(iHay) - Từ phố cổ Hội An tôi lên thuyền, xuôi theo dòng sông Thu Bồn chỉ khoảng 3km là tới một làng gốm nho nhỏ, hiền hòa và yên bình với những ngả đường đất quanh co.
< Liền với mảnh sân này là một lán nhỏ ngay rìa đường làng, có một nghệ nhân và một thợ gốm đang miệt mài sáng tạo.
Vẫn còn những bụi tre ven bờ ao và lối mòn dẫn xuống chiếc cầu ao xinh xắn - những cảnh quá đặc trưng của những làng quê nghèo. Đó là làng gốm Thanh Hà.Vừa đi được một đoạn trên đường làng đã thấy ngay sự hiện diện của gốm.
< Bàn xoay ở đây được vận hành bằng sức người, chứ không chạy bằng mô tơ như ở Bát Tràng.
Bàn xoay ở đây được vận hành bằng sức người, chứ không chạy bằng mô tơ như ở Bát Tràng. Người đứng trên cùng lúc thực hiện mấy nhiệm vụ: thay thế chiếc mô tơ để quay bàn xoay bằng chân; 2 tay thì nhào đất, xén và viên thành những miếng vừa đủ cho một sản phẩm; nhặt sản phẩm đã vuốt xong, xếp ra giá để phơi, đồng thời đặt miếng đất mới xuống bàn xoay cho một vòng quay mới.
< Đầu tiên cứ phải vuốt thẳng lên đã. Khối hình trụ là khối cơ bản, khối xuất phát. Chỉnh độ tròn và độ cao luôn...
< ... rồi mới tạo dáng. Ngoài đôi tay điêu luyện, người thợ gốm ở đây còn sử dụng một công cụ sản xuất rất đặc biệt- mảnh gỗ nhỏ. Mới hay, đã vào tay các nghệ nhân thì một mẩu gỗ hay mẩu đá cũng có thể thành công cụ hữu hiệu.
< Tạo dáng dưới đế thì phải dùng ngón tay thôi. Vậy là xong một chiếc tộ (ngoài Bắc gọi là niêu).
< Thanh Hà chỉ làm gốm chứ không có đồ sứ như Bát Tràng hoặc Chu Đậu.
< Sản phẩm nung xong có màu gạch non, không cần sơn phết cũng đã đủ đẹp. Lò gốm này làm những sản phẩm gia dụng bình dân và mấy đồ lưu niệm nho nhỏ như thế này. Đi sâu vào trong chúng ta còn gặp nhiều xưởng gốm khác nằm rải rải ven đường làng.
< Lò gốm này có một sản phẩm là lạ. Vuốt xong thành hình chum thì thu miệng bình lại và đóng kín luôn. Cái nắp được tạo dáng rất đẹp. Băn khoăn không rõ kín mít thế này thì dùng vào việc gì. Hóa ra người ta sẽ rạch một khe nhỏ ở thân cái bình này, rồi cho tiền vào đó để dành...
< May mắn cho tôi là hôm nay lại đúng ngày gốm vào lò (Thường thì phải hàng tháng mới đủ một mẻ đốt lò). Thế là có được cảnh này. Bạn có nhìn thấy một người thợ đang lom khom trong lò không? Ở đây vẫn đốt lò bằng củi. Một mẻ gốm, tính cả thời gian vào lò, đốt và ra lò mất khoảng 4 ngày. Đó là nung gốm, nhiệt độ khoảng 800- 900 độ C. Còn nung sứ thì phải 1100- 1200°C, chắc sẽ lâu hơn.
< Sâu hơn vào trong làng, có một quầy gốm. Rõ ràng đã là những sản phẩm công nghiệp rồi, không phải đồ thủ công nữa. Chắc chỉ còn công đoạn đốt lò vẫn thủ công.
Đúng vậy, một xưởng gốm công nghiệp đây. Những sản phẩm đổ khuôn đều chằn chặn xếp đống trong gian phòng này.
< Một cô thợ đang tỉ mẩn với công đoạn hậu đổ khuôn. Cô đang cho chú lợn này há miệng cười thật tươi...
< Các thể loại mặt nạ. Đây cũng có mặt nạ và các loại đèn treo tường...
Có loại đèn 12 con giáp (hàng thứ 3 và rải rác những hình tương tự là đèn các con giáp - nhìn rõ các chữ "Tý", "Sửu" trên thân đèn đó), có loại đèn hình mặt người, nhìn cũng giống mặt nạ.
< Một gánh quà quê bình dị. Tôi hỏi đồ gì, chị bán hàng nói là bánh đa. Tôi hỏi ăn thế nào, chị nói cắt làm tư rồi cứ vậy ăn với nước chấm và rau sống. Đoạn chị mời tôi nếm thử, nhưng tôi cảm ơn, chỉ xin chụp một kiểu ảnh thôi. Vậy là chuyến đi Làng gốm Thanh Hà của tôi kết thúc với một nét riêng rất Quảng Nam.
Theo Zing News
Du lịch, GO!
Hồn đất Thanh Hà
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét