Lễ hội đền Sái ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội) diễn ra lúc 13h ngày 11/1 âm lịch nổi bật với nghi lễ rước vua, chúa giả. Tích xưa kể rằng, sau nhiều lần xây thành Cổ Loa không xong, vua Thục Phán An Dương Vương được thần Huyền Thiên Trấn Vũ giúp diệt trừ yêu tinh, xây được thành. Để tạc ghi công đức của thần, nhà vua cho xây dựng đền Sái, thờ thần Trấn Vũ và hàng năm, vào đầu xuân, nhà vua lại đích thân xa giá về bái yết tại đền.
< Hàng năm vào ngày này, người dân trong làng lại tưởng nhớ sự tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành.
Về sau, do đi lại khó khăn và tốn kém, nhà vua ban chiếu cho làng Thụỵ Lôi thực hành nghi lễ này. Từ đó xuất hiện lễ hội “Rước vua giả” - còn gọi là lễ rước vua sống - ở đền Sái. Từ đó đến nay, cứ đến ngày 11 tháng Giêng có lễ hội rước Vua (lễ hội đền Sái) với sự tham gia của đông đảo dân làng và du khách thập phương.
< Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa. Thần Trấn Vũ được thờ trên núi Sái của Thất Diệu Sơn. Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả.
< Và từ đó đến nay vào mỗi dịp ăn Tết xong, cả làng lại rộn rã tổ chức hội. Bắt đầu từ 13h, lễ khênh kiệu từ đền Sái về đình làng với màn quay kiệu khí thế, vui nhộn. Đám rước kiệu đi trong tiếng nhạc của phường bát âm và tiếng chiêng trống vang dội.
< Chúa được vẽ mặt đỏ để phân biệt với vua, cả hai ngồi trên kiệu buộc bảo hiểm chặt nhưng cũng phải hãi hùng mỗi khi đám trai làng dô và quay kiệu nghiêng ngả.
< Khi kiệu về gần đến đình làng, pha lúng túng vấp chân của một thanh niên khênh kiệu đi đầu đã kéo theo hàng loạt người phía sau ngã theo khiến chiếc kiệu lật nhào.
< Chàng trai ngã bật ra xa 2 mét, may mắn người đóng vai chúa không bị chấn thương do đã được buộc chặt.
< Người được đóng vai chúa (hay còn gọi là Thanh Trang) năm Giáp Ngọ là cụ Lê Quang Hân (70 tuổi). Đây là một trong hai lão ông cao niên trong làng được tuyển chọn kỹ lưỡng (phải từ 70 tuổi trở lên, con cháu đuề huề hạnh phúc, đầy đủ nội ngoại, gia đình văn hoá).
< Còn vua là cụ Trần Văn Chương (72 tuổi). Thỉnh thoảng vua đứng hẳn lên kiệu khua kiếm náo động đường làng.
< Ngoài ra còn có bốn vị "quan tứ trụ triều đình", quan Thị vệ, quan Tán Lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ (trên 60 tuổi) được ngồi võng cho 'lính' rước.
< Trẻ em cũng được tham gia đóng vai quân lính tại lễ hội này.
Theo Zing
Du lịch, GO!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét