Sông An Cựu là chi lưu của sông Hương, chảy qua phía Nam thành phố Huế, qua các làng Phú Xuân, Dương Xuân, An Cựu, Dương Phẩm, Thanh Thuỷ, Lang Xá, Lợi Nông. Cửa sông nằm giữa hai phường Vĩnh Ninh và Phường Đúc.
Cửa sông An Cựu bắt đầu bên bờ nam sông Hương ngay điểm cuối cùng của mũi phía Đông của cồn Dã Viên ở tọa độ 16°27'33.67" vĩ Bắc 107°34'33.82" kinh Đông. Sông được khơi trên một lòng một con suối cũ, chảy theo hướng Bắc Nam, bờ phía Tây của sông chảy dọc theo dưới chân của gò Dương Xuân, Bến Ngự, Phủ Cam, Kho Rèn…
< Sông An Cựu xưa (đoạn sông có tên là Phủ Cam).
... đến vùng An Cựu thì chảy thẳng vào đồng bằng càng ngày càng cách xa vùng núi Ngự Bình – Thiên Thai, Ngũ Phong chảy chừng 17 dặm thì đến hành cung Thần Phù chảy thêm 28 dặm nữa qua hành cung Thuận Trực rồi đổ vào phá Hà Trung ở tọa độ 16°21’ vĩ Bắc 107°45' kinh Đông.
Năm Gia Long 13, vua cho đào khơi thông với sông Đại Giang nhập vào phá Hà Trung, góp phần tháu chua rửa mặn cho cánh đồng Hương Thuỷ. Sông An Cựu là con sông đào, nhưng lại là con sông dài nhất thành phố Huế với chiều ngang khá khiêm tốn chỉ xấp xỉ 1/15 so với sông Hương.
Sông An Cựu có một hệ thống mạng lưới nhận nước khá lớn từ các khe suối của vùng đồi núi nằm bờ phía Tây của sông như vùng gò Dương Xuân, Phủ Cam, Ngự Bình Thiên Thai, Ngũ Phong, Thần Phù, Phú Bài kéo dài cho đến, Hà Trung, Hà Trử. Hệ thống nhận nước này cách đây 60 - 70 chục năm còn thấy rõ bởi các khe suối lộ thiên khi chúng đổ vào sông An Cựu, hiện nay bị che khuất, bị san lấp, bị đô thị hóa, bị cải tạo… nhất là ở các vùng Nam Giao, Bến Ngự, Phủ Cam đã bị biến dạng hoàn toàn, dấu tích còn lại của hệ thống này là cống nằm bên cạnh nhà số 156B đường Phan Chu Trinh.
Năm Minh Mạng thứ 2, tức 1821, sông có tên là Lợi Nông. Nay sông chia thành 3 đoạn: đoạn gần sông Hương gọi là sông An Cựu, đoạn giữa là sông Lợi Nông, đoạn cuối là sông Lợi Giang. Sông An Cựu có cầu gỗ An Cựu Bắc từ đời Gia Long, dài 7 thước, năm 1990 được thay thế bằng cầu cốt thép trên đường số 1. Ngoài ra, sông An Cựu còn có tên khác là sông Phủ Cam hay sông Thanh Thuỷ. Năm 1836, sông Lợi Nông được khắc vào chương đỉnh trong cửu đỉnh.
Ở đoạn đầu của sông có Bến Ngự để thuyền rồng của nhà vua cập bến mỗi khi đi tế Nam Giao. Phía hạ lưu có các hành cung Thần Phủ, Thuận Trực để vua tạm nghỉ trong những lần về chơi ở phá Hà Trung hoặc về rừng Đông Lâm (nay thuộc xã Thủy Châu, huyện Hương Thủy, nơi được vua Thiệu Trị xếp vào 1 trong 20 thắng cảnh của đất Thần Kinh) săn bắn.
Dòng sông này do nhận nước từ sông Hương trong xanh nên ngay cả những ngày mưa nước vẫn ít khi đục. Trái lại, mùa nắng hạn, nước sông cạn và lại có màu vàng đục của lớp phù sa dưới đáy. Do vậy mà ca dao xứ Huế có câu:
Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong....
Thuyền xa Bến Ngự xuôi dòng
Mà người dùng dắng lòng không muốn về
Theo Vietgle, ảnh internet
Du lịch, GO!
Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét