Đầu thế kỷ XX, người Hà Nội giải khát bằng thứ chè nụ vối ủ lâu năm và chè tươi nấu với mấy nõn lá bàng xanh. Hai thứ này được bọn trẻ bán nước rong đựng trong ấm đất nung, ngoài bọc vỏ bao tải cho nóng, rồi rót vào bát đàn.
Đầu thế kỷ thứ 20, dân nghèo thành thị ở Hà Nội thường giải khát bằng hai thứ nước rẻ tiền, đó là chè nụ vối ủ lâu năm và chè tươi nấu với mấy nõn lá bàng xanh để tăng vị chát.
Hai thứ này được bọn trẻ bán nước rong đựng trong ấm đất nung, ngoài bọc vỏ bao tải lúc nào cũng nóng, rót vào bát đàn.
Người nhiều tiền mua sẽ cấu loại kem trắng muốt quay tay, điểm lá chanh thái thơm đong vào cái cốc dày, nhỏ, sâu lòng có chân cao hoặc uống nước chanh chai của hãng có thương hiệu "đầu gấu" hoặc kem sôđa mát ngọt tùy người uống muốn thêm đá hay không.
Còn nước chanh quả của bà Tộ béo nổi tiếng ở ngã ba Lương Văn Can, Lê Thái Tổ. Khách giải khát thường đứng đón gió bên hồ Hoàn Kiếm nhâm nhi. Lại có cả những gánh hàng rong bán sirô lựu, chanh, cam uống với đá.
Trước khách sạn Phú Gia có nhiều kiốt bán kem vani, kem sôcôla. Phần nhiều là thương gia, công chức cấp cao tối tối hay đến gọi kem cốc ngồi chuyện gẫu với các cô hàng vấn tóc trần hoặc chít khăn nhung môi son, má phấn áo dài màu, quần sa tanh trắng.
Năm 1940-1941, ở Hà Nội xuất hiện loại kem que bán cùng kem cốc ở quán "Zêphia" lúc nào cũng đông khách-Sau này ta giành được độc lập không dùng tên Tây nữa mà đổi thành Dương Phi. Vợ vua Đường Minh Hoàng. Bây giờ cửa hàng kem này không còn.
Ngày nay, các buổi chiều hè có hàng kem cốc Thủy Tạ, có bán cả kem Ý ăn kèm bánh Sămpa xôm xốp. Còn cửa hàng số… phố Tràng Tiền một thời bán cả chè sen đá, có cả kem sữa, kem sôcôla, kem cốm.
Nhiều người thích dùng bia chai ướp lạnh (bia Hà Nội hay bia Hà Lan) bia hộp, bia hơi, ai không thích bia thì uống các loại nước ngọt như Fanta vàng, Xítpơraixanh và Côcacôla tím.
Hai bên hè đường hầu như phố nào cũng có những hàng chè đỗ đen đá trộn với thạch đen cắt nhỏ, có hạt trân châu điểm nhiều sợ dừa nạo trắng mướt còn buổi tối lại có những món nóng như lục tào xá (chè vừng đen). Đất Bắc có mùa na, mùa vải, mùa nhãn nhưng chỉ có chè hạt sen nhãn lồng là dùng trái cây. Chỉ tiếc rằng Hà Nội không có nhiều thứ chè trái cây chín mà người ta gọi là "món tài hoa" như ở miền Nam.
Trong Nam có nhiều quán chè trái cây: Cô chủ quán xắt vào ly vài lát đu đủ chín, vài lát hồng xiêm, rồi mùa nào thức ấy cô bỏ thêm thanh long, quả bơ, mãng cầu (na), dưa bở. Xong ly chè được rưới thêm 2 thìa nước đường, một thìa nước cốt dừa, cho đá lạnh đã bào vụn vào. Có lẽ vì thìa nước đường trong vắng vàng óng và sánh như mật ong mà ly trái cây được gọi là chè chăng? Phải chăng vì thế mà chè trái cây trở thành đặc sản của miền Nam mà Hà Nội chưa hề có món giải khát này, một loại nước giải khát tươi mát của miệt vườn đầy ắp nắng ấm và gió xuân.
Du lịch, GO! - Theo Cuộc Sống Việt, internet
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét