Cuối năm 1927, Đào Hưng Long được Kỳ Bộ Nam Kỳ Hội Việt Nam thanh niên cách mạng cử về thị trấn Cà Mau hoạt động tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin cho nhóm thanh niên yêu nước, có ý thức giác ngộ cách mạng. Qua thời gian ngắn tuyên truyền giáo dục, tháng 1/1929, chi hội Việt Nam thanh niên cách mạng thị trấn Cà Mau được thành lập, gồm: Lâm Thành Mậu, Nguyễn Văn Chánh, Trần Hải Thoại, Tăng Văn Hai... do Đào Hưng Long làm Bí thư.
- Vị trí - Địa điểm: Tại số 41 đường Phạm Văn Ký, thành phố Cà Mau.
bản đồ: Hồng Anh thư quán
Hồng Anh Thư Quán được xây dựng vào đầu thế kỷ XX dưới thời Chủ quận Metaye, người Pháp, là một ngôi nhà trong dãy nhà lầu hai tầng được làm nhà hàng, phòng ngủ có tên Á Châu.
Toàn cảnh Hồng Anh Thư Quán.
Phòng trưng bày trong Khu di tích Hồng Anh Thư Quán.Ảnh: T. NGHĨ
Lúc bấy giờ tại thị trấn Cà Mau, bọn thực dân và tay sai chú ý đến Hồng Anh Thư Quán. Bọn chúng ra lệnh đóng cửa nhà sách, nhưng bằng nhiều hình thức hợp lý lẽ, những người có cảm tình với cách mạng vẫn được đến đọc sách. Tầng dưới bán sách gồm văn xuôi, thơ, ca… Tầng trên được dùng làm điểm hội họp, trao đổi của chi bộ Thanh niên Cách mạng. Cuối tháng 1-1929, Chi hội Việt Nam Thanh nhiên Cách mạng thị trấn Cà Mau được thành lập, gồm các đồng chí: Lâm Thành Mậu, Nguyễn Văn Chánh, Trần Hải Thoại, Tăng Văn Hai (Hai Tăng) và một số đồng chí khác, do đồng chí Đào Hưng Long làm Bí thư.
Phòng trưng bày hình ảnh về những thành viên Chi hội Việt Nam Thanh nhiên Cách mạng thị trấn Cà Mau lúc bấy giờ.
Kiến trúc cổ được trùng tu và bảo vệ nguyên vẹn.
Hiệu sách được nhiều độc giả quý mến và được những người yêu nước, những người hoạt động cách mạng làm chỗ dựa cho hoạt động cách mạng của mình. Từ đó, nơi đây bị bọn mật vụ, mật thám, lính kín “dòm ngó” và tìm cách đánh phá.
Ngày 25-9-1992, Hồng Anh Thư Quán được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
PHÚ HỮU - baoanhdatmui
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét