(KNDL) - Miền Tây sông nước vốn đã quen thuộc với nhiều dân du lịch bụi. Tuy nhiên, điểm mà Kinhnghiemdulich giới thiệu cho các bạn lần này lại khác hoàn toàn. Nơi mà du lịch trở thành một từ ngữ xa vời, nơi sự nguyên sơ, trầm mặc, màu sắc của tôn giáo... vẫn còn nguyên vẹn.
Rạch Sấu là một con rạch đã có từ xa xưa. Khi cư dân đến đây khai hoang, khẩn đất đã có con rạch này. Thời bấy giờ con rạch nhỏ rộng khoảng 4 m, dài 2km, sâu hơn 1,5m. Rạch có nhiều doi, vịnh và bưng sâu cho nên có nhiều rái cá, kỳ đà và nhất là sấu ẩn náu. Từ đó dân gian đặt tên là rạch Sấu.
Đầu rạch tiếp giáp sông Ngã Hàn (ấp Mỹ Quới, xã Mỹ Thạnh Trung) và ấp Tường Nhơn (xã Tường Lộc), huyện Tam Bình. Cuối ngọn đem nước tưới tiêu cho 2 cánh đồng thuộc ấp Tường Nhơn A và Tường Nhơn B. Từ xưa đến năm 1978, rạch Sấu là ngọn cùng (đi vào đồng và cùng ở đấy). Năm 1979, để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của nhân dân, chính quyền cho đào thêm hai con kênh nối từ ngọn cùng của rạch này: một nhánh kinh rẽ qua ngọn Ngã Hàn, một ngọn rẽ qua cống Bà Phủ (ấp Tường Nhơn, xã Tường Lộc) và giáp sông Cái Ngang. Đồng thời, nó được vét rộng ra khoảng 15m, phục vụ tưới tiêu cho hơn 212 ha ruộng vườn của 2 ấp Tường Nhơn A, Tường Nhơn B.
Con rạch này được lượng phù sa của con sông Hậu Giang bồi đắp, do đó đất đai màu mỡ thuận tiện cho việc trồng cây trái, nổi tiếng là cây cam sành. Trải qua 2 cuộc kháng chiến, mảnh đất bé nhỏ bên con rạch này đã có một anh hùng liệt sĩ Lưu Văn Liệt và 5 Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Cách đến Rạch Sỏi
Thật sự nếu các bạn có thời gian dài ngày để khám phá Miền Tây, các bạn cứ quăng 01 chiếc xe đạp tương đối chuẩn như thế này lên xe Local Bus và thích ở đâu thì dừng ở đó để đi khám phá với bán kính đạp xe khoảng 10km/ngày.
Phương tiện hay nhất và hiệu quả nhất để khám phá bằng hết miền Tây Nam bộ là xe gắn máy. Cứ nhắm thẳng miền Tây và thủ sẵn bản đồ đường bộ Việt Nam, rong ruổi theo tuyến QUốc Lộ các bạn sẽ có hành trình thú vị nhất.
Cung đường xe máy của miền Tây sẽ có 02 lộ trình
01. Sài Gòn theo tuyến quốc lộ 1 đi đến Ngã ba Trung Lương quẹo về hướng Cầu Mỹ Thuận rẽ vào quốc lộ 30 (tại ngã ba AN Thới Trung) vào Cao Lãnh Đồng Tháp tiến thẳng về Long Xuyên Châu Đốc - An Giang rồi băng ngang qua Hà Tiên ngược về Cà Mau.
02. Không rẽ Ngã ba An Thới Trung mà vượt qua Cầu Mỹ thuận về đến Vĩnh Long rẽ vào Trà Vinh rồi ngược về Cần Thơ. Xông thẳng Sóc Trăng - Bạc Liêu rồi kết thúc ở Cà Mau.
Xe Khách
Xe liên tỉnh tiện ích và an toàn nhất hiện nay ở Miền tây là xe Mai Linh Express với giá vé cao nhất và dịch vụ tốt nhất cho tất cả các tuyến về các trung tâm tỉnh lỵ miền Tây với các số điện thoại liên lạc như sau : 08 39292929
Riêng về Homestay Tam Bình Vĩnh Long bạn sẽ đi thẳng từ Bến xe Miền Tây về đến Homestay với điện thoại đặt vé 070 3860277 với chuyến sớm nhất trong ngày là 7 giờ sáng và trễ nhất trong ngày là 3 giờ chiều và bình quân 1 giờ có 01 chuyến về Homestay.
Về giao thông đường thủy có 02 hãng tàu khách
01. Bassac Travel bằng Tàu gỗ với phòng khách sạn 05 sao khá đắt dành cho các lữ khách Việt Nam
02. Green line SG đi Cần Thơ mỗi ngày 1 chuyến nhưng cũng chỉ đi thẳng từ Sài Gòn không ghé bất kỳ bến nào dọc đường.
Lưu trú ở Rạch Sấu
Cơ bản với việc lưu trú tại Cù Lao Rạch Sấu là tương đối dễ dàng. Bạn có thể xin vào nghỉ tại bất kỳ nhà dân nào tại đây hoặc lựa chọn điểm phuotcafe đã trải nghiệm.
Nhà vườn Homestay ROBE Tam Bình
Chủ Homestay : Trần Văn Y (Tám Be) - Ấp Tường Lễ xã Tường Lộc huyện Tam Bình tĩnh Vĩnh Long. 070 3860384. Đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh : Nguyễn Thanh Trung (0908 378676 - 08 37202101)
Skype : trungtruc2005 - YM : ngthtrungmei
Ăn uống ơ Rạch Sấu
Tại Chợ Tam Bình, có rất nhiều quán ăn bụi với giá chỉ 12 – 15.000 vnđ/đĩa. Tuy vậy, việc ăn trở nên thú vị hơn cả với ngay chính tại nhà dân mà bạn lưu chú. Bạn có thể đi chợ cùng gia đình bằng ghe hoặc xe đạp. Mua đồ và tham gia vào việc nấu ăn.
Bên cạnh đó thì các món ăn đặc trưng của miền Tây như: Cá Diêu Hồng chiên dòn, bánh tét v..v cũng là những món bạn cần thử.
Du lịch tham quan ở Rạch Sấu
Chợ nổi Trà Ôn - Nét đẹp giao thương vùng sông nước
Trà Ôn - một trong những vùng đất cây lành, trái ngọt của vùng ĐBSCL thơ mộng. Trên bờ là những khu vườn, những dãy cù lao cây xanh trái ngọt, dưới sông tàu ghe chờ đón để mang những sản vật của vùng đất phù sa đến với mọi miền đất nước. Thuyền đi, ghe lại, không biết từ bao giờ đã xuất hiện một khu chợ trên sông, mà người ta quen gọi là chợ nổi Trà Ôn.
Chợ nổi Trà Ôn thuộc huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Chợ nổi là một trong những nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng ở một số tỉnh của khu vực Tây Nam bộ như: Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Cà Mau... nhưng trong trí nhớ nhiều người, chợ nổi Trà Ôn là một trong những khu chợ tồn tại lâu đời và gắn với nhiều nét sinh hoạt văn hóa của người dân trong khu vực.
Hàng ngày, các loại nông sản tươi nguyên được nhà vườn phân phối cho ghe buôn theo dạng bán sỉ. Chợ nổi Trà Ôn hoạt động cả ngày và đông nhất là vào buổi sáng. Nét đẹp của chợ nổi là những mái chèo khoan thai, chở đầy nông sản đến với các ghe buôn.
Mặc cho con nước bồng bềnh, sinh hoạt chợ búa vẫn xôn xao, tấp nập. Sau nhiều ngày thu mua, các ghe rời chợ với những khoang chở đầy hàng nông sản và nhanh chóng bắt đầu chu kỳ mới trên khu chợ nổi. Cây trái bốn mùa, ghe đi, ghe tới, cứ thế chợ nổi vẫn hoạt động liên tục, tô điểm thêm nét hấp dẫn cho thị trấn Trà Ôn thơ mộng.
Ở chợ nổi Trà Ôn, ngoài hoạt động chợ búa còn có cuộc sống gia đình, hàng xóm. Dễ thấy ở đây là sự niềm nở, nhiệt tình của những người làm bạn cùng sông nước. Cuộc sống thương hồ lênh đênh đây đó, làm cho mọi người trở nên thân thiết, gắn bó với nhau hơn.
Chùa cổ Khơ Me Kỳ Sơn
Chùa Kỳ Son tọa lạc tại ấp Sóc Rừng, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, nằm cạnh con rạch Kỳ Son hiền hòa. Theo các bậc cao niên, con rạch này lúc bấy giờ có rất nhiều kỳ đà, người Khmer gọi kỳ đà là Cần Son, người Kinh gọi là kỳ đà. Nên nhân dân lấy chữ Kỳ của kỳ đà và chữ Son của cần son ghép thành Kỳ Son. Ngoài ra, trước đây con rạch này cũng có rất nhiều sen, nên còn được gọi với một tên khác là Prekchuk, có nghĩa là Rạch Sen. Đồng thời, trong khuôn viên chùa trồng nhiều hoa kiểng, nên chùa còn có tên là Salavemothien, tức chùa có nhiều hoa kiểng.
Cổng chùa Kỳ Son được xây cao 7m theo kiểu Tam quan, nhưng chỉ có một lối ra vào. Phần dưới cổng co dạng hình hộp chữ nhật với 8 cột vuông chống mái, trên có tượng nữ thần Kayno (3) đỡ mái. Tiếp giáp phần nóc cổng là tên chùa bằng tiếng Khmer “Salavemothien” có diềm hình rồng ở hai đầu hướng ra hai bên, mình rồng đắp nổi mặt thần Reahu (4) nuốt mặt trăng giải thích cho hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. Sau cổng tam quan, là một quần thể kiến trúc liên hoàn được xây dựng trong diện tích rộng 20ha, trong đó nổi bật là chánh điện.
Chánh điện là công trình chính của chùa, nằm ở trung tâm khu di tích được xây trên nền cao, cửa chính quay theo hướng Đông – Tây, hai bên lối vào có tượng rắn năm đầu vươn cao hình rẻ quạt. Mái chánh điện lợp ngói vảy cá, vách xây tường, nền lót gạch bông, các cột hình trụ, trên đầu cột có hình Kayno, MahaKruốt (5) đỡ mái. Mái chánh điện chia làm 3 cấp, trên dốc từng cấp mái có thân rồng nằm thoải như đang trườn từ trên xuống, lưng rồng có vây hình tia lửa, đuôi cong vút lên cao thẳng gốc với thân như một ngà voi lớn. Các đầu hồi xây bằng xi măng. Đầu hồi hướng đông đắp nổi hoa sen, bánh xe luân hồi, lộng năm tầng, hai bên có hoa văn dây cuộn. Đầu hồi hướng Tây đắp nổi hình chư thiên toạ toà sen, dây cuộn hình sóng nước. Đầu hồi hướng Nam và Bắc đắp nổi tượng Reahu. Lối kiến trúc này đã tạo nên sự chuyển động phong phú và phóng khoáng nhưng không kém phần tinh tế, bay bổng.
Chùa Kỳ Son theo Phật giáo Nam tông, nên thờ Phật Thích Ca là chủ yếu. Đặc biệt, có ba tượng Phật bằng gỗ, có niên đại vào cuối thế kỷ XIX, trong tư thế đứng trên toà sen, sơn son thếp vàng rực rỡ. Xung quanh tường có các bức tranh miêu tả sự tích Đức phật Thích Ca và con đường Người đạt thành chính quả và nhiều bức tranh cổ tích được vẽ trong khuôn hình chữ nhật, trang trí nhiều lớp hoa văn dây lá cuộn, bông đọt chanh, cánh sen… kể về Thần Nôrê nhiều tay cởi chim, Hanôman cứu nàng Xêđa, nàng Mêkhaha tay cầm viên ngọc, chằng Ramasua cầm búa…Tầng trên chánh điện cũng có thờ tượng Phật Thích Ca cao 3m, trên bệ tượng có hoa sen với ba lớp cánh như hình ngọn lửa xếp lớp xấp, lớp ngửa cùng nhiều lớp hoa cách điệu khác được đặt trên một ngai nhiều tầng.
Cũng như nhiều chùa Khmer khác ở tỉnh Vĩnh Long, hàng năm chùa Kỳ Son đều tổ chức các hoạt động lễ hội mang tính dân tộc truyền thống như: Tết cổ truyền CholChnamThmay vào ngày 13 đến 15/4 dương lịch, lễ Sendolta diễn ra vào ngày 29 – 30/8 âm lịch, lễ OkOmbok được tổ chức vào ngày trăng tròn 15/10 âm lịch và nhiều lễ hội tôn giáo khác. Chùa Kỳ Son là một công trình kiến trúc có giá trị văn hóa nghệ thuật trải qua 200 năm, bên cạnh chức năng là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo của các tín đồ phật tử và nhân dân quanh vùng, chùa còn là bức tranh với lối kiến trúc tổng thể đẹp, hài hòa để mọi người chiêm ngưỡng và cần bảo tồn, phát huy giá trị cho hôm nay và mai sau.
Theo Kinhnghiemdulich
Du lịch, GO!
Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét