(Tiếp theo) - Chạy ngang dưới cầu vượt Khu Công nghệ cao thì chắc chắn phía trước sẽ là sân golf Thủ Đức. Vào làm ván golf à? Thứ này dành cho đại gia, còn mình thuộc lớp 'mậu gia' nên đến cầm que gõ đầu trẻ cũng không ổn thì khó có chuyện vô trỏng.
< Chui gầm cầu vượt của khu công nghệ cao, cầu này nối liền khu 1 và 2.
Vậy nhưng khu vực sân gôn sẽ có nhiều lối hay hay thông qua đường Nguyễn Xiển: nơi có hứng thì mình sẽ ra bến đò thăm cù lao Bà Sang (có chùa Phước Long, còn gọi là chùa Châu Đốc 3), không thì ghé viếng chùa Bửu Long cũng rất đẹp.
Nhưng trước khi nói đến các nơi đó, mình sẽ đề cập đến cái hiện diện ngay trước mắt là Khu công nghệ cao tại đây.
< Chạy ngang qua cổng Đền Tưởng niệm Bến Nọc. Mình sẽ có dịp đề cập tới đền ni bên dưới.
Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh còn gọi là KCN cao Sàigòn (tên viết tắt: SHTP, theo tên tiếng Anh: Saigon Hi-tech Park) là một khu vực (không phải là khu công nghiệp bình thường đâu nhé) tập trung các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao.
< Nghỉ chân dăm phút bên cầu Bến Nọc để uống nước. Cầu này bắt ngang dòng sông nhỏ có tên là Suối Cái.
Vị trí nơi này tại đây.
Khu công nghệ cao nằm bên Xa lộ Hà Nội, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 12 km. Khu công nghệ cao có diện tích giai đoạn 1 là 300 ha.
< Nghỉ chút cho thông thả chân tay rồi lại đi, lộ ni vẫn là đường Lê Văn Việt, hiện đang được mở rộng.
Hiện tại đây đã có nhiều công ty trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao đầu tư xây dựng nhà máy. Trong đó đáng kể nhất là Nidec của Nhật Bản đầu tư 1 tỷ USD sản xuất các thiết bị đầu đọc quang - các thiết bị nghe nhìn; hãng Intel của Hoa Kỳ cũng đã được cấp phép đầu tư 1 tỷ USD năm 2006 để sản xuất và lắp ráp chip máy điện toán...
< Cuối đường gặp ngã 3. Nhìn kỹ bảng đường ở các góc thì đây chính là Hoàng Hữu Nam. Kha kha, đúng đường rồi: khúc này từng qua một lần, vậy là mình rẽ trái...
... Bên cạnh đó tập đoàn Air Liquide của Pháp, nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực khí công nghiệp, y tế và môi trường cũng có mặt nhằm sản xuất và cung cấp khí tinh khiết với độ tin cậy cao phục vụ cho thị trường khí công nghiệp và khí y tế miền Nam Việt Nam.
< Hoàng Hữu Nam chỉ là con đường nhỏ trong hàng chục ngàn con đường của thành phố thôi. Đường khởi đầu từ ngã 3 Nguyễn Văn Tăng - Lê Văn Việt chạy thẳng đến khi gặp xa lộ Hà Nội tại khu vực phường Bình Thắng thuộc thị xã Dĩ An.
Nghe thì tưởng xa nhưng thực ra gần xịch.
Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, từ tháng 4.2010: thành phố đã bắt đầu triển khai giai đoạn 2 cho khu công nghệ cao này.
< Đường vượt qua nhiều khu đất đầy cỏ và cây bụi, cả những cây lớn như rừng (chắc rừng trồng). Vị trí lúc này tại đây.
<Dưới đất thì xế chạy, trên trời có máy bay phi. Đây là vị trí ngay luồng giảm cao độ chuẩn bị hạ cánh của phi trường Tân Sơn Nhất mà.
Giai đoạn 2 SHTP triển khai trên diện tích 613ha, tổng vốn đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng. Theo đó trong giai đoạn này, Khu công nghệ cao sẽ được xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu như: Giao thông, san nền, thoát nước, cấp nước, cấp điện, xử lý nước thải và vệ sinh môi trường, hạ tầng viễn thông - internet;...
< Hoàng Hữu Nam là đường thẳng (cong rất ít) nhưng có những con dốc tuy cao mà không gắt: ảnh trước lên dốc thì ảnh này đã xuống dốc - Kẻ lang thang xuống như xế không phanh, 'xuống dốc' đây không phải là 'hết thời', hi hi...
< Mình chạy và có ý tìm kiếm con đường nhỏ có tên số 11 thông qua Nguyễn Xiển, có vẻ như chưa tới.
... cải tạo kè bờ sông rạch, cổng ra vào, hàng rào ranh bao, công viên cây xanh - mặt nước và cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy cho Đội Phòng cháy chữa cháy chuyên trách trong Khu công nghệ cao; xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu không gian khoa học, đầu tư hạng mục cho phát triển khoa học công nghệ và nghiên cứu triển khai, vườn ươm doanh nghiệp.
< Ngã 3 đường 400 (vị trí tại đây), về mới biết Nghĩa trang Liệt sĩ TPHCM bên trái, còn nhánh 400 thông ra xa lộ Hà Nội. Nghĩa trang LS cũng là nơi tràn ngập cây xanh đấy, tiếc...
< Chạy thẳng tất tật, bỏ qua luôn nhánh rẽ phải vào đường 11 mà trước đó định đi - chỉ do muốn xem đầu đường trổ ra xa lộ Hà Nội nó thía nào, tý nữa ta vòng lại mà...
< Một đoạn đổ dốc dài, gió thổi bên tai vi vu...
Khu CNC sau khi hoàn chỉnh sẽ gồm 10 khu, trong đó 4 khu có diện tích lớn nhất là khu sản xuất CNC (196,5 ha), khu công viên cây xanh, mặt nước (105 ha), khu nghiên cứu - phát triển và đào tạo (50 ha), khu Bảo thuế (51 ha). Ngoài ra, các khu còn lại là khu ở chuyên gia (28 ha), khu công nghiệp hỗ trợ (14 ha), khu dịch vụ (12 ha), khu ươm tạo doanh nghiệp CNC (12 ha), khu công trình đầu mối kỹ thuật hạ tầng (7 ha) và khu hậu cần ( 6 ha). Thời gian thực hiện đề án từ năm 2012 đến năm 2020.
< Nhánh rẽ đường số 13, chạy qua luôn. Hồi sau mới biết nhánh 13 chạy một đoạn rồi đâu đầu vào đường 11.
Còn từ ngã 4 này, nếu rẽ trái cũng ra xa lộ Hà Nội.
Khu công nghệ cao Sàigòn sẽ là nơi tập trung thu hút đầu tư từ các công ty nước ngoài sở hữu công nghệ nguồn, doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao và thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu phát triển.
< Rợp bóng cây xanh mát, cảnh khó thấy nhiều trong khu trung tâm thành phố đặc keng xe.
< Cuối đường thì gặp xa lộ Hà Nội, nơi có tấm bảng 'Địa phận Dĩ An'. Con lươn chắn ngang nên muốn vượt qua con đường bên kia sẽ phải chạy thêm một đoạn dài.
Trở đầu xe lại thôi, lúc này đã 8h15 ngày rằm tháng giêng.
< Ngược về, bọn mình lại chạy qua các dốc lúc xuống, lúc lên...
Mình lại nói về một địa danh khác khá nổi tiếng trên con đường này, đó là Đền tưởng niệm Bến Nọc.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng bào, chiến sĩ Nam Bộ nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng đã chịu nhiều nỗi đau mất mát lớn. Trong đó có sự kiện trên 700 chiến sĩ, đồng bào cách mạng đã bị giặc Pháp sát hại vào năm 1946 - 1947 rồi ném xác xuống cầu Bến Nọc ở Tp. Hồ Chí Minh.
< Đến ngã 3 đường 11 thì rẽ trái, sém chút nữa thì 'hôn mỏ' chiếc xế hộp đậu ngay góc khuất có biển số xanh, hi hi...
Năm 2009, thành phố cho xây dựng đền tưởng niệm Bến Nọc ở đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh để ghi nhớ nỗi đau này và cũng để vinh danh sự hy sinh cao cả của những người nằm xuống.
Đền nằm giữa một khuôn viên rộng lớn, có hồ sen thơm ngát và tượng đài các bà mẹ ôm xác con thể hiện tội ác của thực dân Pháp đã đàn áp, giết hại chiến sỹ, đồng bào yêu nước.
< Chạy vào đường 11, cảnh vật trong nì thế này đây.
Cổng chính của đền Bến Nọc được xây dựng theo phong cách cổng làng truyền thống của Việt Nam, trên lợp ngói âm dương. Đền có bia ghi lại tội ác của thực dân Pháp cũng như chiến công của đội dân quân du kích địa phương đã phục kích đánh chìm 2 ghe Pháp tiêu diệt giặc để trả hận.
< Có nhiều bãi đậu những xe tải trong đó, cả 2 bên đường.
Đền chính tôn nghiêm và tĩnh mịch, có kiến trúc giống với các ngôi đền truyền thống. Trung tâm đền là bàn thờ Tổ quốc, phía trên có dòng chữ vàng "Tổ quốc ghi công", chính giữa có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hai bên là bàn thờ tri ân các vị tiền bối, các anh hùng liệt sỹ, treo trước bàn thờ là đôi câu đối "Muối mặn sát lòng dân bè lũ ngoại xâm tính thôn đất nước/ Sương giá lạnh hồn oan bảy trăm thi thể vùi chung mộ phần".
< Phía trước có nhánh rẽ, chạy thẳng hay quẹo đây?
Phía bên ngoài, bên bức tường của ngôi đền chính có bức phù điêu khắc họa những hình ảnh đầy đau thương và xúc động của trận thảm sát ở cầu Bến Nọc. Ở đây cũng lưu giữ nhiều hiện vật vốn là những dụng cụ thực dân Pháp dùng để tra tấn, giết hại đồng bào và chiến sĩ năm xưa.
< Thấy bảng ghi 'Khu công viên Lịch sử Văn hóa các dân tộc' nên bọn mình quẹo vào.
Với tổng diện tích hơn 400 ha, khu Công viên Lịch sử Văn hóa các dân tộc được quy hoạch thành 4 khu: khu Cổ đại, khu Trung đại, khu Cận hiện đại và khu Sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí.
< Đường xoàng xỉnh nhưng hai bên đẹp. Chạy một đoạn, chả thấy 'lịch sử văn hóa' gì nên lại trở ra.
Trong thực tế hồi sau, khi rời chùa Bửu Long thì bọn mình lại đi chính con đường này để trở về nhưng theo hướng ngược lại!
Ai mà biết đâu, hi hi...
< Lại thấy bảng khác của Khu Công viên Lịch sử Văn Hóa, quẹo vào luôn.
Nói đến đền bến Nọc không thể không nhắc đến bót Dây Thép bởi chính nơi đây là trung tâm tra tấn của thực dân Pháp với những nhục hình dã man như thời trung cổ, bắn giết bừa bãi đồng bào chiến sỹ dưới sự chỉ huy của quan hai người Pháp là Pirolet với mục đàn áp cốt dập tắt các phong trào đấu tranh yêu nước.
< Vào một đỗi thì thấy chốt chặn nhưng không ai chặn.
Đền Bến Nọc được kiến trúc hài hòa, thoáng đãng, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, một công trình mang nhiều ý nghĩa to lớn với nhân dân quận 9 và Tăng Nhơn Phú anh hùng. Đền là nơi nhắc nhở thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc, sự hy sinh của đồng bào, chiến sỹ cách mạng đã ngã xuống cho đất nước hòa bình hôm nay, nhớ đến những người Mẹ Việt Nam anh hùng.
< Nhìn quanh quất, thấy cái bến xe buýt. Hình như nãy giờ chạy lộn xộn chỉ trong một khoảng không gian be bé. Hi hi, không điều nghiêng trước thì phải lộn thôi.
< Lần này thì trở ra... thiệt, không 'văn hóa lịch sử' gì nữa cả. Mà Khu công viên cũng đã xây dựng đủ đâu, trong ấy chỉ có khu vực Đền Hùng mà mình đã giới thiệu trong Dulichgo.
< Vượt ngang mấy cái bãi đậu xe tải mà bọn mình đã qua khi nãy...
Dự án Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc khá lớn, tuy nhiên sẽ triển khai dần đến trước năm 2020. Hiện nay đã xây dựng hoàn tất công trình trung tâm của khu Cổ đại là Đền tưởng niệm các vua Hùng, hoành tráng, trang nghiêm, với biểu tượng “Chim Lạc vươn cánh bay về phương Bắc”.
< ... và mình tìm nhánh để đi ra đường số 11.
Công viên đã trồng mới hơn 30ha rừng (trong đó có 12ha rừng gỗ quý như: cẩm lai, sao, lim…), cải tạo và trồng thêm gần 100ha cây xanh. Làm xong đường nội bộ Nam, Bắc trong công viên.
< Bây giờ thì rõ rồi, đây chính là cổng của Tổng cục CS Quản Lý Hành chính về TTXH (vị trí ở đây).
Với thành phố, đây là dự án giai đoạn 1, đã hoàn thành và thực hiện tốt tiêu chí: nơi thiêng liêng để nhân dân đến tưởng niệm, vọng bái tổ tiên, hướng về cội nguồn, tổ chức các lễ hội, sinh hoạt văn hóa, đặc biệt là nơi tôn nghiêm tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm tại TPHCM.
< Qua một cua quẹo thì thấy ngã 3 đường 11, trước mặt là một phần khuôn viên dự án depot Long Bình - GS đang thi thi công.
Depot Long Bình - GS cũng chính là Tuyến đường sắt đô thị đã được triển khai từ tháng 8 năm 2012.
Tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên (tuyến metro số 1) có tổng chiều dài 19,7 km, trong đó có 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao với 14 ga (3 ga ngầm và 11 ga trên cao). Tổng mức đầu tư của dự án này hơn 2.490 triệu USD, trong đó có vốn vay ODA của JICA (Nhật Bản) chiếm 88,4%, còn lại là vốn đối ứng của thành phố (chiếm 11,6%).
< Vậy nên mình rẽ trái, đi theo đường 11. Nếu biết rõ, cứ theo con đường khi nãy sẽ vào Nguyễn Xiển, gần hơn nhiều! hi hi, đi lang mà...
Trong khi đó tuyến metro số 2 (Thủ Thiêm-bến xe Tây Ninh) có chiều dài toàn tuyến 11,322 km (trong đó có 9,315 km đi ngầm, 0,232 km chuyển tiếp, 0,778 km đi trên cao và 0,997 km nối vào trạm trung chuyển Tham Lương) với 9 ga ngầm và 1 ga trên cao.
< Nhìn loại cỏ đo đỏ này, nhớ ngay đến con đường ven biển Bình Tiên - Ninh Chữ trong chuyến kỳ rồi, chốn ấy đẹp tuyệt vời!
Tổng mức đầu tư của dự án hơn 1.374 triệu USD, trong đó có vốn vay từ ngân hàng ADB, ngân hàng KfW (Đức), ngân hàng EIB và vốn đối ứng từ ngân sách thành phố.
< Chạy ngang Trường Học Pháp - Việt (Lycée Français International d'Ho Chi Minh), vị trí tại đây.
Cạnh trường này có Khu du lịch Suối Mơ, trong đó không có suối lớn nhưng có hồ (nhưng dành cho cá heo nhé) trong xanh.
< Cảnh vật của đường số 11 đây, y như các tỉnh lộ mà bọn mình đã đi...
Đang chạy ngon trớn thì 'nửa kia' thốt lên: suối, có suối anh ơi.
Theo thiết kế, lưu lượng khách chuyên chở của metro số 1 khoảng 162.000 lượt người mỗi ngày (giai đoạn 2014-2020), sau đó nâng lên khoảng 635.000 lượt (năm 2030) và 800.000 lượt (năm 2040). Thời gian đi từ đầu đến cuối tuyến khoảng 30 phút, tương đương vận tốc 40 km/h. Dự kiến, tàu sẽ hoạt động khoảng 20 giờ một ngày với thời gian giãn cách giữa các chuyến là 5 - 6 phút.
< Chạy nhanh, lỡ qua một đoạn nên phải vòng lại: Bốn mắt soi mói xem nó đâu rồi... cho đến khi thấy lối mòn nhỏ thì tấp lại.
Bên cạnh đó, một không gian ngầm kết hợp metro và khu mua sắm sẽ hình thành cũng hứa hẹn tạo ra diện mạo mới cho khu vực trung tâm thành phố. Theo thỏa thuận giữa UBND TP HCM và JICA (Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản), nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu sơ bộ cho hai khu vực: quảng trường trước chợ Bến Thành (phạm vi xây dựng nhà ga trung tâm) và khu vực dọc đường Lê Lợi (dự kiến xây dựng trung tâm thương mại ngầm)...
< 'Suối' vừa thoáng thấy hóa ra là cái ao giữa những bụi rậm, nước đục ngầu. Trời thương, nó không có rác và không có mùi nước cống.
Kể vậy để biết dân 'thành phố lớn nhất nước' này giàu rất nhiều cái nhưng lại nghèo, rất nghèo cái khung cảnh hoang sơ! Ấy vậy mà nhiều địa phương có khối nơi hoang dã đẹp tuyệt lại bỏ thí, coi nó không ra 'cái đinh gì' nên cảnh đẹp mà thiên nhiên đã mất hàng ngàn (thậm chí hàng triệu) năm tạo ra nay tả tơi...
< Do không phải suối nên đi, chắc rằng đường Nguyễn Xiển không còn xa.
Điểm dừng chân kế tiếp, tính đi tính lại rồi gút: Lần này sẽ ghé chùa Bửu Long trong ngày rằm tháng giêng.
Lúc này, đồng hồ vẫn chưa vượt 9h sáng, còn khá sớm mà!
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13...
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014
Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014
Đặc sản vùng biển Thái Thụy
(BGO) - Nếu ai đó có về thăm Thái Thụy, hãy thưởng thức gỏi nhệch một lần, bảo đảm món ăn này sẽ chiều lòng được cả những thực khách khó tính nhất.
< Nộm sứa ở Thái Thụy.
Là huyện ven biển, Thái Thụy không chỉ nổi tiếng là địa phương có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời, nhiều điểm du lịch sinh thái, văn hoá tâm linh hấp dẫn như: cồn Ðen, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn ven biển với nhiều loài chim, hải sản quý hiếm, Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Ðức Cảnh... mà còn được nhiều du khách biết đến với 2 món hải sản biển đặc trưng là nộm sứa và gỏi nhệch.
Khắp dọc bờ biển Việt Nam, nộm sứa-gỏi nhệch là 2 món ăn có ở nhiều nơi, tuy nhiên ở mỗi nơi có hương vị, đặc trưng riêng. Còn với người dân Thái Thụy, họ vẫn truyền tai nhau câu nói: "Nếu về Thái Thụy mà chưa thưởng thức nộm sứa, gỏi nhệch thì coi như chưa từng về” và nó như một lời mời chào hấp dẫn, khó du khách nào nỡ lòng từ chối. Nộm sứa hay còn gọi là gỏi sứa là món nộm sử dụng nguyên liệu chính là sứa bắt từ biển về đã được sơ chế. Sứa có rất nhiều ở vùng biển Thái Thụy, trông nó giống như thực vật nhưng lại là động vật thuộc loại xoang trường cùng họ với san hô.
Những ngư dân nơi đây cho biết: thân sứa trong suốt như thủy tinh, mềm mại như chiếc lá, mang đủ màu sắc từ xanh dương, hồng cho đến tím nhạt. Sứa chứa tới 95% là nước, nếu đem phơi nắng suốt 12 giờ liền thì toàn thân sứa sẽ mỏng như tờ giấy. Mùa hè là mùa sứa nổi, nhiều nhất là vào tháng 4, tháng 5, từng thảm sứa di động trên mặt biển trông như vườn hoa sặc sỡ. Sứa không có mắt, vây, tai, đuôi và cũng không có xương. Xưa kia, người dân đi biển gặp sứa thì bắt về làm sạch ngâm với sú vẹt để vài tháng không hỏng, ăn dần hoặc đem bán lẻ ở các chợ. Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, nộm sứa trở thành món ăn đặc sản xuất khẩu ra nước ngoài, ở Thái Thụy có cả đội tàu đi thu gom sứa, hàng chục cơ sở chế biến sứa hình thành ở 6 xã, thị trấn ven biển.
Ðể có được món nộm sứa ngon, quy trình chế biến rất cầu kỳ. Sứa bắt về sơ chế sạch, ướp với muối phèn. Sau một thời gian, những miếng sứa ngậm muối bỏ ra ép thành tấm như chiếc bánh đa. Sứa đã ngâm muối phèn thường dai và dòn không nhũn như sứa ngâm sú vẹt theo phương pháp dân gian truyền thống. Người ta kỳ công cắt cẩn thận sứa ra thành từng miếng mỏng, chần qua nước sôi rồi đem xếp ra đĩa. Hành tây thái nhỏ cũng chần qua nước sôi, sau đó vắt khô cùng với sứa đem trộn đều với thịt gà xé nhỏ, mực hoặc thị bò khô, lạc, dừa nạo, lá chanh, một chút rau húng. Nộm sứa ngon là sau khi chế biến phải dòn, thơm và khô, khi thưởng thức thực khách cảm nhận được vị giòn tan của sứa, quyện với vị đậm đà nước mắm cốt, ngầy ngậy của lạc, thơm dịu ngọt của dừa và một chút vị biển của mực khô. Nộm sứa là món ăn mát, giải nhiệt nếu ai đã từng một lần ăn nộm sứa Thái Thụy vào mùa hè chắc chắn sẽ lưu giữ mãi hương vị thanh mát của món hải sản đặc trưng vùng quê này.
Cùng với nộm sứa, gỏi nhệch ở Thái Thụy cũng là món ăn đặc sản, hương vị đặc trưng khó quên. Nhệch không phải cá, không phải lươn, cũng không phải rắn và sống được cả ở nước ngọt và nước mặn. Người đời thường bảo: "lươn bung, nhệch rán” thì đắc sách nhưng với người dân Thái Thụy nhệch rán vẫn chưa là gì. Muốn biết thế nào là nhệch thì phải đến tận đất này, ra đón dân chài tận bến tranh mua được chú nhệch cơm tươi ngon, đem về rửa bằng nước vôi trong lọc kỹ cho sạch nhớt và săn thịt, lau khô, mổ bụng bỏ ruột rồi rửa lại nhệch với nước. Dùng khăn bông lau vuốt cho thật sạch rồi bỏ đầu đuôi, lóc xương, thái thịt nhệc thành miếng nhỏ có khía lát mỏng. Thợ làm nhệch giỏi phải là những người có bàn tay điệu nghệ lát nhệch thành miếng nhỏ mỏng như tờ giấy.
Tiếp đó, đến công đoạn ướp gia vị. Muốn có gỏi nhệch ngon phải có bí quyết cân đối tỷ lệ trộn các loại gia vị với thịt tạo thành một hương vị gỏi nhệch đặc trưng. Trước tiên, đem riềng giã nhỏ, bỏ hết xơ, thính gạo, chanh, hạt tiêu xay trộn với thịt nhệch thái mỏng cho vào vải xô sạch gói lại, ép cho thật kiệt nước đến khi miếng thịt ngấm gia vị cả trong lẫn ngoài, thật săn và dẻo. Ép xong, lấy ra cho các gia vị vào trộn đều một lần nữa để lên đĩa. Gỏi nhệch bắt buộc phải ăn kèm với các loại lá: cúc tần, vọng cách, đinh lăng, mùi tàu, húng quế, lá sắn, lá sung, si, hoa chuối, quả chuối xanh, khế, ớt... với đủ các vị: chua, cay, đắng, chát, thơm bùi...
Khi ăn, thực khách tỷ mẩn gói từng miếng gỏi với lá rồi chấm với dấm mắm tôm đặc trưng, nhai thật kỹ sẽ cảm nhận được vị vừa ngọt, vừa dòn, vừa dai, vừa thơm, vừa mát của gỏi nhệch. Ở vùng biển Thái Thụy hiện nay, nhệch ngày càng trở nên quý hiếm và đắt khách.
Thị trấn Diêm Ðiền và Thụy Xuân là 2 nơi làm gỏi nhệch nổi tiếng với hàng chục cửa hàng nhưng vẫn không đủ phục vụ nhu cầu, muốn có gỏi nhệch ngon có người phải đặt trước cả tuần. Nếu ai đó có về thăm Thái Thụy, hãy thưởng thức gỏi nhệch một lần, bảo đảm món ăn này sẽ chiều lòng được cả những thực khách khó tính nhất.
Theo báo Bắc Giang
Du lịch, GO!
< Nộm sứa ở Thái Thụy.
Là huyện ven biển, Thái Thụy không chỉ nổi tiếng là địa phương có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời, nhiều điểm du lịch sinh thái, văn hoá tâm linh hấp dẫn như: cồn Ðen, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn ven biển với nhiều loài chim, hải sản quý hiếm, Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Ðức Cảnh... mà còn được nhiều du khách biết đến với 2 món hải sản biển đặc trưng là nộm sứa và gỏi nhệch.
Khắp dọc bờ biển Việt Nam, nộm sứa-gỏi nhệch là 2 món ăn có ở nhiều nơi, tuy nhiên ở mỗi nơi có hương vị, đặc trưng riêng. Còn với người dân Thái Thụy, họ vẫn truyền tai nhau câu nói: "Nếu về Thái Thụy mà chưa thưởng thức nộm sứa, gỏi nhệch thì coi như chưa từng về” và nó như một lời mời chào hấp dẫn, khó du khách nào nỡ lòng từ chối. Nộm sứa hay còn gọi là gỏi sứa là món nộm sử dụng nguyên liệu chính là sứa bắt từ biển về đã được sơ chế. Sứa có rất nhiều ở vùng biển Thái Thụy, trông nó giống như thực vật nhưng lại là động vật thuộc loại xoang trường cùng họ với san hô.
Những ngư dân nơi đây cho biết: thân sứa trong suốt như thủy tinh, mềm mại như chiếc lá, mang đủ màu sắc từ xanh dương, hồng cho đến tím nhạt. Sứa chứa tới 95% là nước, nếu đem phơi nắng suốt 12 giờ liền thì toàn thân sứa sẽ mỏng như tờ giấy. Mùa hè là mùa sứa nổi, nhiều nhất là vào tháng 4, tháng 5, từng thảm sứa di động trên mặt biển trông như vườn hoa sặc sỡ. Sứa không có mắt, vây, tai, đuôi và cũng không có xương. Xưa kia, người dân đi biển gặp sứa thì bắt về làm sạch ngâm với sú vẹt để vài tháng không hỏng, ăn dần hoặc đem bán lẻ ở các chợ. Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, nộm sứa trở thành món ăn đặc sản xuất khẩu ra nước ngoài, ở Thái Thụy có cả đội tàu đi thu gom sứa, hàng chục cơ sở chế biến sứa hình thành ở 6 xã, thị trấn ven biển.
Ðể có được món nộm sứa ngon, quy trình chế biến rất cầu kỳ. Sứa bắt về sơ chế sạch, ướp với muối phèn. Sau một thời gian, những miếng sứa ngậm muối bỏ ra ép thành tấm như chiếc bánh đa. Sứa đã ngâm muối phèn thường dai và dòn không nhũn như sứa ngâm sú vẹt theo phương pháp dân gian truyền thống. Người ta kỳ công cắt cẩn thận sứa ra thành từng miếng mỏng, chần qua nước sôi rồi đem xếp ra đĩa. Hành tây thái nhỏ cũng chần qua nước sôi, sau đó vắt khô cùng với sứa đem trộn đều với thịt gà xé nhỏ, mực hoặc thị bò khô, lạc, dừa nạo, lá chanh, một chút rau húng. Nộm sứa ngon là sau khi chế biến phải dòn, thơm và khô, khi thưởng thức thực khách cảm nhận được vị giòn tan của sứa, quyện với vị đậm đà nước mắm cốt, ngầy ngậy của lạc, thơm dịu ngọt của dừa và một chút vị biển của mực khô. Nộm sứa là món ăn mát, giải nhiệt nếu ai đã từng một lần ăn nộm sứa Thái Thụy vào mùa hè chắc chắn sẽ lưu giữ mãi hương vị thanh mát của món hải sản đặc trưng vùng quê này.
Cùng với nộm sứa, gỏi nhệch ở Thái Thụy cũng là món ăn đặc sản, hương vị đặc trưng khó quên. Nhệch không phải cá, không phải lươn, cũng không phải rắn và sống được cả ở nước ngọt và nước mặn. Người đời thường bảo: "lươn bung, nhệch rán” thì đắc sách nhưng với người dân Thái Thụy nhệch rán vẫn chưa là gì. Muốn biết thế nào là nhệch thì phải đến tận đất này, ra đón dân chài tận bến tranh mua được chú nhệch cơm tươi ngon, đem về rửa bằng nước vôi trong lọc kỹ cho sạch nhớt và săn thịt, lau khô, mổ bụng bỏ ruột rồi rửa lại nhệch với nước. Dùng khăn bông lau vuốt cho thật sạch rồi bỏ đầu đuôi, lóc xương, thái thịt nhệc thành miếng nhỏ có khía lát mỏng. Thợ làm nhệch giỏi phải là những người có bàn tay điệu nghệ lát nhệch thành miếng nhỏ mỏng như tờ giấy.
Tiếp đó, đến công đoạn ướp gia vị. Muốn có gỏi nhệch ngon phải có bí quyết cân đối tỷ lệ trộn các loại gia vị với thịt tạo thành một hương vị gỏi nhệch đặc trưng. Trước tiên, đem riềng giã nhỏ, bỏ hết xơ, thính gạo, chanh, hạt tiêu xay trộn với thịt nhệch thái mỏng cho vào vải xô sạch gói lại, ép cho thật kiệt nước đến khi miếng thịt ngấm gia vị cả trong lẫn ngoài, thật săn và dẻo. Ép xong, lấy ra cho các gia vị vào trộn đều một lần nữa để lên đĩa. Gỏi nhệch bắt buộc phải ăn kèm với các loại lá: cúc tần, vọng cách, đinh lăng, mùi tàu, húng quế, lá sắn, lá sung, si, hoa chuối, quả chuối xanh, khế, ớt... với đủ các vị: chua, cay, đắng, chát, thơm bùi...
Khi ăn, thực khách tỷ mẩn gói từng miếng gỏi với lá rồi chấm với dấm mắm tôm đặc trưng, nhai thật kỹ sẽ cảm nhận được vị vừa ngọt, vừa dòn, vừa dai, vừa thơm, vừa mát của gỏi nhệch. Ở vùng biển Thái Thụy hiện nay, nhệch ngày càng trở nên quý hiếm và đắt khách.
Thị trấn Diêm Ðiền và Thụy Xuân là 2 nơi làm gỏi nhệch nổi tiếng với hàng chục cửa hàng nhưng vẫn không đủ phục vụ nhu cầu, muốn có gỏi nhệch ngon có người phải đặt trước cả tuần. Nếu ai đó có về thăm Thái Thụy, hãy thưởng thức gỏi nhệch một lần, bảo đảm món ăn này sẽ chiều lòng được cả những thực khách khó tính nhất.
Theo báo Bắc Giang
Du lịch, GO!
Xuân ở biển Tân Thành
(PNO) – Năm nay, Tân Thành (Gò Công Đông, Tiền Giang) là điểm du xuân được nhiều người quan tâm, với nhiều điểm tham quan thú vị.
< Nhiều bạn trẻ đến chơi tại chiếc cầu vươn ra biển Tân Thành.
Thời gian đi xe máy/ô tô từ TP.HCM đến biển Tân Thành khoảng hai giờ. Khởi đầu từ Cầu Nhị Thiên Đường (Quận 8), băng qua đại lộ Nguyễn Văn Linh rồi theo quốc lộ 50, đi qua hai xã Phong Phú, Quy Đức (huyện Bình Chánh), qua hai huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Tỉnh Long An) tới bờ Bắc sông Soài Rạp đi phà Mỹ Lợi là tới đất Gò Công.
< Bia tưởng niệm Lũy pháo đài, được chứng nhận di tích cấp Quốc gia năm 1987.
Từ phà Mỹ Lợi, mất thêm 10 phút di chuyển, bạn có thể ghé thăm làng nghề đóng tủ thờ truyền thống của đất Gò Công, tại ấp Ông Non, xã Tân Trung, Thị Xã Gò Công. Đây là nơi khai sinh nghề đóng tủ thờ cẩn xà cừ mà không dùng bất kỳ cây đinh nào của ông Nguyễn Văn Non. Sau hơn 110 năm tồn tại, nghề đóng tủ thờ giờ đã có hơn 500 hộ sống được, sống vui và có ích bằng nghề cưa, bào, đục, đẽo.
< Bia tưởng niệm ở Gia Thuận, nơi anh hùng Trương Định tự vẫn để bảo vệ khí tiết.
Theo đường Từ Dũ, bạn có thể ghé khu lăng Hoàng Gia, nằm ở giồng Sơn Quy, một di tích văn hóa cấp quốc gia, rộng 4.000m2. Đây là ngôi nhà thờ và phần mộ danh thần triều Nguyễn: đức Quốc công Phạm Đăng Hưng (1765-1825), ông ngoại của vua Tự Đức, thân sinh bà Phạm Thị Hằng, tức hoàng thái hậu Từ Dũ và là soạn giả bộ sử Đại Nam thực lục.
< Khu mộ của Quốc công Phạm Đăng Hưng.
Giồng sơn Quy là một trong những căn cứ kháng chiến của Bình tây Đại Nguyên soái Trương Định. Đây còn là nơi hội tụ của rất nhiều mái nhà gọi chim yến về nằm dọc theo hai bên đường Lăng Hoàng Gia.
< Lăng Hoàng Gia.
Gò Công từng được mệnh danh là quê hương của trái sơ ri. Cả một vùng chuyên canh sơ ri nằm ở xã Hòa Nghị, ở đó có một cây dầu cổ vài trăm năm tuổi.
< Một trong hai khẩu thần công trấn giữ cửa sông của nghĩa quân Trương Định.
Từ khi được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh tháng 12/2010, đình Tân Đông, nơi tương truyền được phong sắc thần thờ phượng tả quân Lê Văn Duyệt (1764 – 1832), người hai lần được phong tổng trấn thành Gia Định dưới thời chúa Nguyễn, được nhiều người tìm đến tham quan.
< Đình Gò Táo.
Mặt trước của ngôi đình được bảo vệ bởi những rễ cây bồ đề bao phủ chung quanh như đền Ta phnom (Campuchia). Tuy nhiên, nếu bạn muốn đến nơi này, thì đừng hỏi đình Tân Đông, bởi từ xưa, người dân ở đây quen gọi đó là đình Gò Táo (thuộc ấp Gò Táo, xã Tân Đông).
< Những đứa trẻ chơi đùa dưới bãi biển.
Ở Gò Công, có hai nơi thờ anh hùng Trương Định. Một ở trung tâm thị xã và một ở “đám lá tối trời” - ngay nơi ông điều hành việc khởi binh và tự vẫn để giữ gìn khí tiết: Gia Thuận (xã Tân hòa).
< Nước ròng, hàng trăm người cào nghêu đi về phía biển.
Từ khu lăng Hoàng Gia, bạn có thể đi thẳng vào trung tâm thị xã Gò Công để viếng mộ và đền thờ anh hùng Trương Định, rồi chạy thẳng về biển Tân Thành. Nhưng nếu chọn đình Tân Đông để tham quan, thì bạn có thể viếng khu đền thờ và nơi ông tự sát khi bị phục binh, sau đó theo đường bờ kè bảo vệ biển đi về hướng Tân Thành.
Bờ biển Tân Thành dài khoảng 7 km. Đó là vùng biển giống Cần Giờ (TP.HCM). Nơi đây nhà nước đã đầu tư thành khu du lịch với bờ kè khá đẹp dài gần 300 mét, giúp ngăn chặn những cơn sóng dữ mùa gió chướng làm sạt lở bờ. Tuy nhiên điều khiến người ta thích đến biển Tân Thành do nơi đây là một sân nghêu khổng lồ với những chiếc chòi giữ nghêu lênh khênh trên sóng biển. Du khách đến đây, phần để biết nghêu được nuôi như thế nào, bắt nghêu ra sao, rồi thưởng thức món nghêu luộc “lụi” không thêm món gia vị nào.
< Nước ròng, nghêu nằm đầy mặt bãi.
Mùa gió nồm (gió đông nam, từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch) là mùa cào nghêu rộ nhất. Nhưng bắt đầu từ tháng giêng, cứ theo con nước ròng, mỗi ngày có hàng trăm người đi thành hàng dài về phía biển rồi sau đó ngồi kín một vùng để cào nghêu thành phẩm cho thương lái chuyển về TPHCM...
< Nước chưa rút hẳn, những người cào nghêu tranh thủ làm việc.
Cuối con đường ven biển Tân Thành hướng về xóm Cầu Muống là bến phà Đèn Đỏ, nơi đi qua cù lao lũy Pháo Đài. Tại đây vẫn còn lưu giữ hai khẩu thần công của anh hùng Trương Định dùng để án ngữ những cuộc tấn công của quân Pháp từ hướng Cửa Tiểu. Nhìn hai khẩu thần công âm thầm mà oai nghiêm ngày đêm hướng về phía biển, rồi theo đò ngang vòng ra cửa biển nhìn vào mới thấy tầm nhìn chiến lược của người anh hùng áo vải ngày xưa không phải là vô lý.
Chiều xuống, gió từ biển thổi vào đung đưa những cánh hoa muống biển ở xóm cầu Muống. Ở đó, người ta lại nghe Bảo Yến hát về một chuyện tình: Có chàng trai tên Biển cùng yêu thương cô Muống chân tình, biển mãi mê đi tìm nguồn cá, con nước vô tình cuốn biển đi xa... (Chuyện tình rau muống biển – nhạc và lời Hoàng Phương)...
Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Đi về Gò Công một ngày quả không uổng phí. Chuyến du xuân dù ngắn ngày, không chỉ thay đổi không khí vui xuân đơn thuần mà còn là dịp nhắc nhớ đến công ơn tiền nhân có công giữ gìn đất nước từ hàng trăm năm trước. Quả là nhất cử bách tiện và nhiều ý nghĩa.
Theo Nguyễn Thiện (báo Phụ Nữ)
Du lịch, GO!
< Nhiều bạn trẻ đến chơi tại chiếc cầu vươn ra biển Tân Thành.
Thời gian đi xe máy/ô tô từ TP.HCM đến biển Tân Thành khoảng hai giờ. Khởi đầu từ Cầu Nhị Thiên Đường (Quận 8), băng qua đại lộ Nguyễn Văn Linh rồi theo quốc lộ 50, đi qua hai xã Phong Phú, Quy Đức (huyện Bình Chánh), qua hai huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Tỉnh Long An) tới bờ Bắc sông Soài Rạp đi phà Mỹ Lợi là tới đất Gò Công.
< Bia tưởng niệm Lũy pháo đài, được chứng nhận di tích cấp Quốc gia năm 1987.
Từ phà Mỹ Lợi, mất thêm 10 phút di chuyển, bạn có thể ghé thăm làng nghề đóng tủ thờ truyền thống của đất Gò Công, tại ấp Ông Non, xã Tân Trung, Thị Xã Gò Công. Đây là nơi khai sinh nghề đóng tủ thờ cẩn xà cừ mà không dùng bất kỳ cây đinh nào của ông Nguyễn Văn Non. Sau hơn 110 năm tồn tại, nghề đóng tủ thờ giờ đã có hơn 500 hộ sống được, sống vui và có ích bằng nghề cưa, bào, đục, đẽo.
< Bia tưởng niệm ở Gia Thuận, nơi anh hùng Trương Định tự vẫn để bảo vệ khí tiết.
Theo đường Từ Dũ, bạn có thể ghé khu lăng Hoàng Gia, nằm ở giồng Sơn Quy, một di tích văn hóa cấp quốc gia, rộng 4.000m2. Đây là ngôi nhà thờ và phần mộ danh thần triều Nguyễn: đức Quốc công Phạm Đăng Hưng (1765-1825), ông ngoại của vua Tự Đức, thân sinh bà Phạm Thị Hằng, tức hoàng thái hậu Từ Dũ và là soạn giả bộ sử Đại Nam thực lục.
< Khu mộ của Quốc công Phạm Đăng Hưng.
Giồng sơn Quy là một trong những căn cứ kháng chiến của Bình tây Đại Nguyên soái Trương Định. Đây còn là nơi hội tụ của rất nhiều mái nhà gọi chim yến về nằm dọc theo hai bên đường Lăng Hoàng Gia.
< Lăng Hoàng Gia.
Gò Công từng được mệnh danh là quê hương của trái sơ ri. Cả một vùng chuyên canh sơ ri nằm ở xã Hòa Nghị, ở đó có một cây dầu cổ vài trăm năm tuổi.
< Một trong hai khẩu thần công trấn giữ cửa sông của nghĩa quân Trương Định.
Từ khi được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh tháng 12/2010, đình Tân Đông, nơi tương truyền được phong sắc thần thờ phượng tả quân Lê Văn Duyệt (1764 – 1832), người hai lần được phong tổng trấn thành Gia Định dưới thời chúa Nguyễn, được nhiều người tìm đến tham quan.
< Đình Gò Táo.
Mặt trước của ngôi đình được bảo vệ bởi những rễ cây bồ đề bao phủ chung quanh như đền Ta phnom (Campuchia). Tuy nhiên, nếu bạn muốn đến nơi này, thì đừng hỏi đình Tân Đông, bởi từ xưa, người dân ở đây quen gọi đó là đình Gò Táo (thuộc ấp Gò Táo, xã Tân Đông).
< Những đứa trẻ chơi đùa dưới bãi biển.
Ở Gò Công, có hai nơi thờ anh hùng Trương Định. Một ở trung tâm thị xã và một ở “đám lá tối trời” - ngay nơi ông điều hành việc khởi binh và tự vẫn để giữ gìn khí tiết: Gia Thuận (xã Tân hòa).
< Nước ròng, hàng trăm người cào nghêu đi về phía biển.
Từ khu lăng Hoàng Gia, bạn có thể đi thẳng vào trung tâm thị xã Gò Công để viếng mộ và đền thờ anh hùng Trương Định, rồi chạy thẳng về biển Tân Thành. Nhưng nếu chọn đình Tân Đông để tham quan, thì bạn có thể viếng khu đền thờ và nơi ông tự sát khi bị phục binh, sau đó theo đường bờ kè bảo vệ biển đi về hướng Tân Thành.
Bờ biển Tân Thành dài khoảng 7 km. Đó là vùng biển giống Cần Giờ (TP.HCM). Nơi đây nhà nước đã đầu tư thành khu du lịch với bờ kè khá đẹp dài gần 300 mét, giúp ngăn chặn những cơn sóng dữ mùa gió chướng làm sạt lở bờ. Tuy nhiên điều khiến người ta thích đến biển Tân Thành do nơi đây là một sân nghêu khổng lồ với những chiếc chòi giữ nghêu lênh khênh trên sóng biển. Du khách đến đây, phần để biết nghêu được nuôi như thế nào, bắt nghêu ra sao, rồi thưởng thức món nghêu luộc “lụi” không thêm món gia vị nào.
< Nước ròng, nghêu nằm đầy mặt bãi.
Mùa gió nồm (gió đông nam, từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch) là mùa cào nghêu rộ nhất. Nhưng bắt đầu từ tháng giêng, cứ theo con nước ròng, mỗi ngày có hàng trăm người đi thành hàng dài về phía biển rồi sau đó ngồi kín một vùng để cào nghêu thành phẩm cho thương lái chuyển về TPHCM...
< Nước chưa rút hẳn, những người cào nghêu tranh thủ làm việc.
Cuối con đường ven biển Tân Thành hướng về xóm Cầu Muống là bến phà Đèn Đỏ, nơi đi qua cù lao lũy Pháo Đài. Tại đây vẫn còn lưu giữ hai khẩu thần công của anh hùng Trương Định dùng để án ngữ những cuộc tấn công của quân Pháp từ hướng Cửa Tiểu. Nhìn hai khẩu thần công âm thầm mà oai nghiêm ngày đêm hướng về phía biển, rồi theo đò ngang vòng ra cửa biển nhìn vào mới thấy tầm nhìn chiến lược của người anh hùng áo vải ngày xưa không phải là vô lý.
Chiều xuống, gió từ biển thổi vào đung đưa những cánh hoa muống biển ở xóm cầu Muống. Ở đó, người ta lại nghe Bảo Yến hát về một chuyện tình: Có chàng trai tên Biển cùng yêu thương cô Muống chân tình, biển mãi mê đi tìm nguồn cá, con nước vô tình cuốn biển đi xa... (Chuyện tình rau muống biển – nhạc và lời Hoàng Phương)...
Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Đi về Gò Công một ngày quả không uổng phí. Chuyến du xuân dù ngắn ngày, không chỉ thay đổi không khí vui xuân đơn thuần mà còn là dịp nhắc nhớ đến công ơn tiền nhân có công giữ gìn đất nước từ hàng trăm năm trước. Quả là nhất cử bách tiện và nhiều ý nghĩa.
Theo Nguyễn Thiện (báo Phụ Nữ)
Du lịch, GO!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)