộng lúa xanh mướt mắt cùng lưa thưa nhà dân, thấp thoáng phía chân núi có những đám mây trắng lững lờ. Ta có thể cảm nhận được sự mộc mạc, hoang sơ của cả cảnh vật và trong cả nếp sống của đồng bào dân tộc nơi đây. Người dân sống quanh khu cửu thác chủ yếu là người Mường, họ vẫn giữ nguyên lối sinh hoạt cũ, đậm chất của người dân tộc.
< Con đường mòn quanh co ở cửu thác Tú Sơn rất thích hợp với các chuyến trekking cuối tuần.
Mọi thứ thật thanh bình đưa ta đến gần với thiên nhiên hơn, tiếng suối rì rào hòa lẫn tiếng chim ríu rít như thúc giục người lữ khách đến với nơi Cửu thác.
Mường Rếch, còn gọi là làng văn hóa Quê Kho, nằm ngay dọc đường dốc Cun đơn sơ với những ngôi nhà sàn gỗ thấp lè tè. Nhà nào cũng ăm ắp những bắp vàng phơi trước sân. Đang là ban trưa nên cả làng im ắng tiếng người, chỉ có dòng suối Vaitu chảy róc rách từng hồi.
Ấn tượng đầu tiên đến đây là âm thanh rì rầm như lời chào mừng ngọt ngào của dòng thác Hồ Âu Cơ. Dòng nước trắng xóa cuộn đổ xuống hòa quyện với nước hồ Lạc Long Quân, bên cạnh là tảng đá tròn như quả trứng khổng lồ trong sự tích 'trăm trứng nở trăm con', tất cả tạo nên khung cảnh thơ mộng như câu chuyện tình muôn thuở.
Những bậc đá và con đường mòn len giữa hàng hoa dại, cỏ xanh dẫn bước du khách lên các tầng thác tiếp theo của con suối. Có dòng thác hiền hòa, uốn lượn giữa các thảm cỏ và phiến đá trắng như thác Quan Lang, thác nàng Út Lót, hồ chàng Liêu... cho bạn cảm giác thanh bình, lại có những dòng thác hùng vĩ, tung bọt trắng xóa đầy sức sống như thác Trượng Phu, thác Bạc…
Cửu thác Tú Sơn bao gồm:
1. Thác Tiên Tắm luôn xanh mát và rì rào tiếng nước chảy.
2. Thác hồ Âu Cơ nằm ở thượng ngàn cửu thác Tú Sơn, nơi đây còn lưu dấu tích một quả trứng Âu Cơ khổng lồ hóa đá.
3. Thác Quan Lang trải đều như chiều dài cái chiếu đổ nghiêng.
4. Thác Hồ Út Lót gắn liền với câu chuyện tình yêu trắc trở của nàng Út Lót vừa thông minh, vừa xinh đẹp với chàng Hồ Liêu không lấy được nhau hóa thành đôi bướm trắng rập rờn đùa vui bên dòng suối.
5. Thác Bạc là thác nước cao, có lẽ dáng hìn đẹp nhất trong cửu thác.
6. Thác Động Long Cung chính là một dòng suối cổ xưa được chảy từ đầm hồ ba nhánh. Do trên cao đất đá tuôn xuống đã lấp tắc phía trên làm nước đổi dòng, suối này giờ đây trở thành hang động huyền ảo.
7. Thác Vườn Thượng Uyển là nơi có không gian mát mẻ với khí hậu lạnh hanh hanh như Đà Lạt.
8. Thác Thiên Ngọc Thạch - từ chân thác này khi nhìn lên trời cao sẽ thấy một hòn đá khổng lồ, tròn vo màu xanh ngọc do cây và rêu phủ xung quanh.
9. Thác hồ Trượng Phu cao có thể đến hàng trăm mét, tựa như một dòng nước từ trên trời nối xuống hồ Tiên Sa.
Khách ưa bơi lội sẽ rất vui sướng khi được đắm mình trong dòng nước mát lạnh của những hồ nhỏ được thiên tạo ngay dưới chân mỗi thác. Trải dọc bờ suối luôn có những căn chòi lá nhỏ xinh và sạch sẽ để du khách nghỉ chân. Dùng bữa trưa kiểu picnic giữa thiên nhiên núi rừng sẽ là trải nghiệm thú vị mà kẻ lãng du sẽ không dễ dàng từ chối.
Còn nếu bạn là người có sức khỏe tốt và thích khám phá thiên nhiên, hãy đưa chân chinh phục toàn bộ 9 ngọn thác. Tiếng chim hót cùng cảnh đẹp của hoa lá cỏ cây sẽ giúp bạn nhanh chóng quên đi mệt mỏi và vượt qua quãng đường dài không mấy khó khăn.
Đi qua cây treo cầu rung rinh trước gió và gần 200 bậc thang đá sẽ đặt chân đến ngọn thác cuối cùng nằm tại độ cao 1.300m, cũng là nơi không khác gì “vườn thượng uyển”. Chỉ cần đến đây bạn vẫn có thể được tận hưởng không khí trong mát như Đà Lạt, Sa Pa và chiêm ngưỡng những loài cây, hoa lạ mắt... với tứ phía là những cánh rừng già nguyên sinh, xanh thẳm mờ sương.
Bên cạnh những cảnh vật thiên nhiên, khu vực cửu thác Tú Sơn còn có cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi để phục vụ nhu cầu ăn nghỉ của du khách như khu nhà sàn, biệt thự, khu vui chơi cho trẻ em, bể bơi, khu tắm nước nóng, nhà hàng sang trọng với nhiều món đặc sản xứ Mường, được chế biến từ sản vật tươi ngon của địa phương.
Khách sẽ được khám phá, hòa mình vào cuộc sống của người dân tộc Mường, được tận mắt nhìn thấy khung cảnh sinh hoạt, sản xuất của họ, được tận mắt ngắm những con nước, ngắm ruộng bậc thang, những cô gái Mường e ấp trong bộ váy áo...
Cửu thác Tú Sơn thu hút khách du lịch không chỉ bởi thiên nhiên hùng vĩ, thêm vào đó là những nét đặc trưng về văn hóa, những đặc sản của núi rừng với món ăn, thức uống của người dân tộc. Có cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui. Du khách sẽ được cùng ăn, cùng sống, đốt lửa, cùng thử sức với những công việc lao động của người Mường quanh khu du lịch...
Các món ăn như cơm lam, rượu cần, thịt lợn mường, măng đắng, thịt gà nấu măng chua, thịt nướng... sẽ khiến khách đã một lần đặt chân tới miền này ắt hẳn sẽ muốn quay trở lại lần sau.
Du lịch, GO! - ảnh Khoitran, và nhiều nguồn khác.
Chinh phục cửu thác Tú Sơn
Cửu thác thượng ngàn mơ không thấy,
Long cung giếng Ngọc mấy ai hay.
Đến rồi lòng ngẩn ngơ say,
Bồng lai tiên cảnh đây rồi, Tú Sơn.
Kim Bôi được biết đến không chỉ bởi có suối nước nóng mà còn nổi tiếng bởi sự kỳ vĩ của thiên nhiên với những thác, ghềnh giữa núi rừng. Và Cửu thác Tú Sơn tại đây được ví von như danh thắng đệ nhất xứ Mường cũng không ngoa nếu ai đã từng được ghé qua những thác nước đẹp này.
Cửu thác Tú Sơn nằm trên địa phận xóm Củ, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi - tỉnh Hoà Bình, cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km về hướng Tây Nam. Thác nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Kim Bôi và đúng như tên gọi 'cửu thác': 9 dòng thác với 9 vẻ đẹp khác nhau cùng với sự phong phú, đa dạng địa hình, địa vật tạo nên một địa điểm vui chơi thú vị để bạn khám phá và có những giây phút nghỉ ngơi thực sự.
Nếu khởi hành từ Hồ Gươm, ta có thể đi theo đường quốc lộ 6 hướng Hà Nội - Hà Đông, qua Xuân Mai đến Bãi Lạng (Lương Sơn) - Bãi Chạo (Kim Bôi) theo đường 12B đi dốc Cung. Bảng chỉ dẫn khu danh thắng ở nơi này cho biết chỉ đi 2 km nữa là tới nhưng quãng đường có vẻ xa hơn khi phía trước là dốc Cun dài ngoằng và gấp khúc, bề mặt trải nhựa sâu hun hút.
< Đường lên Cửu thác Tú Sơn.
Ven hai bên đường Dốc Cun có những khoảnh nương ngô, ruộng lúa xanh mướt mắt cùng lưa thưa nhà dân, thấp thoáng phía chân núi có những đám mây trắng lững lờ. Ta có thể cảm nhận được sự mộc mạc, hoang sơ của cả cảnh vật và trong cả nếp sống của đồng bào dân tộc nơi đây. Người dân sống quanh khu cửu thác chủ yếu là người Mường, họ vẫn giữ nguyên lối sinh hoạt cũ, đậm chất của người dân tộc.
< Con đường mòn quanh co ở cửu thác Tú Sơn rất thích hợp với các chuyến trekking cuối tuần.
Mọi thứ thật thanh bình đưa ta đến gần với thiên nhiên hơn, tiếng suối rì rào hòa lẫn tiếng chim ríu rít như thúc giục người lữ khách đến với nơi Cửu thác.
Mường Rếch, còn gọi là làng văn hóa Quê Kho, nằm ngay dọc đường dốc Cun đơn sơ với những ngôi nhà sàn gỗ thấp lè tè. Nhà nào cũng ăm ắp những bắp vàng phơi trước sân. Đang là ban trưa nên cả làng im ắng tiếng người, chỉ có dòng suối Vaitu chảy róc rách từng hồi.
Ấn tượng đầu tiên đến đây là âm thanh rì rầm như lời chào mừng ngọt ngào của dòng thác Hồ Âu Cơ. Dòng nước trắng xóa cuộn đổ xuống hòa quyện với nước hồ Lạc Long Quân, bên cạnh là tảng đá tròn như quả trứng khổng lồ trong sự tích 'trăm trứng nở trăm con', tất cả tạo nên khung cảnh thơ mộng như câu chuyện tình muôn thuở.
Những bậc đá và con đường mòn len giữa hàng hoa dại, cỏ xanh dẫn bước du khách lên các tầng thác tiếp theo của con suối. Có dòng thác hiền hòa, uốn lượn giữa các thảm cỏ và phiến đá trắng như thác Quan Lang, thác nàng Út Lót, hồ chàng Liêu... cho bạn cảm giác thanh bình, lại có những dòng thác hùng vĩ, tung bọt trắng xóa đầy sức sống như thác Trượng Phu, thác Bạc…
Cửu thác Tú Sơn bao gồm:
1. Thác Tiên Tắm luôn xanh mát và rì rào tiếng nước chảy.
2. Thác hồ Âu Cơ nằm ở thượng ngàn cửu thác Tú Sơn, nơi đây còn lưu dấu tích một quả trứng Âu Cơ khổng lồ hóa đá.
3. Thác Quan Lang trải đều như chiều dài cái chiếu đổ nghiêng.
4. Thác Hồ Út Lót gắn liền với câu chuyện tình yêu trắc trở của nàng Út Lót vừa thông minh, vừa xinh đẹp với chàng Hồ Liêu không lấy được nhau hóa thành đôi bướm trắng rập rờn đùa vui bên dòng suối.
5. Thác Bạc là thác nước cao, có lẽ dáng hìn đẹp nhất trong cửu thác.
6. Thác Động Long Cung chính là một dòng suối cổ xưa được chảy từ đầm hồ ba nhánh. Do trên cao đất đá tuôn xuống đã lấp tắc phía trên làm nước đổi dòng, suối này giờ đây trở thành hang động huyền ảo.
7. Thác Vườn Thượng Uyển là nơi có không gian mát mẻ với khí hậu lạnh hanh hanh như Đà Lạt.
8. Thác Thiên Ngọc Thạch - từ chân thác này khi nhìn lên trời cao sẽ thấy một hòn đá khổng lồ, tròn vo màu xanh ngọc do cây và rêu phủ xung quanh.
9. Thác hồ Trượng Phu cao có thể đến hàng trăm mét, tựa như một dòng nước từ trên trời nối xuống hồ Tiên Sa.
Khách ưa bơi lội sẽ rất vui sướng khi được đắm mình trong dòng nước mát lạnh của những hồ nhỏ được thiên tạo ngay dưới chân mỗi thác. Trải dọc bờ suối luôn có những căn chòi lá nhỏ xinh và sạch sẽ để du khách nghỉ chân. Dùng bữa trưa kiểu picnic giữa thiên nhiên núi rừng sẽ là trải nghiệm thú vị mà kẻ lãng du sẽ không dễ dàng từ chối.
Còn nếu bạn là người có sức khỏe tốt và thích khám phá thiên nhiên, hãy đưa chân chinh phục toàn bộ 9 ngọn thác. Tiếng chim hót cùng cảnh đẹp của hoa lá cỏ cây sẽ giúp bạn nhanh chóng quên đi mệt mỏi và vượt qua quãng đường dài không mấy khó khăn.
Đi qua cây treo cầu rung rinh trước gió và gần 200 bậc thang đá sẽ đặt chân đến ngọn thác cuối cùng nằm tại độ cao 1.300m, cũng là nơi không khác gì “vườn thượng uyển”. Chỉ cần đến đây bạn vẫn có thể được tận hưởng không khí trong mát như Đà Lạt, Sa Pa và chiêm ngưỡng những loài cây, hoa lạ mắt... với tứ phía là những cánh rừng già nguyên sinh, xanh thẳm mờ sương.
Bên cạnh những cảnh vật thiên nhiên, khu vực cửu thác Tú Sơn còn có cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi để phục vụ nhu cầu ăn nghỉ của du khách như khu nhà sàn, biệt thự, khu vui chơi cho trẻ em, bể bơi, khu tắm nước nóng, nhà hàng sang trọng với nhiều món đặc sản xứ Mường, được chế biến từ sản vật tươi ngon của địa phương.
Khách sẽ được khám phá, hòa mình vào cuộc sống của người dân tộc Mường, được tận mắt nhìn thấy khung cảnh sinh hoạt, sản xuất của họ, được tận mắt ngắm những con nước, ngắm ruộng bậc thang, những cô gái Mường e ấp trong bộ váy áo...
Cửu thác Tú Sơn thu hút khách du lịch không chỉ bởi thiên nhiên hùng vĩ, thêm vào đó là những nét đặc trưng về văn hóa, những đặc sản của núi rừng với món ăn, thức uống của người dân tộc. Có cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui. Du khách sẽ được cùng ăn, cùng sống, đốt lửa, cùng thử sức với những công việc lao động của người Mường quanh khu du lịch...
Các món ăn như cơm lam, rượu cần, thịt lợn mường, măng đắng, thịt gà nấu măng chua, thịt nướng... sẽ khiến khách đã một lần đặt chân tới miền này ắt hẳn sẽ muốn quay trở lại lần sau.
Du lịch, GO! - ảnh Khoitran, và nhiều nguồn khác.
Chinh phục cửu thác Tú Sơn
Nhãn:
Địa danh,
hướng dẫn du lịch,
Suối - thác
'Tắm rượu' ở Hang Căn
(TPO) - Thuật ngữ phượt đã trở nên quen thuộc. Gần đây có một kiểu du lịch mới, cũng tiết kiệm hết mức nhưng còn thêm mục đích mang hàng từ thiện cho người dân vùng cao. Phóng viên đã có dịp tham gia một chuyến như vậy tới Sơn La và suýt bị bỏ rơi…
< Dỡ cổng trường để xe công nông vào sân.
Khi dừng lại ở chợ Kim Chung ăn sáng, chúng tôi đã được nhắc nhở cần điện thoại thì gọi đi, từ chỗ này trở đi mà không hòa mạng Lào là điện thoại thành cục gạch. Dĩ nhiên lúc đó tôi chưa có nhu cầu gọi điện mà còn tập trung vào món bún thịt quay lạ miệng. Thịt quay bao gồm các bộ phận nội tạng của con lợn. Một bát giá 25.000 đồng.
Ăn uống xong xuôi, chúng tôi phải từ biệt chiếc buýt 29 chỗ chuyển sang Uaz và một chiếc xe tải nhỏ để đáp ứng yêu cầu của cung đường phía trước.
Bị bỏ quên
Một chiếc barie trắng đỏ chắn ngang đường. Đã vào địa phận biên giới. Mấy người đi xe máy chạy vào trình báo. Lát sau, anh bộ đội biên phòng ra mở khóa thanh chắn. Xe tải đi trước, rồi đỗ lại ngay trước cửa trạm biên phòng. Chiếc Uaz tiến sát lại xe tải, sát nữa. Tưởng anh lái người địa phương định dọa mấy cô Hà Nội đứng trên thùng xe, nào ngờ "hôn" thùng xe tải cái rầm. Các nụ cười còn chưa kịp tắt... Không ai bị sao, chỉ hai đèn trước vỡ nát. Nguyên nhân tai nạn, tôi hiểu là mất phanh.
Thoạt nhìn vào nội thất chiếc Uaz, tôi đã ngạc nhiên vì nó cũ nát và sơ sài y như một xác xe vứt đi. Ấy thế mà nó vẫn chạy được, bằng dầu chứ không phải xăng. Tôi bỏ Uaz chuyển qua ngồi sau xe máy. Mới biết thế nào là xóc. Vừa qua mấy ngày mưa ngập, đường đất cứ gọi là đa sống trâu, một số chỗ thành sống khủng long...
Đến một chỗ những người ngồi sau phải xuống đi bộ. Đường chính có một đoạn bị lầy, mấy người đi trước quay lại báo thế. Mọi người bắt đầu lo cho hai xe, nhất là chiếc tuk-tuk. Không biết chúng có thể qua được chỗ lầy. Nếu không thì sao có thể chuyển hàng của chúng tôi vào bản. Lúc đó tôi mới vỡ lẽ xe tải chỉ là xe công nông (ở đây gọi là tuk-tuk) được khoác cái vỏ sắt y chang ô tô. Mọi người xuống xe hồi hộp chờ hai anh lái trổ tài. Rốt cuộc cả hai xe qua ngon ơ! Móc điện thoại ra gọi. Vâng, tất nhiên là không thể liên lạc được bằng sim Việt nữa rồi. Chỉ còn cách tiến lên phía trước bằng đôi chân của mình.
Đến ngã ba, có mấy người đang làm ruộng ngô. Hỏi hai người liền cho chắc ăn. Ai cũng nói hai cái xe vừa qua đây. Đang nghĩ cách thì một xe máy qua. Đằng sau không có ai, bèn nhờ. Anh người Mông tươi tỉnh đồng ý ngay. Anh đang trên đường tiếp tế cho con học trường cấp 2. Vì đi lại khó khăn nên phải 2-3 tuần cháu mới về nhà một lần. Anh hỏi có người Mông nào làm việc ở Hà Nội không. Tôi bảo, chắc có đấy nhưng chưa gặp. Dọc đường, tôi lại có dịp vẫy chào mấy bạn trên thùng xe “tải”. Đến điểm trường tiểu học Hang Căn rồi, vẫn không ai biết tôi vừa bị lạc. Cảm ơn và chào người bố mẫu mực, chưa kịp hỏi tên anh.
Người Kinh đầu tiên…
Hang Căn hôm nay vui như hội. Các cháu bé xếp hàng vẫy những lá cờ nhỏ xinh chào khách. Công nông không qua được cổng. Mấy thanh niên nhanh chóng bứng trụ cổng cho xe qua. Khách Hà Nội chia ra, người thì soạn đô (lắp đèn ông sao) với sự giúp đỡ của dân bản, người thì ra ngồi làm đại biểu xem các tiết mục văn nghệ của các cháu học sinh. Nhạc sôi động nổi lên, ca sĩ hát tiếng Mông hẳn hoi. Các vũ công váy bồng sặc sỡ, mặt mũi nghiêm trọng, ngoáy mông thật lực theo nhạc gì rất bốc. Khán giả, váy cũng tươi, cũng lắc hông không kém.
Đang say sưa xem thì chị hiệu phó kêu đau xương sườn. Theo chị điều này báo hiệu một cơn mưa. Vài hạt lác đác rơi xuống thật. Vậy là phải rút gọn phần văn nghệ để trao quà. Mỗi em nhỏ được tặng một đèn ông sao, một đôi dép tổ ong, một túi vở và đồ dùng học tập. Nhận xong, chúng về đứng thành một đám, tay ôm dép, tay giơ đèn ông sao rung rung. Cả bản có 50 hộ, mỗi hộ được một cái chăn, túi gạo 10 cân và cặp bánh Trung thu. Có mấy chị đi nhận quà vẫn địu con. Một anh mù, được hàng xóm đỡ cho cái chăn.
Nói chung cảm giác trao quà thích không kém người nhận quà, có khi còn hơn, dù là quà chẳng phải của mình. Quà của riêng chúng tôi là một thùng sách thì không mang ra trao mà cất ngay vào phòng. Chị hiệu phó cho hay sẽ luân chuyển số sách này qua 5 điểm trường. Những vùng mặc dù sâu, xa như thế này chưa đến nỗi đói ăn, nhưng đói sách là chắc chắn.
Trao quà xong xuôi, việc gì đến phải đến. Khách Hà Nội được đưa vào các phòng tiệc (vốn là phòng học). Chủ khách ngồi xếp bằng bên những mâm lá chuối, ăn lợn mán đủ món. Măng luộc, măng chua rất ngon. Dưa chuột nói làm gì, ở đây ăn dưa mèo. Mỗi quả to tròn chừng nắm tay. Gạo nương hồng hào, tròn trịa, nở to hơn gạo nước. Bữa cơm rất ngon nhưng mọi người đến đây dĩ nhiên không phải để ăn. Cả nhóm nhìn tôi bằng con mắt ái ngại khi mấy anh người Mông kéo tôi sang ngồi cùng mâm. Đầu tiên cả lũ định ngồi túm tụm với nhau để đỡ phải uống rượu.
Trong mâm có một chị dân bản và một cô giáo nữa. Chị tấn công tôi đầu tiên. Chị nói lời cảm ơn và nhiều lời tốt đẹp khác, tôi không nhớ rõ, vì còn đang nghĩ tới việc mà chị muốn tôi làm sau đó. Chị rời chỗ, đến ngồi sát bên tôi. Chị cầm cái chén, kề vào môi tôi, dốc thật lực. Môi tôi vẫn quyết mím. Thế là rượu tràn đổ hết lên một bên mặt, tóc, áo…
Coi như tôi đã cạn chén. Chị kết luận: Lần đầu tiên gặp một người Kinh như tôi. Sau đó lần lượt các thành phần như công an, tự vệ, thầy giáo, trưởng bản, trưởng hội phụ nữ… đến chào hỏi và chúc rượu. Chào thì chào lại chứ uống rượu, tôi chịu. Anh hiệu phó ngồi cùng mâm nói thêm rằng tôi không thể uống được rượu, vậy là mọi người cũng thông cảm, chạm chén rồi bắt tay nhau thật chặt. Tóm lại là chẳng có thời gian nói chuyện với người cùng mâm nữa vì cứ liên tục phải tiếp rượu như thế...
Chúng tôi là đoàn đầu tiên mang quà vào đến Hang Căn. Những món quà có ý nghĩa trước hết với chính người trao. Cảm giác mình làm được việc gì đó, dù chẳng thấm gì so với sự vất vả của người dân nơi đây. Thấy cần phải cảm ơn thật nhiều những người đã vui vẻ nhận quà. Nhớ mãi những nụ cười Hang Căn. Nhớ cả lần đầu "tắm rượu". Về đến nhà rồi, mùi rượu vẫn còn thơm trên tóc.
Xe bon trên đường quốc lộ rồi, trời mới nỡ mưa nặng hạt. Hang Căn nghe nói cũng mưa. Bản lại bị cô lập, những con đường trở thành những vực nước. Các thầy cô giáo phải ngủ lại trường. Mặc dù tay lái người địa phương rất lụa nhưng tôi biết có thầy giáo đã 2 lần gẫy tay trên đường từ Hang Căn về Yên Sơn - nơi anh ở. Nhưng anh vẫn quyết bám điểm trường.
Theo Nguyễn Mạnh Hà (báo Tiền Phong)
Du lịch, GO!
< Dỡ cổng trường để xe công nông vào sân.
Khi dừng lại ở chợ Kim Chung ăn sáng, chúng tôi đã được nhắc nhở cần điện thoại thì gọi đi, từ chỗ này trở đi mà không hòa mạng Lào là điện thoại thành cục gạch. Dĩ nhiên lúc đó tôi chưa có nhu cầu gọi điện mà còn tập trung vào món bún thịt quay lạ miệng. Thịt quay bao gồm các bộ phận nội tạng của con lợn. Một bát giá 25.000 đồng.
Ăn uống xong xuôi, chúng tôi phải từ biệt chiếc buýt 29 chỗ chuyển sang Uaz và một chiếc xe tải nhỏ để đáp ứng yêu cầu của cung đường phía trước.
Bị bỏ quên
Một chiếc barie trắng đỏ chắn ngang đường. Đã vào địa phận biên giới. Mấy người đi xe máy chạy vào trình báo. Lát sau, anh bộ đội biên phòng ra mở khóa thanh chắn. Xe tải đi trước, rồi đỗ lại ngay trước cửa trạm biên phòng. Chiếc Uaz tiến sát lại xe tải, sát nữa. Tưởng anh lái người địa phương định dọa mấy cô Hà Nội đứng trên thùng xe, nào ngờ "hôn" thùng xe tải cái rầm. Các nụ cười còn chưa kịp tắt... Không ai bị sao, chỉ hai đèn trước vỡ nát. Nguyên nhân tai nạn, tôi hiểu là mất phanh.
Thoạt nhìn vào nội thất chiếc Uaz, tôi đã ngạc nhiên vì nó cũ nát và sơ sài y như một xác xe vứt đi. Ấy thế mà nó vẫn chạy được, bằng dầu chứ không phải xăng. Tôi bỏ Uaz chuyển qua ngồi sau xe máy. Mới biết thế nào là xóc. Vừa qua mấy ngày mưa ngập, đường đất cứ gọi là đa sống trâu, một số chỗ thành sống khủng long...
Đến một chỗ những người ngồi sau phải xuống đi bộ. Đường chính có một đoạn bị lầy, mấy người đi trước quay lại báo thế. Mọi người bắt đầu lo cho hai xe, nhất là chiếc tuk-tuk. Không biết chúng có thể qua được chỗ lầy. Nếu không thì sao có thể chuyển hàng của chúng tôi vào bản. Lúc đó tôi mới vỡ lẽ xe tải chỉ là xe công nông (ở đây gọi là tuk-tuk) được khoác cái vỏ sắt y chang ô tô. Mọi người xuống xe hồi hộp chờ hai anh lái trổ tài. Rốt cuộc cả hai xe qua ngon ơ! Móc điện thoại ra gọi. Vâng, tất nhiên là không thể liên lạc được bằng sim Việt nữa rồi. Chỉ còn cách tiến lên phía trước bằng đôi chân của mình.
Đến ngã ba, có mấy người đang làm ruộng ngô. Hỏi hai người liền cho chắc ăn. Ai cũng nói hai cái xe vừa qua đây. Đang nghĩ cách thì một xe máy qua. Đằng sau không có ai, bèn nhờ. Anh người Mông tươi tỉnh đồng ý ngay. Anh đang trên đường tiếp tế cho con học trường cấp 2. Vì đi lại khó khăn nên phải 2-3 tuần cháu mới về nhà một lần. Anh hỏi có người Mông nào làm việc ở Hà Nội không. Tôi bảo, chắc có đấy nhưng chưa gặp. Dọc đường, tôi lại có dịp vẫy chào mấy bạn trên thùng xe “tải”. Đến điểm trường tiểu học Hang Căn rồi, vẫn không ai biết tôi vừa bị lạc. Cảm ơn và chào người bố mẫu mực, chưa kịp hỏi tên anh.
Người Kinh đầu tiên…
Hang Căn hôm nay vui như hội. Các cháu bé xếp hàng vẫy những lá cờ nhỏ xinh chào khách. Công nông không qua được cổng. Mấy thanh niên nhanh chóng bứng trụ cổng cho xe qua. Khách Hà Nội chia ra, người thì soạn đô (lắp đèn ông sao) với sự giúp đỡ của dân bản, người thì ra ngồi làm đại biểu xem các tiết mục văn nghệ của các cháu học sinh. Nhạc sôi động nổi lên, ca sĩ hát tiếng Mông hẳn hoi. Các vũ công váy bồng sặc sỡ, mặt mũi nghiêm trọng, ngoáy mông thật lực theo nhạc gì rất bốc. Khán giả, váy cũng tươi, cũng lắc hông không kém.
Đang say sưa xem thì chị hiệu phó kêu đau xương sườn. Theo chị điều này báo hiệu một cơn mưa. Vài hạt lác đác rơi xuống thật. Vậy là phải rút gọn phần văn nghệ để trao quà. Mỗi em nhỏ được tặng một đèn ông sao, một đôi dép tổ ong, một túi vở và đồ dùng học tập. Nhận xong, chúng về đứng thành một đám, tay ôm dép, tay giơ đèn ông sao rung rung. Cả bản có 50 hộ, mỗi hộ được một cái chăn, túi gạo 10 cân và cặp bánh Trung thu. Có mấy chị đi nhận quà vẫn địu con. Một anh mù, được hàng xóm đỡ cho cái chăn.
Nói chung cảm giác trao quà thích không kém người nhận quà, có khi còn hơn, dù là quà chẳng phải của mình. Quà của riêng chúng tôi là một thùng sách thì không mang ra trao mà cất ngay vào phòng. Chị hiệu phó cho hay sẽ luân chuyển số sách này qua 5 điểm trường. Những vùng mặc dù sâu, xa như thế này chưa đến nỗi đói ăn, nhưng đói sách là chắc chắn.
Trao quà xong xuôi, việc gì đến phải đến. Khách Hà Nội được đưa vào các phòng tiệc (vốn là phòng học). Chủ khách ngồi xếp bằng bên những mâm lá chuối, ăn lợn mán đủ món. Măng luộc, măng chua rất ngon. Dưa chuột nói làm gì, ở đây ăn dưa mèo. Mỗi quả to tròn chừng nắm tay. Gạo nương hồng hào, tròn trịa, nở to hơn gạo nước. Bữa cơm rất ngon nhưng mọi người đến đây dĩ nhiên không phải để ăn. Cả nhóm nhìn tôi bằng con mắt ái ngại khi mấy anh người Mông kéo tôi sang ngồi cùng mâm. Đầu tiên cả lũ định ngồi túm tụm với nhau để đỡ phải uống rượu.
Trong mâm có một chị dân bản và một cô giáo nữa. Chị tấn công tôi đầu tiên. Chị nói lời cảm ơn và nhiều lời tốt đẹp khác, tôi không nhớ rõ, vì còn đang nghĩ tới việc mà chị muốn tôi làm sau đó. Chị rời chỗ, đến ngồi sát bên tôi. Chị cầm cái chén, kề vào môi tôi, dốc thật lực. Môi tôi vẫn quyết mím. Thế là rượu tràn đổ hết lên một bên mặt, tóc, áo…
Coi như tôi đã cạn chén. Chị kết luận: Lần đầu tiên gặp một người Kinh như tôi. Sau đó lần lượt các thành phần như công an, tự vệ, thầy giáo, trưởng bản, trưởng hội phụ nữ… đến chào hỏi và chúc rượu. Chào thì chào lại chứ uống rượu, tôi chịu. Anh hiệu phó ngồi cùng mâm nói thêm rằng tôi không thể uống được rượu, vậy là mọi người cũng thông cảm, chạm chén rồi bắt tay nhau thật chặt. Tóm lại là chẳng có thời gian nói chuyện với người cùng mâm nữa vì cứ liên tục phải tiếp rượu như thế...
Chúng tôi là đoàn đầu tiên mang quà vào đến Hang Căn. Những món quà có ý nghĩa trước hết với chính người trao. Cảm giác mình làm được việc gì đó, dù chẳng thấm gì so với sự vất vả của người dân nơi đây. Thấy cần phải cảm ơn thật nhiều những người đã vui vẻ nhận quà. Nhớ mãi những nụ cười Hang Căn. Nhớ cả lần đầu "tắm rượu". Về đến nhà rồi, mùi rượu vẫn còn thơm trên tóc.
Xe bon trên đường quốc lộ rồi, trời mới nỡ mưa nặng hạt. Hang Căn nghe nói cũng mưa. Bản lại bị cô lập, những con đường trở thành những vực nước. Các thầy cô giáo phải ngủ lại trường. Mặc dù tay lái người địa phương rất lụa nhưng tôi biết có thầy giáo đã 2 lần gẫy tay trên đường từ Hang Căn về Yên Sơn - nơi anh ở. Nhưng anh vẫn quyết bám điểm trường.
Theo Nguyễn Mạnh Hà (báo Tiền Phong)
Du lịch, GO!
Ấm lòng với rượu Shim San
Thôn Sim San xã Y Tý huyện Bát Xát có 49 hộ người dân tộc Dao sinh sống. Đây là một thôn vùng cao rất khó khăn: Giao thông trắc trở, thời tiết khắc nghiệt, quanh năm ẩm ướt, mây mù bao phủ... nhưng Sim San có một lợi thế đặc trưng từ mạch nước nguồn và thời tiết.
< Y Tý phủ sương mù.
Do vậy, nơi đây đã trở thành thôn duy nhất của xã Y Tý nấu được rượu đặc sản rất thơm ngon, có tên gắn liền với địa danh đó là rượu Shim San - Một loại rượu quý đang được khách hàng ưa chuộng nhất ở Bát Xát.
Cùng ở xã Y Tý nhưng rượu nếp được cất tại Shim San lại ngon hơn các nơi khác. Cũng công thức ấy, nguồn nước ấy và nếp nương ấy nhưng mang đi thôn khác cất rượu thì chỉ ra rượu nếp thông thường chứ chẳng thành rượu Shim San được. Vì thế, thôn Shim San mới được lấy tên đặt cho rượu.
Người dân tộc ở Shim San khi thu hoạch mùa vụ, chọn những hạt nếp bóng mẩy, căng tròn bầu bĩnh để giữ lại làm rượu. Nếp sau khi thu hoạch được phơi nhiều nắng nhưng vẫn giữ độ ẩm nhất định để giữ vị. Người ta dùng chảo gang thật to để nấu nếp cho chín.
Tất nhiên, nếp phải để nguyên vỏ để tạo vị đặc trưng truyền thống. Khi nếp chín, người ta rải ra cho khô ráo trước khi ủ men tầm nửa tháng đến một tháng rồi mới cất rượu - đây là khâu rất quan trọng vì ủ càng lâu rượu càng ngon.
Khác với rượu San Lùng, men lá của người Dao Sim San chỉ được làm bằng 3 loại hạt và quả. Do bí quyết làm nghề mà chúng tôi chỉ biết được trong quả men này có thành phần của ớt khô. Một loại hạt giống như hạt kê được giã, bóc vỏ, đem say, rồi trộn với 2 loại quả và nắm thành từng nắm, phơi khô.
10 kg nếp nguyên liệu mới cất được 3-4 lít rượu. Người Dao cất nhiều nhất là đến lít thứ tư, có khi chỉ cất khoảng 3 lít để cho ra rượu ngon. Vì thế, rượu khá "nặng đô", khoảng 40 độ. Người uống không có cảm giác khó chịu. Giữa tiết trời lạnh buốt của mùa đông, chỉ một vài ngụm rượu Shim San, đã giữ ấm được cơ thể. Người uống có thể cảm nhận được rượu "chạy" trong cơ thể bởi sức nóng ấm của nó. Ăn thịt heo bản nướng hoặc gác bếp mà thưởng thức rượu Shim San là tuyệt đỉnh.
Người bản địa cho rằng, có lẽ do nguồn nước, thổ nhưỡng và nhiệt độ ở Shim San có cái gì đó mà nơi khác không có được nên mới tạo được hương vị riêng đến thế cho rượu.
Rượu Shim San không thể làm nhái, làm giả. Người dùng rượu Shim San quen vị thì không bao giờ mắc lừa. Người bán rượu Shim San ở Bát Xát, Lào Cai đều ghi rõ nguồn gốc rượu và họ phải đặt hàng từ thôn này về bán lại cho khách.
Theo báo Cần Thơ
Du lịch, GO!
< Y Tý phủ sương mù.
Do vậy, nơi đây đã trở thành thôn duy nhất của xã Y Tý nấu được rượu đặc sản rất thơm ngon, có tên gắn liền với địa danh đó là rượu Shim San - Một loại rượu quý đang được khách hàng ưa chuộng nhất ở Bát Xát.
Cùng ở xã Y Tý nhưng rượu nếp được cất tại Shim San lại ngon hơn các nơi khác. Cũng công thức ấy, nguồn nước ấy và nếp nương ấy nhưng mang đi thôn khác cất rượu thì chỉ ra rượu nếp thông thường chứ chẳng thành rượu Shim San được. Vì thế, thôn Shim San mới được lấy tên đặt cho rượu.
Người dân tộc ở Shim San khi thu hoạch mùa vụ, chọn những hạt nếp bóng mẩy, căng tròn bầu bĩnh để giữ lại làm rượu. Nếp sau khi thu hoạch được phơi nhiều nắng nhưng vẫn giữ độ ẩm nhất định để giữ vị. Người ta dùng chảo gang thật to để nấu nếp cho chín.
Tất nhiên, nếp phải để nguyên vỏ để tạo vị đặc trưng truyền thống. Khi nếp chín, người ta rải ra cho khô ráo trước khi ủ men tầm nửa tháng đến một tháng rồi mới cất rượu - đây là khâu rất quan trọng vì ủ càng lâu rượu càng ngon.
Khác với rượu San Lùng, men lá của người Dao Sim San chỉ được làm bằng 3 loại hạt và quả. Do bí quyết làm nghề mà chúng tôi chỉ biết được trong quả men này có thành phần của ớt khô. Một loại hạt giống như hạt kê được giã, bóc vỏ, đem say, rồi trộn với 2 loại quả và nắm thành từng nắm, phơi khô.
10 kg nếp nguyên liệu mới cất được 3-4 lít rượu. Người Dao cất nhiều nhất là đến lít thứ tư, có khi chỉ cất khoảng 3 lít để cho ra rượu ngon. Vì thế, rượu khá "nặng đô", khoảng 40 độ. Người uống không có cảm giác khó chịu. Giữa tiết trời lạnh buốt của mùa đông, chỉ một vài ngụm rượu Shim San, đã giữ ấm được cơ thể. Người uống có thể cảm nhận được rượu "chạy" trong cơ thể bởi sức nóng ấm của nó. Ăn thịt heo bản nướng hoặc gác bếp mà thưởng thức rượu Shim San là tuyệt đỉnh.
Người bản địa cho rằng, có lẽ do nguồn nước, thổ nhưỡng và nhiệt độ ở Shim San có cái gì đó mà nơi khác không có được nên mới tạo được hương vị riêng đến thế cho rượu.
Rượu Shim San không thể làm nhái, làm giả. Người dùng rượu Shim San quen vị thì không bao giờ mắc lừa. Người bán rượu Shim San ở Bát Xát, Lào Cai đều ghi rõ nguồn gốc rượu và họ phải đặt hàng từ thôn này về bán lại cho khách.
Theo báo Cần Thơ
Du lịch, GO!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)