< Mấy anh em chụp kỷ niệm tại nhà bia.
Đọc một số bài viết về Trường Sơn của các tác giả đăng trên báo Sài gòn Giải Phóng thì không chỉ riêng tôi mà rất rất nhiều đồng chí, đồng đội đã từng ở Trường Sơn trong những năm tháng ác liệt của chiến tranh mới thấy đường Trường Sơn trước kia hầu như bị lãng quên.
< Đường 10: Km 33.
Đầu tháng bảy vừa rồi chúng tôi có dịp trở lại đường 10, con đường được sinh sau đẻ muộn thuộc hệ thống đường mòn Hồ Chí minh, nhưng đường 10 lại là con đường đầy gian khổ ác liệt. đường 10 xuất phát từ km số 0 là thôn Áng Sơn, xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình xuyên Trường Sơn đi về phía Tây có chiều dài 72 km.
Đường 10 được khởi công từ tháng 4/1967, đến năm 1968 thì hoàn thành.
< Đường 10 hòa vào đường HCM nhánh Tây (vị trí Tăng Ký).
Đường 10 đã vượt biết bao đèo cao vực sâu, dốc đứng để tới ngã ba Dân Chủ gặp đường 16 rồi đi tiếp vào đường 9. Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Đệ nguyên Bí thư Trung ương Đoàn khóa III, nguyên trưởng ban TNXP thời chống Mỹ, thì cuộc chiến trên đường 10 vô cùng ác liệt, ngoài mưa bom bão đạn thì khẩu phần ăn của mỗi người giảm dần từ 24kg gạo/tháng, xuống còn 10kg, 5kg và cuối cùng thì hết gạo phải dùng rau rừng cầm hơi.
< Đường 16 hòa vào đường HCM nhánh Tây (Đường 16 xuất phát km 0 tại Thạch Bàn, Lệ thủy gặp đường HCM tại km 27).
Lãnh đạo cục công trình I - Bộ giao thông vận tải huy động tất cả xăng dầu còn lại đổ đầy 5 chiếc xe tải mở đường máu trở về hậu cứ xin tiếp tế gạo, khi 5 chiếc xe chất đầy gạo thực phẩm trở lại đường 10. Tất cả mọi người nín thở chờ đợi, khi đoàn xe tới ngầm Âm Phủ (ngầm này tại km 71, 72 đường 10), sau khi qua ngầm rồi vượt dốc là gặp đường 16A đây là ngã ba Dân Chủ”. Máy bay Mỹ phát hiện ném bom, chiến sĩ lái xe hy sinh, lương thực bị cháy hoàn toàn.
< Cầu Sê Băng Hiêng.
Đường 10 tốc độ thi công đạt kỷ lục, cứ một ngày thì mở được một km, tuy nhiên cứ một km đường được mở thì có tới bốn chiến sĩ hy sinh. Con đường đã đổ không ít máu xương của cán bộ chiến sĩ ta,. V ì vậy khi đó mới có câu : “Chưa đi chưa biết đường 10/ Đi rồi mới biết sức người, sức ta”. Sau chiến tranh đường 10 hầu như bị quên lãng, đến năm 2007 đường 10 được khôi phục lại. Tuy nhiên khi đến Tăng Ký km 33 thì đường 10 hòa vào nhánh Tây của đường HCM.
Như vậy từ km 34 trở đi cho đến km 72 không được sử dụng nên mọi dấu tích của đoạn đường này sẽ đi vào ký ức của bộ đội công binh, TNXP, dân công hỏa tuyến và tất cả những người đã đi qua hay ở trên tuyến đường này.
< Đường 10.
Đã từng ở trên đường 10 chúng tôi không thể quên rất nhiều kỷ niệm buồn vui gắn liền với nó, ngay tại km45 là bệnh xá của tổng đội N44 TNXP- Ban XD67, từ km 45 trở đi đường quanh co, đèo dốc, vực thẳm.
Đi trên đoạn đường này lái xe sơ ý là rơi ngay xuống vực: tại km50 vào tháng 5/1971 có một chiếc xe ben Zin130 chở đá để kè ta luy, sau khi đổ đá xong, lái xe sơ ý nên chiếc xe đã rơi xuống vực.
< Nhà bia được xây dựng ngay tại ngã ba tại đây đường 16 xuất phát từ Thạch Bàn, lệ Thủy, Quảng Bình.
Đứng trên đường nhìn xuống thùng ben văng ra nhỏ như chiếc thúng úp, càng đi đường càng lên cao, sương mù càng dày đặc ngay ban ngày mà xe đi đến km 57 cũng phải dùng đèn gầm màu vàng. Đoạn đường này đèo dốc quanh co được ví như cổng trời, đèo sa Mù hay đỉnh một ngàn lẻ một cũng chưa sánh bằng.
Khi vào đến km68 tại đây có một con đường, mà theo lời kể của các anh ở E98 công binh thì đây gọi là đường 16E, được mở để đi vào đường 9 rút ngắn đoạn qua ngã ba Dân chủ và đường 16A, đồng thời chia lửa với ngã ba Dân Chủ.
Vì thế mà con đường này máy bay Mỹ cũng đánh phá suốt ngày đêm, đứng ở đầu con đường chỉ thấy một màu đỏ của đất đỏ, thỉnh thoảng có màu trắng của những chiếc dù đèn. Trở lại km 69 đến km72 đường 10 rồi ngã ba Dân Chủ là bãi chứa bom của Mỹ.
< Bữa ăn trưa tại đồn BP Cù Bai.
Đi ngược suối qua ngầm Dân Chủ sẽ đến khu vực có một số đơn vị đóng quân như E101, E74 vận tải rồi kho của E98 công binh, tiếp tục ngược suối có C449 TNXP, ngược lên chừng hơn một km là Đội điều trị của binh trạm 27.
< Đường 10 xuất phát từ Áng Sơn, Vạn Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình. và tại đây đường thống nhất 16A đi tiếp vào đường 9, Khe sanh.
Trong chiến tranh mặc dù trang bị vật tư kỹ thuật thiếu thốn, nhưng các bác sĩ, y tá, hộ lý đã hết lòng vì thương bệnh binh.
< Bữa ăn trưa tại đồn BP Cù Bai.
Đi ngược suối qua ngầm Dân Chủ sẽ đến khu vực có một số đơn vị đóng quân như E101, E74 vận tải rồi kho của E98 công binh, tiếp tục ngược suối có C449 TNXP, ngược lên chừng hơn một km là Đội điều trị của binh trạm 27.
< Đường 10 xuất phát từ Áng Sơn, Vạn Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình. và tại đây đường thống nhất 16A đi tiếp vào đường 9, Khe sanh.
Trong chiến tranh mặc dù trang bị vật tư kỹ thuật thiếu thốn, nhưng các bác sĩ, y tá, hộ lý đã hết lòng vì thương bệnh binh.
Cả tuyến đường từ km 34 vào km72 đường 10 rất nhiều những chứng tích của một thời chiến tranh. Cũng trên đoạn đường ấy rồi đường 16E có biết bao đồng đội, đồng chí đã nằm lại.
< Lên đèo Sa Mù.
Giờ đây đứng ở bên cạnh nhà bia tại ngã ba Dân Chủ nhìn lại đoạn dốc của đường 10 chúng tôi thấy rằng, chỉ có những người đã từng đi qua hoặc đã từng ở trên tuyến đường này trong những năm chiến tranh chống Mỹ, mới cảm nhận hết được những giá trị lịch sử của nó. Hơn bốn mươi năm trở lại nơi này, thời gian đã làm thay đổi nhiều, song không gian và khoảng cách vẫn còn đó, những di tích, chứng tích của một thời chiến tranh ác liệt không thể xóa nhòa.
< Cửa Khẩu quốc tế Lao Bảo.
Giá như những con đường ấy bây giờ dù không rải nhựa, hay đổ bê tông thênh thang, nhưng nó được gìn gữi để du khách thập phương có dịp qua đây, có thể phần nào cảm nhận được sự ác liệt thời chiến tranh, của hệ thống đường mòn HCM trên Trường Sơn. Đồng thời hiểu được giá trị mà thế hệ cha anh, đã xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ...
Cho tới bây giờ, mỗi khi đọc câu thơ của cố nhà Thơ Tố Hữu thì mới thấy thấm thía:
“Trường Sơn Đông nắng, Tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình”.
Bùi Hoằng
Hà Bình-Hà Trung-Thanh Hóa
Du lịch, GO! Cảm ơn anh Hoằng.
Xem thêm:
Ký sự đường 10 - Kỳ 1: Con đường thủy chung
Ký sự đường 10 - Kỳ 2: Hang Đại tướng
Ký sự đường 10 - Kỳ 3: Lúa nước trên non
Ký sự đường 10 - Kỳ 4: Tiếp nối bản anh hùng ca
Ký sự đường 10 - Kỳ cuối: Thương lắm trẻ vùng cao
Một chuyến vượt đường Trường Sơn, nhánh Tây
< Cửa Khẩu quốc tế Lao Bảo.
Giá như những con đường ấy bây giờ dù không rải nhựa, hay đổ bê tông thênh thang, nhưng nó được gìn gữi để du khách thập phương có dịp qua đây, có thể phần nào cảm nhận được sự ác liệt thời chiến tranh, của hệ thống đường mòn HCM trên Trường Sơn. Đồng thời hiểu được giá trị mà thế hệ cha anh, đã xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ...
Cho tới bây giờ, mỗi khi đọc câu thơ của cố nhà Thơ Tố Hữu thì mới thấy thấm thía:
“Trường Sơn Đông nắng, Tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình”.
Bùi Hoằng
Hà Bình-Hà Trung-Thanh Hóa
Du lịch, GO! Cảm ơn anh Hoằng.
Xem thêm:
Ký sự đường 10 - Kỳ 1: Con đường thủy chung
Ký sự đường 10 - Kỳ 2: Hang Đại tướng
Ký sự đường 10 - Kỳ 3: Lúa nước trên non
Ký sự đường 10 - Kỳ 4: Tiếp nối bản anh hùng ca
Ký sự đường 10 - Kỳ cuối: Thương lắm trẻ vùng cao
Một chuyến vượt đường Trường Sơn, nhánh Tây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét