< Đường vào Sơn Hải đây: đường nhựa, hai bên người ta đổ nền đất đỏ, có vẻ con đường sẽ được mở rộng trong tương lai?
Sơn Hải thuộc xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận - phía Đông giáp biển, Tây giáp đầm Sơn Hải, phía Bắc tương lai sẽ là nhà máy điện hạt nhân 1, phía Nam là đồi cát Phước Dinh và đường ra Mũi Dinh, một trong 2 vùng mũi cực Đông.
< Những nhà đầu thôn. Nếu ta cứ chăm chăm vào các bản đồ vệ tinh như Googlemap, Wikimapia... thì sẽ thấy bản đồ... trật lất do nơi này thay đổi quá nhanh trong khi bản đồ lại rất chậm cập nhật.
Từ Phú Thọ, ta đã thấy bạt ngàn những hồ nuôi tôm giống trên các triền cát. Đây là trung tâm tôm giống của Ninh Thuận và thành phẩm từ nơi này sẽ cung cấp tôm giống cho các tỉnh Nam Bộ.
< Chợ Sơn Hải đây. Buổi sáng có lẽ đông đúc như bao khu cho khác nhưng trưa này thì tàn rồi. Chút nữa, bọn mình lại trở lại chợ này lần 2 do hỏi nhà người muốn tìm.
Lâu nay con tôm post Ninh Thuận vốn đã nổi tiếng trên thị trường trong cả nước về chất lượng. Phong trào nuôi tôm giống thành công dần dần được mở rộng xuống miệt phía Nam... cho đến tận Sơn Hải...
< Đường ở Sơn Hải có dạng ô carô, khá thuận tiện. Mình rẽ nhánh ngang, dự định trước tiên sẽ qua cây cầu nhỏ rồi theo đường thử đến đồi cát Phước Dinh. Mẹ ơi, ra đồi cát giữa trưa? Khá điên rồ!
< Ra khỏi thôn, mé phải đường là thế này đây. Tình cờ gặp cậu bé đạp xe đi học về, nửa kia hỏi cậu trong thôn có nhà trọ không thì gặp cái lắc đầu: 'dạ không'.
Hè hè, không có thì vào... lồng chợ ngủ à? Bọn này mê cái đồi cát hoang vu, nhất là vào giấc sáng sớm mát lạnh...
< Vậy nhưng cứ đi cái đã, chuyện ở thì hạ hồi phân giải. Nếu muốn, về Ninh Chữ thuê nhà nghỉ, sáng sớm lạ vào đây cũng ok. Còn nếu không ngại thì tìm nhà người quen ở tá túc cũng xong, hi hi...
< Cuối đường thấp thoáng cổng gác của Viện Nghiên cứu Thủy sản 1, vậy là dừng bước.
Xem kỹ lại, bọn mình thấy nhánh nhỏ bên trái: đường đi Mũi Dinh cũ là đây!
< Gọi là 'đường' nhưng hiện nay nó thía này - cát lấp hết cả rồi!
Vị trí nơi này tại đây.
... Ngày nay, thôn Sơn Hải không chỉ đơn thuần là một làng chài mà còn là một trong những địa chỉ nuôi tôm giống công nghiệp lớn tại Ninh Thuận. Các hồ nuôi tôm tập trung ở ven đầm Sơn Hải, nhất là ở phía Nam đầm.Sơn Hải cũng là địa phương phát triển khá tốt nghề nuôi rong sụn làm thực phẩm cung cấp cho các tỉnh lân cận...
< Gặp một chị phụ nữ đang đóng bao 'đạn' của bò, bọn mình lân la hỏi rồi được chị chỉ tận tình: Đường này khó đi lắm, nhất là hiện nay (vì cát lấp hết). Anh chị ra đường mới để đi, nghe nói đã mở ra gần đến Mũi Dinh rồi.
< À, 'đạn' của bò tức là phân bò khô đó ạ. Ngày xưa người ta vẫn dùng tô vách nhà tranh, làm chất đốt rất tốt. Còn nay có lẽ dùng làm phân bón.
< Mình đây. Nghiền ngẫm: ham đường khó nhưng 'khó' kiểu này thì 'pó' luôn tay. Xe chở nặng, sên trần... lội cát cho nàng Win tan nát đời hoa à?
... Riêng với dân phượt: Sơn Hải là nơi không thể bỏ qua nếu muốn thưởng lãm đồi cát Phước Dinh hay chinh phục Mũi Dinh, một trong 2 vùng cực Đông của Việt Nam.
Bọn mình không đủ sức 'bơi cát' vượt Phước Dinh, một trong những sa mạc cát lớn nhất Ninh Thuận. Cũng không muốn 'thử lửa' ra Mũi Dinh, một chốn có thể vượt sức mình. Vậy nhưng ghé Sơn Hải trong chuyến này và sẽ đi xa hơn nữa âu cũng là có lý do của nó cả.
< Vậy là mình trở lại đường cũ: qua cầu, rẽ vào thôn Sơn Hải. Lúc này cần thực thi 'kế hoạch' 2: tìm nhà bà Mười bán cà phê - bác chính là má của chị sui gia tương lai của bọn mình.
Chạy dọc bờ kè, hỏi nhưng không ai biết bác - có lẽ do mình nói sai thứ bậc hay sai tên thường gọi...
< Vậy theo bạn, trường hợp như trên thì bạn xử lý thế nào?
Bọn mình thì thế này: Tìm đường ra chợ (ngôi chợ khi nãy chạy ngang). Chợ là nơi tập trung dân nhiều nhất, những người ở xóm chợ biết nhau nhiều nhất bởi ai ai cũng phải đi chợ hàng ngày.
Bà Mười bán cà phê không có đâu, vậy là chắc bà TT có con ở Sàigòn làm nghề... vân vân và vân vân. Anh chị đi hướng kia, đến nhà này này đó chính là nhà bà.
< Vậy là từ một vài thông tin phong phanh, bọn mình cũng tìm ra được nhà bà, chỉ hơi tiếc là bác đi vắng. Còn nhà gởi cho người láng giềng trông coi, chị ấy mời bọn mình vào nhà.
< Nhà có bán nước ngọt, cà phê... đúng như bọn mình hỏi.
Vài năm trước, đường ra Sơn Hải cũng là con đường nhựa. Nhỏ thôi, nhiều đoạn trong đó bị cát bay phủ mất nhưng thực tế vẫn chạy được. Riêng đoạn từ Sơn Hải đến Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản và TT Tôm giống Ninh Thuận vẫn còn khá ổn do được duy tu. Tuy nhiên, từ đoạn từ nơi này trở đi đến Mũi Dinh, đường đất bị cát xâm lấn rất dữ dội đến mức đoạn cuối mất hẳn lối đi, giống như ta lọt vào sa mạc.
< Chị láng giềng đang tiếp chuyện bà xã. 'Bác đi vắng xế chiều mới về, anh chị cứ ra võng sau vườn nằm nghỉ cho khỏe'.
Ngày ấy, người địa phương ngồi xe kéo ga rầm rú để đến bãi biển Mũi Dinh, nơi trú gió cho tàu và thúng - họ đi được do quen rồi. Còn dân phượt, muốn vượt cung đường cát này thì phải xì bớt bánh xe tăng độ tiếp xúc với cát, giảm lún. Có khi chỉ tầm hơn cây số nữa là đến núi Dinh, họ pó tay vì xe không thể chạy tiếp...
< Vườn sau nhà mát thiệt đó: rộng, đầy cây và hoa cùng nhiều chiếc võng đong đưa theo gió, trông thấy mà mê.
Vậy là bỏ xe ven các chỏm đá tránh nắng, các phượt tử nhà ta cuốc bộ để đến và lên được Mũi Dinh. Có lúc, phong trào 'vượt cát' thân quen đến mức người địa phương nẩy ra nghề 'xe ôm vượt cát': chở khách là những dân phượt đi Mũi Dinh, người khác lại lợp chòi lá ở nơi 'không thể chạy nổi' để giữ xế cho các phượt thủ.
< Sứ Thái Lan bác trồng khá nhiều, đây một chậu, kia lại một chậu, chậu nào chậu nấy đầy hoa.
Giờ đây thì hết rồi (dù bạn vẫn có thể chạy xe vượt cát), con đường từ Phú Thọ thênh thang đã kéo dài đến tận ngưỡng cửa Sơn Hải... rồi ngày lại qua ngày: cung đường phẳng phiu vẫn lẵng lặng bò dần đến Mũi Dinh, tương lai sẽ nối thẳng đến Lạc Nghiệp và nối vào QL1 để hoàn thành cung đường ven biển của Ninh Thuận nối từ Hiệp Kiết đến tận Cà Ná.
< Đây cũng là chỗ bác bán cà phê, nước giải khát cho những người buôn gánh bán bưng, bán vé số có võng nằm nghỉ đỡ chân.
Phát triển giúp Sơn Hải thay đổi theo chiều hướng tích cực, từ một làng chài nhỏ thì nay đã trở thành một thôn sung túc, nhà cửa san sát...
< Chị giữ nhà mời thêm vài lần nữa nhưng nằm phễng lên võng, gió hiu hiu, lá xào xạc, rủi nằm đánh luôn một giấc tới chiều thì... kỳ quá. Thôi hẹn lần sau, khi bác trở thành 'người thân' thời sẽ ghé lại lần 2 thăm bác.
Có lẽ khi ấy đường đi Mũi Dinh đã hoàn hảo rồi.
Năm 2013, Sơn Hải vừa thực hiện xong kè chống sạt lở khu vực bờ biển. Toàn tuyến công trình xây dựng có chiều dài hơn 3.500m; rộng 5,49m; chiều cao đỉnh kè 3m. Mái kè thiết kế theo dạng bậc thang, kết hợp mố hắt sóng nhằm giảm chiều cao sóng leo.
< Ngồi tán chuyện thêm một hồi nữa, bọn mình từ giã chị giữ nhà, trở ra ngoài ngã 4 trung tâm thôn và rẽ vào con đường chính rời thôn Sơn Hải.
Trong này nhìn ra, vẫn thấy đoạn đất đỏ được rải 2 bên đường.
Người dân bị mất đất khi làm bờ kè cũng an tâm vì trước đó, Ninh Thuận đã đầu tư xây dựng khu tái định cư. Nếu bạn vượt cây cầu nhỏ của thôn rồi chạy hướng về phía CTy tôm Khang Thạnh sẽ nhìn thấy bên phải có rất nhiều những căn hộ khang trang, xinh xắn cạnh các con đường nội bộ vuông vắn: nhà tái định cư đấy, được phát không cho dân cho dù mất hết nhà hay chỉ mất một phần nhà do xây kè.
Khẹc khẹc, sao muốn về Sơn Hải ở quá, hi hi...
< Ra đến ngã 4. Quẹo phải để lại về Phan Rang à? Không có chuyện đó đâu.
Chạy thẳng là con đường lạ để ra QL1, mình đã dự tính trước nhưng bây giờ thì chưa thể đi được...
< ... do điều tuyệt đối phải làm lúc này là hướng về đồi cát Phước Dinh, đi Mũi Dinh.
Liệu con đường mới đã mở xong đến đâu? Bạn chờ xem tiếp nhé.
À, bạn biết những đống vuông vuông ven đường là cái gì không? Gạch lát đấy, sau này người ta sẽ lát toàn bộ vỉa hè trên đường này, hứa hẹn một con đường thật khang trang ven biển với những 2 nhà máy điện hạt nhân hiện đại (lạy Trời đừng là 'hại điện!).
Còn Tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10
Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!
Từ Phú Thọ, ta đã thấy bạt ngàn những hồ nuôi tôm giống trên các triền cát. Đây là trung tâm tôm giống của Ninh Thuận và thành phẩm từ nơi này sẽ cung cấp tôm giống cho các tỉnh Nam Bộ.
< Chợ Sơn Hải đây. Buổi sáng có lẽ đông đúc như bao khu cho khác nhưng trưa này thì tàn rồi. Chút nữa, bọn mình lại trở lại chợ này lần 2 do hỏi nhà người muốn tìm.
Lâu nay con tôm post Ninh Thuận vốn đã nổi tiếng trên thị trường trong cả nước về chất lượng. Phong trào nuôi tôm giống thành công dần dần được mở rộng xuống miệt phía Nam... cho đến tận Sơn Hải...
< Đường ở Sơn Hải có dạng ô carô, khá thuận tiện. Mình rẽ nhánh ngang, dự định trước tiên sẽ qua cây cầu nhỏ rồi theo đường thử đến đồi cát Phước Dinh. Mẹ ơi, ra đồi cát giữa trưa? Khá điên rồ!
< Ra khỏi thôn, mé phải đường là thế này đây. Tình cờ gặp cậu bé đạp xe đi học về, nửa kia hỏi cậu trong thôn có nhà trọ không thì gặp cái lắc đầu: 'dạ không'.
Hè hè, không có thì vào... lồng chợ ngủ à? Bọn này mê cái đồi cát hoang vu, nhất là vào giấc sáng sớm mát lạnh...
< Vậy nhưng cứ đi cái đã, chuyện ở thì hạ hồi phân giải. Nếu muốn, về Ninh Chữ thuê nhà nghỉ, sáng sớm lạ vào đây cũng ok. Còn nếu không ngại thì tìm nhà người quen ở tá túc cũng xong, hi hi...
< Cuối đường thấp thoáng cổng gác của Viện Nghiên cứu Thủy sản 1, vậy là dừng bước.
Xem kỹ lại, bọn mình thấy nhánh nhỏ bên trái: đường đi Mũi Dinh cũ là đây!
< Gọi là 'đường' nhưng hiện nay nó thía này - cát lấp hết cả rồi!
Vị trí nơi này tại đây.
... Ngày nay, thôn Sơn Hải không chỉ đơn thuần là một làng chài mà còn là một trong những địa chỉ nuôi tôm giống công nghiệp lớn tại Ninh Thuận. Các hồ nuôi tôm tập trung ở ven đầm Sơn Hải, nhất là ở phía Nam đầm.Sơn Hải cũng là địa phương phát triển khá tốt nghề nuôi rong sụn làm thực phẩm cung cấp cho các tỉnh lân cận...
< Gặp một chị phụ nữ đang đóng bao 'đạn' của bò, bọn mình lân la hỏi rồi được chị chỉ tận tình: Đường này khó đi lắm, nhất là hiện nay (vì cát lấp hết). Anh chị ra đường mới để đi, nghe nói đã mở ra gần đến Mũi Dinh rồi.
< À, 'đạn' của bò tức là phân bò khô đó ạ. Ngày xưa người ta vẫn dùng tô vách nhà tranh, làm chất đốt rất tốt. Còn nay có lẽ dùng làm phân bón.
< Mình đây. Nghiền ngẫm: ham đường khó nhưng 'khó' kiểu này thì 'pó' luôn tay. Xe chở nặng, sên trần... lội cát cho nàng Win tan nát đời hoa à?
... Riêng với dân phượt: Sơn Hải là nơi không thể bỏ qua nếu muốn thưởng lãm đồi cát Phước Dinh hay chinh phục Mũi Dinh, một trong 2 vùng cực Đông của Việt Nam.
Bọn mình không đủ sức 'bơi cát' vượt Phước Dinh, một trong những sa mạc cát lớn nhất Ninh Thuận. Cũng không muốn 'thử lửa' ra Mũi Dinh, một chốn có thể vượt sức mình. Vậy nhưng ghé Sơn Hải trong chuyến này và sẽ đi xa hơn nữa âu cũng là có lý do của nó cả.
< Vậy là mình trở lại đường cũ: qua cầu, rẽ vào thôn Sơn Hải. Lúc này cần thực thi 'kế hoạch' 2: tìm nhà bà Mười bán cà phê - bác chính là má của chị sui gia tương lai của bọn mình.
Chạy dọc bờ kè, hỏi nhưng không ai biết bác - có lẽ do mình nói sai thứ bậc hay sai tên thường gọi...
< Vậy theo bạn, trường hợp như trên thì bạn xử lý thế nào?
Bọn mình thì thế này: Tìm đường ra chợ (ngôi chợ khi nãy chạy ngang). Chợ là nơi tập trung dân nhiều nhất, những người ở xóm chợ biết nhau nhiều nhất bởi ai ai cũng phải đi chợ hàng ngày.
Bà Mười bán cà phê không có đâu, vậy là chắc bà TT có con ở Sàigòn làm nghề... vân vân và vân vân. Anh chị đi hướng kia, đến nhà này này đó chính là nhà bà.
< Vậy là từ một vài thông tin phong phanh, bọn mình cũng tìm ra được nhà bà, chỉ hơi tiếc là bác đi vắng. Còn nhà gởi cho người láng giềng trông coi, chị ấy mời bọn mình vào nhà.
< Nhà có bán nước ngọt, cà phê... đúng như bọn mình hỏi.
Vài năm trước, đường ra Sơn Hải cũng là con đường nhựa. Nhỏ thôi, nhiều đoạn trong đó bị cát bay phủ mất nhưng thực tế vẫn chạy được. Riêng đoạn từ Sơn Hải đến Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản và TT Tôm giống Ninh Thuận vẫn còn khá ổn do được duy tu. Tuy nhiên, từ đoạn từ nơi này trở đi đến Mũi Dinh, đường đất bị cát xâm lấn rất dữ dội đến mức đoạn cuối mất hẳn lối đi, giống như ta lọt vào sa mạc.
< Chị láng giềng đang tiếp chuyện bà xã. 'Bác đi vắng xế chiều mới về, anh chị cứ ra võng sau vườn nằm nghỉ cho khỏe'.
Ngày ấy, người địa phương ngồi xe kéo ga rầm rú để đến bãi biển Mũi Dinh, nơi trú gió cho tàu và thúng - họ đi được do quen rồi. Còn dân phượt, muốn vượt cung đường cát này thì phải xì bớt bánh xe tăng độ tiếp xúc với cát, giảm lún. Có khi chỉ tầm hơn cây số nữa là đến núi Dinh, họ pó tay vì xe không thể chạy tiếp...
< Vườn sau nhà mát thiệt đó: rộng, đầy cây và hoa cùng nhiều chiếc võng đong đưa theo gió, trông thấy mà mê.
Vậy là bỏ xe ven các chỏm đá tránh nắng, các phượt tử nhà ta cuốc bộ để đến và lên được Mũi Dinh. Có lúc, phong trào 'vượt cát' thân quen đến mức người địa phương nẩy ra nghề 'xe ôm vượt cát': chở khách là những dân phượt đi Mũi Dinh, người khác lại lợp chòi lá ở nơi 'không thể chạy nổi' để giữ xế cho các phượt thủ.
< Sứ Thái Lan bác trồng khá nhiều, đây một chậu, kia lại một chậu, chậu nào chậu nấy đầy hoa.
Giờ đây thì hết rồi (dù bạn vẫn có thể chạy xe vượt cát), con đường từ Phú Thọ thênh thang đã kéo dài đến tận ngưỡng cửa Sơn Hải... rồi ngày lại qua ngày: cung đường phẳng phiu vẫn lẵng lặng bò dần đến Mũi Dinh, tương lai sẽ nối thẳng đến Lạc Nghiệp và nối vào QL1 để hoàn thành cung đường ven biển của Ninh Thuận nối từ Hiệp Kiết đến tận Cà Ná.
< Đây cũng là chỗ bác bán cà phê, nước giải khát cho những người buôn gánh bán bưng, bán vé số có võng nằm nghỉ đỡ chân.
Phát triển giúp Sơn Hải thay đổi theo chiều hướng tích cực, từ một làng chài nhỏ thì nay đã trở thành một thôn sung túc, nhà cửa san sát...
< Chị giữ nhà mời thêm vài lần nữa nhưng nằm phễng lên võng, gió hiu hiu, lá xào xạc, rủi nằm đánh luôn một giấc tới chiều thì... kỳ quá. Thôi hẹn lần sau, khi bác trở thành 'người thân' thời sẽ ghé lại lần 2 thăm bác.
Có lẽ khi ấy đường đi Mũi Dinh đã hoàn hảo rồi.
Năm 2013, Sơn Hải vừa thực hiện xong kè chống sạt lở khu vực bờ biển. Toàn tuyến công trình xây dựng có chiều dài hơn 3.500m; rộng 5,49m; chiều cao đỉnh kè 3m. Mái kè thiết kế theo dạng bậc thang, kết hợp mố hắt sóng nhằm giảm chiều cao sóng leo.
< Ngồi tán chuyện thêm một hồi nữa, bọn mình từ giã chị giữ nhà, trở ra ngoài ngã 4 trung tâm thôn và rẽ vào con đường chính rời thôn Sơn Hải.
Trong này nhìn ra, vẫn thấy đoạn đất đỏ được rải 2 bên đường.
Người dân bị mất đất khi làm bờ kè cũng an tâm vì trước đó, Ninh Thuận đã đầu tư xây dựng khu tái định cư. Nếu bạn vượt cây cầu nhỏ của thôn rồi chạy hướng về phía CTy tôm Khang Thạnh sẽ nhìn thấy bên phải có rất nhiều những căn hộ khang trang, xinh xắn cạnh các con đường nội bộ vuông vắn: nhà tái định cư đấy, được phát không cho dân cho dù mất hết nhà hay chỉ mất một phần nhà do xây kè.
Khẹc khẹc, sao muốn về Sơn Hải ở quá, hi hi...
< Ra đến ngã 4. Quẹo phải để lại về Phan Rang à? Không có chuyện đó đâu.
Chạy thẳng là con đường lạ để ra QL1, mình đã dự tính trước nhưng bây giờ thì chưa thể đi được...
< ... do điều tuyệt đối phải làm lúc này là hướng về đồi cát Phước Dinh, đi Mũi Dinh.
Liệu con đường mới đã mở xong đến đâu? Bạn chờ xem tiếp nhé.
À, bạn biết những đống vuông vuông ven đường là cái gì không? Gạch lát đấy, sau này người ta sẽ lát toàn bộ vỉa hè trên đường này, hứa hẹn một con đường thật khang trang ven biển với những 2 nhà máy điện hạt nhân hiện đại (lạy Trời đừng là 'hại điện!).
Còn Tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10
Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét