Trên đường ra tượng Phật Bà Nam Hải, nếu rẽ trái vào tỉnh lộ 31 (đường Bạc Liêu - Vĩnh Châu), là đường vào Giồng Nhãn.
Đường Giồng Nhãn (tỉnh lộ 31), với những cây nhãn bên đường.
Những cây nhãn thân uốn lượn rất đẹp.
Dọc đường, nhớ thử món bánh xèo. Bánh xèo A Mật (ảnh trên) có tiếng.
Lối vào cây xoài cổ thụ qua cổng nghĩa địa Thọ Sơn, một nhị tì Tiều (nghĩa địa Tiều)
Một cây xoài cổ thụ thật đẹp, rất hiếm ở miền Nam. Nhiều người ước lượng khoảng trên 300 tuổi.
Nghĩa địa người Tiều sát đấy, với những mộ người giàu...
... và mộ người nghèo.
và một khu mộ cải táng.
Những mộ cải táng làm nhỏ gọn lại để tiết kiệm đất. Ở giữa, một nấm mộ to cải táng những nấm mồ vô chủ.
Cổng chính chùa Xiêm Cán. Đây là một ngôi chùa của người Khmer Nam Bộ. Tên chính thức là chùa Komphisako, hay còn gọi là chùa Prêk Sh'râu (nghĩa là Sông Sâu, chữ Xiêm Cán, tiếng Tiều, cũng cùng nghĩa này).
Cận cảnh cổng chùa. Trên bức phù điêu giữa, phía dưới là một đài hoa sen, và một cái bình. Giữa, hình chữ X, là kinh Phật, với hình thức viết trên lá buông, kiểu sách xưa của người Khmer. Trên cùng, bánh xe Pháp Luân.
Qua tiếp một cổng thứ 2.
Chính điện
Khác với chùa Việt, chính điện chùa Khmer thường đóng kín cửa. Tòa chính điện thường chỉ dành cho các sư làm lễ. Phật tử đến cúng tại nhà Sala (ảnh trên). Trên nóc nhà Sala, đắp tượng thái tử Thích Đạt Đa cỡi ngựa, trên đường xuất gia, với người hầu bám sau đuôi ngựa. ôi ngựa. Quỷ vương đang đứng, đưa tay cản đường thái tử.
Kế nhà Sala là Tăng xá, 2 tầng, nơi ở của các sư.
Tăng Xá, với kiến trúc rất màu sắc, đặc trưng của phong cách Khmer.
Một ngôi nhà sàn bằng gỗ, là một tăng xá thời trước còn sót lại. Chú ý các tượng chim thần Krud trên các cột.
Trong chùa rất nhiều kiến trúc phụ khác. Kiến trúc bên trái là tháp chuông.
Một tượng Phật bằng gỗ lớn, phong cách ảnh hưởng kiểu tượng Phật Việt.
Các tháp mộ quanh chánh điện. Mỗi tháp có cửa để đưa tro cốt vào.
Một tháp mộ...
... và cận cảnh.
Trong một góc vườn chùa là tháp thiêu.
tháp thiêu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét