Pages

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Bia Thoại Sơn

Bia Thoại Sơn là một trong ba di tích lịch sử, loại bia ký nổi tiếng ở Việt Nam dưới chế độ phong kiến còn lưu lại đến ngày nay.
Bia nằm dưới chân núi Sập, trong đình Thoại Sơn thuộc thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, cách thành phố Long Xuyên khoảng 28km.

Bia Thoại Sơn do Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) dựng năm 1822, bia đá có chiều cao 3m, ngang 1,2m, bề dầy 0,2m. Mặt bia chạm 629 chữ mô tả công trình đào kênh Thoại Hà và nói lên tình cảm của Thoại Ngọc Hầu với triều đình, với nhân dân.

< Đền thờ Thoại Ngọc Hầu, bên trong có bia cổ.

Vào đầu thế kỷ 19, vùng Thoại Sơn rất hoang vu, mịt mù cây rừng cỏ dại. Lạch nước tuy có sẵn nhưng nhỏ hẹp, bùn đọng, cỏ lấp, thuyền qua lại không nổi...

< Bia mới được dịch từ bia Thoại Sơn đặt bên ngoài.

Con sông Đông Xuyên (nay là Long Xuyên) chỉ kéo dài đến Ba Bần, mọi giao thông của tàu thuyền từ Long Xuyên và đồng bằng sông Cửu Long muốn sang Rạch Giá, Hà Tiên hay ngược lại đều phải đi đường biển vòng xuống Cà Mau.

Năm 1817 khi Thoại Ngọc Hầu về trấn thủ Vĩnh Thanh, sau khi khảo sát thực tế, nghiên cứu địa hình vùng tứ giác Long Xuyên, ông chủ trương đào kênh Đông Xuyên – Rạch Giá, đầu kênh tại Ba Bần (Ba Dầu hiện nay). Chủ trương đào kênh của ông được vua Gia Long chấp thuận và vào mùa xuân 1818, việc đào kênh được khởi công.

< Còn bia Thoại Sơn cổ được gìn giữ cẩn thận trong đình.

Kênh đào theo lạch nước cũ nên sau một tháng đã hoàn thành. Bề ngang kênh 61m, chiều dài tới Rạch Giá là trên 30km và là con kênh đào sớm nhất ở miền Nam. Nó có vị trí quan trọng cho giao thông vận tải đường sông và phát triển nông nghiệp của huyện Thoại Sơn.

Khi công trình đào kênh hoàn tất, vua Gia Long rất khen ngợi ra lệnh lấy tên Thoại Ngọc Hầu đặt tên cho sông là Thoại Hà (Sông Thoại). Trên bờ phía đông của Thoại Hà có một ngọn núi, tục gọi là núi Sập, vua liền cho đổi tên là Thoại Sơn (Núi Thoại) để tặng thưởng công lao khó nhọc của Thoại Ngọc Hầu.

Để ghi dấu một kỷ niệm trọng đại trong cuộc đời mình, Thoại Ngọc Hầu soạn một bài văn khắc vào bia đá. Năm Minh Mạng thứ ba (1822), Thoại Ngọ.

Hiện nay, Bia xưa vẫn còn ở y vị trí ban đầu trong đình, nét chữ Hán trên mặt bia còn sắc và đẹp. Còn ở bên ngoài đình thờ, người đời sau cho dựng thêm một tấm bia đá lớn khác, kích cỡ tương tự nhưng kém mỹ thuật hơn, khắc bản dịch bằng tiếng Việt.

< Một bia mới khác cũng được dựng ở khu du lịch Thoại Sơn.

Bia Thoại Sơn là một áng văn hay, một tác phẩm nghệ thuật độc đáo và còn là di tích lịch sử nổi tiếng.

Ngày 28 tháng 9 năm 1990, bia đã Bộ Văn hóa ra quyết định số 993/VH.QĐ công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Một số điểm có thể đến ở huyện Thoại Sơn:

- Lòng hồ số 1 (tượng đài tưởng niệm Thoại Ngọc Hầu) tức KDL Hồ Ông Thoại.
- Tìm hiểu bia Thoại Sơn (di tích khơi thông kênh Thoại Hà của Thoại Ngọc Hầu).
- Đi bộ lên núi Ông Thoại thưởng thức cảm giác mạnh với hang Dơi, ngắm toàn cảnh Thoại Sơn trên đỉnh núi.
- Đến Ba Thê tham quan khu di tích Óc Eo - Linh Sơn tự (tượng Phật Bốn Tay, hai bia Đá Đen), Khu di chỉ Gò cây sậy, Gò cây thị là dấu tích của nền văn hóa cách đây khoảng 2.000 năm rồi biến mất một cách bí ẩn.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ web An Giang, Wikipedia... và nhiều nguồn ảnh khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

Sample Text

 
Blogger Templates