Ẩm thực Sa Pa rất phong phú nhưng để thưởng thức trọn vẹn ẩm thực của vùng đất này, ngoài những món trong thực đơn nhà hàng, quán xá, du khách nên dành thời gian cho một bữa ăn ở bản. Bữa ăn ở bản đơn giản, được chế biến từ thịt gia súc, gia cầm nuôi trong nhà, với các loại rau củ xung quanh nhà.
Nhiều du khách khi đến Sa Pa luôn dành thời gian vào bản để thưởng thức một bữa ăn đúng nghĩa của người dân bản địa. Nhà người Mông, người Giáy hay người Dao đều có rau cải đầy vườn, gia súc, gia cầm cạnh nhà. Heo ở bản ăn toàn rau củ, một ít cám, hoàn toàn không có chất kích thích tăng trưởng. Nuôi cả nửa năm trời, heo nặng chưa tới 20kg. Con nào ăn khỏe, đào bới, leo núi nhiều thì nặng khoảng 25 kg là cùng.
Thịt chúng rắn chắc như heo rừng. Người dân bản địa khi đi chợ thì kẹp ngang nách, mang heo xuống chợ bán hoặc đổi lấy những thứ mình cần nên heo nuôi ở bản thường được gọi là "lợn cắp nách".
Một con heo chừng hơn 10 kg, người dân địa phương có thể chế biến hơn 5 món cho khách ăn. Thực khách cảm thấy ngon miệng bởi khẩu vị lạ, rất ít gia vị. Có khi, gia vị chỉ đơn giản là muối và một ít hương liệu từ củ quả trên ngàn.
Cải xanh, cải mèo hoặc su su được luộc lấy nước làm canh, rau ăn kèm với thịt. Cơm của người bản địa thường được nấu từ nếp nương, thơm và dẻo. Phụ nữ ở bản khéo léo lấy nước màu từ các loại lá để tạo màu cho cơm nếp, ăn rất lạ miệng. Có khi, người ta làm đến 5 màu khác nhau để cúng bái tổ tiên hay thết đãi khách từ phương xa đến.
Trong bữa ăn, người ta thường nhấm tí rượu ngô hoặc nếp nấu còn ấm ấm. Giữa triền đồi gió lạnh, một bữa cơm bản với chén rượu ngô, rượu nếp vừa giúp tiêu hóa vừa làm ấm bụng thực khách, kích thích ăn nhiều hơn và ngon miệng hơn. Một bữa ăn ở bản, khách được đối đãi bằng chính cái tình, cái nghĩa chân chất của người dân bản địa.
Theo Đức Nguyễn (Báo Cần Thơ)
Du lịch, GO!
Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013
Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013
Treo chó chết trước cổng nhà
(VTC News) - Đang phóng xe vi vu trên con đường đèo dốc uốn lượn, ngắm cảnh núi đá nhấp nhô, đẹp như cổ tích, qua bản Chi Lầu Dung (Tát Ngà, Mèo Vạc, Hà Giang), chúng tôi bỗng khựng lại bởi một cảnh tượng kỳ lạ: Trước ngôi nhà gỗ thấp lè lè, ẩn sau ruộng ngôi xanh mướt, ngay cạnh đường, có một con vật đen thui, lông dài phủ mặt, treo lủng lẳng.
Thấy sự lạ, chúng tôi dừng xe, mỗi người phán một kiểu, người bảo chồn, người bảo cáo, người bảo chó rừng, chó sói… Rốt cục, chưa rõ con gì. Nhưng cái cách treo con vật lủng liểng trên cổng nhà, với cái mùi thối nồng nặc tỏa ra, thì quả thực kinh hãi.
Chui qua cái cổng dựng tạm bằng mấy cành cây, treo con chó đen thui, theo lối nhỏ, chúng tôi tìm vào ngôi nhà thấp lè tè bên vệ đường. Nhà không có cánh cửa, nhưng chẳng có ai. Đồng bào Mông thường lên nương cày cuốc, hoặc vào rừng kiếm củi, đặt bẫy từ sáng sớm, đến chiều tối mới về.
< Hình ảnh một chú chó chết treo trước cổng, ngay bên đường.
Mặt trời ngấp nghé bên kia dãy núi, bóng tối bủa vây thung lũng, thì thấy một người phụ nữ đeo bó cỏ sau lưng về nhà. Chúng tôi gọi bà hỏi chuyện, nhưng bà chỉ cười bẽn lẽn, không bắt lời, cứ cắm cúi đi, tỏ vẻ xấu hổ. Bà chui tọt vào trong nhà, ngồi lỳ bên bếp lửa. Thất vọng quay ra, thì lại gặp một thanh niên lững thững đi về, lưng đeo dao phát. Nhưng hỏi gì, anh cũng chỉ “chư pâu” (không biết).
Xã Tát Ngà núi đá lởm chởm, đá đen xám ngắt, nhìn đâu cũng chỉ thấy đá. Đá dềnh lên trong những ánh mắt u buồn. Đồng bào ngày đêm cày cuốc, trần lưng trên núi đá mà vẫn đói ăn. Điện vẫn chưa có, cuộc sống tối tăm, hủ tục từ ngàn năm nay dường như vẫn nguyên vẹn ở vùng núi đá này. Tìm được người nói tiếng phổ thông ở đây quả là khó.
Mãi sau, thấy ánh đèn xe máy lấp loáng từ chân dốc lên, tôi ra đường vẫy, “bắt cóc” được một thanh niên đi từ trong xã Nậm Ban ra thị trấn Mèo Vạc. Anh thanh niên người Giáy giới thiệu tên là Lý A Sung, nhà ở xã Nậm Ban, chuyên nghề “quặng tặc” bán sang Trung Quốc. Giao du, va chạm nhiều, nên Sung biết nhiều… “ngoại ngữ”. Lý A Sung biết 3 thứ tiếng, gồm tiếng Giáy, Mông, và tiếng phổ thông.
Qua phiên dịch của Sung, chúng tôi mới biết sơ qua hành động treo chó chết lủng lẳng trước nhà của đồng bào Mông nơi đây. Sung vào trao đổi với anh chàng chủ nhà nhỏ thó, rồi phiên dịch lại cho tôi. Chủ ngôi nhà này là Vàng A Lếnh, năm nay 18 tuổi.
< Vàng A Lếch.
Lếnh bảo, nhà neo đơn, lại nghèo nhất bản Chi Lầu Dung. Bố mẹ sinh 5 lần, nhưng chỉ nuôi lớn được Lếnh và người chị gái. Chị gái đã lấy chồng, sinh con, nhưng vợ chồng con cái sống tít trên núi đá tai mèo, quanh năm quần quật với núi đá nương ngô, đến mèn mén cũng chẳng có đủ để ăn. Xưa kia, nhà Lếnh ở sâu trong núi, nhưng được sự động viên của chính quyền, bố mẹ Lếnh đã xuống núi, dựng ngôi nhà ở gần đường, những mong cuộc sống đổi thay.
Tuy nhiên, từ ngày xuống núi, tai họa liên tiếp ập xuống gia đình Lếnh. Dựng nhà xong, bố Lếnh thường xuyên ốm đau, quặt quẹo, chẳng còn sức lực lao động nữa.
< Bùa chú của đồng bào dân tộc Mông cũng được treo trước nhà.
Đồng bào Mông nơi đây ốm đau không đi bệnh viện, mà mời thầy cúng bắt ma. Thầy cúng, thầy mo khắp nơi được mời đến, cúng bái tốn kém không biết bao nhiêu mà kể, nhưng ông vẫn không qua khỏi. Bố Lếnh đã về với đá từ 3 năm trước, để lại hai mẹ con Lếnh trong ngôi nhà hoang tàn giữa núi đá mênh mông.
Đầu năm nay, theo đám bạn đi chợ phiên Mèo Vạc, Lếnh đã gặp một cô gái, hơn Lếnh 3 tuổi. Hai người trò chuyện, rồi tâm đầu ý hợp. Nàng say tiếng kèn môi và men tình của Lếnh. Lếnh kéo nàng về làm vợ. Nhà cả hai cùng nghèo, thông cảm với hoàn cảnh của nhau, nên lễ cưới cũng đơn giản với con lợn, mấy con gà, vài hũ rượu và thủ tục cúng bái của thầy mo.
Nhắc đến người vợ, Lếnh kéo vạt áo nhàu nhĩ màu đất lau nước mắt. Về ở với nhau, miếng ăn chẳng có, thấy tương lai mịt mù, tăm tối, nên vợ Lếnh đã đổi lòng. Nàng nói thẳng với Lếnh rằng, không muốn ở với nhau nữa, muốn đi lấy chồng khác.
Và con chim đã nhẫn tâm bỏ tổ. Vợ Lếnh theo một cô bạn trong bản bỏ đi mất. Nàng còn nhắn nhủ lại qua một người trong bản rằng, nàng đã sang Trung Quốc tìm chồng, không bao giờ về nữa. Nàng xin lỗi Lếnh và mong Lếnh tìm thấy người đàn ông khác. Lấy vợ chưa được tuần trăng, đã lại mất vợ, Lếnh chỉ biết ôm mặt khóc, tủi cho phận mình.
Mẹ Lếnh, người đàn bà lam lũ đã phải chịu quá nhiều khổ đau. Nỗi đau mất chồng chưa nguôi, thì nỗi đau mất con dâu, chứng kiến cảnh con trai đau khổ vật vã, khiến bà đổ quỵ. Bà không thiết ăn, không thiết làm gì nữa. Bà nằm bẹp trên giường, miệng rên rỉ ngày đêm không ngớt. Không biết bấu víu vào đâu, Lếnh hoang mang tột độ. Các bác, các chú đã đến nhà, họp bàn, và quyết định mời thầy cúng đến đuổi tà.
Thầy cúng được rước đến nhà Lếnh. Thầy cúng phán: “Trong nhà có nhiều ma quá. Bọn ma nó tìm cách làm hại gia đình, khiến gia đình ly tán, tan nát. Chỉ còn cách đuổi bọn ma đi, thì mới hết bệnh, hết vận rủi”.
< Tục lệ này sẽ được con cháu dân tộc Mông truyền nhau qua các thế hệ và xem đó như một nét văn hóa đặc trưng.
Đồng bào Mông ở vùng đất địa đầu Hà Giang đều rất sợ ma. Họ nhìn đâu cũng ra ma. Nào ma gà, ma xó, ma suối, ma cây, ma góc bếp, đặc biệt là con ma ngũ hải chuyên hại người. Vậy nên, trong gia đình, dòng họ, bản làng có gì bất thường, họ đổ riệt cho những con ma hành. Con người ốm đau, bệnh tật, buồn phiền... cũng đều do con ma cả. Con ma là thứ ám ảnh vô hình vây quanh cuộc sống của họ.
Có vô số sách trừ ma, đuổi tà, nhưng cái cách trừ tà của đồng bào Mông ở vùng đất xa tít xa tắp, tận cùng của địa đầu Tổ quốc này, thì quả thực quá kỳ lạ. Họ giết chó, rồi treo xác chó trước cổng nhà để trừ ma.
Theo VTC News
Du lịch, GO!
Thấy sự lạ, chúng tôi dừng xe, mỗi người phán một kiểu, người bảo chồn, người bảo cáo, người bảo chó rừng, chó sói… Rốt cục, chưa rõ con gì. Nhưng cái cách treo con vật lủng liểng trên cổng nhà, với cái mùi thối nồng nặc tỏa ra, thì quả thực kinh hãi.
Chui qua cái cổng dựng tạm bằng mấy cành cây, treo con chó đen thui, theo lối nhỏ, chúng tôi tìm vào ngôi nhà thấp lè tè bên vệ đường. Nhà không có cánh cửa, nhưng chẳng có ai. Đồng bào Mông thường lên nương cày cuốc, hoặc vào rừng kiếm củi, đặt bẫy từ sáng sớm, đến chiều tối mới về.
< Hình ảnh một chú chó chết treo trước cổng, ngay bên đường.
Mặt trời ngấp nghé bên kia dãy núi, bóng tối bủa vây thung lũng, thì thấy một người phụ nữ đeo bó cỏ sau lưng về nhà. Chúng tôi gọi bà hỏi chuyện, nhưng bà chỉ cười bẽn lẽn, không bắt lời, cứ cắm cúi đi, tỏ vẻ xấu hổ. Bà chui tọt vào trong nhà, ngồi lỳ bên bếp lửa. Thất vọng quay ra, thì lại gặp một thanh niên lững thững đi về, lưng đeo dao phát. Nhưng hỏi gì, anh cũng chỉ “chư pâu” (không biết).
Xã Tát Ngà núi đá lởm chởm, đá đen xám ngắt, nhìn đâu cũng chỉ thấy đá. Đá dềnh lên trong những ánh mắt u buồn. Đồng bào ngày đêm cày cuốc, trần lưng trên núi đá mà vẫn đói ăn. Điện vẫn chưa có, cuộc sống tối tăm, hủ tục từ ngàn năm nay dường như vẫn nguyên vẹn ở vùng núi đá này. Tìm được người nói tiếng phổ thông ở đây quả là khó.
Mãi sau, thấy ánh đèn xe máy lấp loáng từ chân dốc lên, tôi ra đường vẫy, “bắt cóc” được một thanh niên đi từ trong xã Nậm Ban ra thị trấn Mèo Vạc. Anh thanh niên người Giáy giới thiệu tên là Lý A Sung, nhà ở xã Nậm Ban, chuyên nghề “quặng tặc” bán sang Trung Quốc. Giao du, va chạm nhiều, nên Sung biết nhiều… “ngoại ngữ”. Lý A Sung biết 3 thứ tiếng, gồm tiếng Giáy, Mông, và tiếng phổ thông.
Qua phiên dịch của Sung, chúng tôi mới biết sơ qua hành động treo chó chết lủng lẳng trước nhà của đồng bào Mông nơi đây. Sung vào trao đổi với anh chàng chủ nhà nhỏ thó, rồi phiên dịch lại cho tôi. Chủ ngôi nhà này là Vàng A Lếnh, năm nay 18 tuổi.
< Vàng A Lếch.
Lếnh bảo, nhà neo đơn, lại nghèo nhất bản Chi Lầu Dung. Bố mẹ sinh 5 lần, nhưng chỉ nuôi lớn được Lếnh và người chị gái. Chị gái đã lấy chồng, sinh con, nhưng vợ chồng con cái sống tít trên núi đá tai mèo, quanh năm quần quật với núi đá nương ngô, đến mèn mén cũng chẳng có đủ để ăn. Xưa kia, nhà Lếnh ở sâu trong núi, nhưng được sự động viên của chính quyền, bố mẹ Lếnh đã xuống núi, dựng ngôi nhà ở gần đường, những mong cuộc sống đổi thay.
Tuy nhiên, từ ngày xuống núi, tai họa liên tiếp ập xuống gia đình Lếnh. Dựng nhà xong, bố Lếnh thường xuyên ốm đau, quặt quẹo, chẳng còn sức lực lao động nữa.
< Bùa chú của đồng bào dân tộc Mông cũng được treo trước nhà.
Đồng bào Mông nơi đây ốm đau không đi bệnh viện, mà mời thầy cúng bắt ma. Thầy cúng, thầy mo khắp nơi được mời đến, cúng bái tốn kém không biết bao nhiêu mà kể, nhưng ông vẫn không qua khỏi. Bố Lếnh đã về với đá từ 3 năm trước, để lại hai mẹ con Lếnh trong ngôi nhà hoang tàn giữa núi đá mênh mông.
Đầu năm nay, theo đám bạn đi chợ phiên Mèo Vạc, Lếnh đã gặp một cô gái, hơn Lếnh 3 tuổi. Hai người trò chuyện, rồi tâm đầu ý hợp. Nàng say tiếng kèn môi và men tình của Lếnh. Lếnh kéo nàng về làm vợ. Nhà cả hai cùng nghèo, thông cảm với hoàn cảnh của nhau, nên lễ cưới cũng đơn giản với con lợn, mấy con gà, vài hũ rượu và thủ tục cúng bái của thầy mo.
Nhắc đến người vợ, Lếnh kéo vạt áo nhàu nhĩ màu đất lau nước mắt. Về ở với nhau, miếng ăn chẳng có, thấy tương lai mịt mù, tăm tối, nên vợ Lếnh đã đổi lòng. Nàng nói thẳng với Lếnh rằng, không muốn ở với nhau nữa, muốn đi lấy chồng khác.
Và con chim đã nhẫn tâm bỏ tổ. Vợ Lếnh theo một cô bạn trong bản bỏ đi mất. Nàng còn nhắn nhủ lại qua một người trong bản rằng, nàng đã sang Trung Quốc tìm chồng, không bao giờ về nữa. Nàng xin lỗi Lếnh và mong Lếnh tìm thấy người đàn ông khác. Lấy vợ chưa được tuần trăng, đã lại mất vợ, Lếnh chỉ biết ôm mặt khóc, tủi cho phận mình.
Mẹ Lếnh, người đàn bà lam lũ đã phải chịu quá nhiều khổ đau. Nỗi đau mất chồng chưa nguôi, thì nỗi đau mất con dâu, chứng kiến cảnh con trai đau khổ vật vã, khiến bà đổ quỵ. Bà không thiết ăn, không thiết làm gì nữa. Bà nằm bẹp trên giường, miệng rên rỉ ngày đêm không ngớt. Không biết bấu víu vào đâu, Lếnh hoang mang tột độ. Các bác, các chú đã đến nhà, họp bàn, và quyết định mời thầy cúng đến đuổi tà.
Thầy cúng được rước đến nhà Lếnh. Thầy cúng phán: “Trong nhà có nhiều ma quá. Bọn ma nó tìm cách làm hại gia đình, khiến gia đình ly tán, tan nát. Chỉ còn cách đuổi bọn ma đi, thì mới hết bệnh, hết vận rủi”.
< Tục lệ này sẽ được con cháu dân tộc Mông truyền nhau qua các thế hệ và xem đó như một nét văn hóa đặc trưng.
Đồng bào Mông ở vùng đất địa đầu Hà Giang đều rất sợ ma. Họ nhìn đâu cũng ra ma. Nào ma gà, ma xó, ma suối, ma cây, ma góc bếp, đặc biệt là con ma ngũ hải chuyên hại người. Vậy nên, trong gia đình, dòng họ, bản làng có gì bất thường, họ đổ riệt cho những con ma hành. Con người ốm đau, bệnh tật, buồn phiền... cũng đều do con ma cả. Con ma là thứ ám ảnh vô hình vây quanh cuộc sống của họ.
Có vô số sách trừ ma, đuổi tà, nhưng cái cách trừ tà của đồng bào Mông ở vùng đất xa tít xa tắp, tận cùng của địa đầu Tổ quốc này, thì quả thực quá kỳ lạ. Họ giết chó, rồi treo xác chó trước cổng nhà để trừ ma.
Theo VTC News
Du lịch, GO!
Về quê quan họ ăn nhiều món ngon
(Eva) - Vùng đất Kinh Bắc thiết tha và thanh bình trong từng câu quan họ của các liền anh liền chị còn khiến người ta muốn ở lại mãi vì những món ăn ngon, thanh đạm, giản dị mang hơi ấm ruộng đồng.
< Bắc Ninh, xứ quan họ.
Chẳng cần đến câu hát “người ơi người ở đừng về” thì khách du lịch mới đắn đo và luyến tiếc khi rời xa Bắc Ninh. Một vùng đất nổi tiếng với câu hát quan họ, với áo mớ ba mớ bảy và chiếc nón quai thao cùng kiến trúc chùa chiền độc đáo đủ để bất cứ ai ghé qua đều quyến luyến.
Đấy là không kể giữa khung cảnh nên thơ đặc trưng Bắc Bộ, thưởng thức những món ngon lấy nguyên liệu từ đồng ruộng: bánh đa, bánh đúc, cháo thái, tương… sẽ cho chúng ta trở lại bản vị nguyên sơ và tuyệt vời nhất, để đến khi chào tạm biệt chỉ có thể thốt lên: Ôi, Kinh Bắc!
Cháo thái
Món ăn này gắn liền với sự tích trạng nguyên Lê Văn Thịnh về thăm Đình Tổ. Do đó, nó có mặt trong các dịp lễ lớn của làng và dần trở thành điểm độc đáo mà không nơi nào khác có được.
Cách nấu cháo cũng đặc biệt không kém cái tên gây nhiều tò mò của nó. Bột gạo xay khô nhào với nước rồi được nắm thành cục to. Nước dùng là nước luộc gà, nước thịt lợn cho thêm thịt gà, thịt lợn… bắc trên bếp cho thật sôi. Sau đó, người nấu dùng dao thái cục bột ra thành từng lát mỏng. Khi cháo chín, cho hành hoa, hạt tiêu, mắm, muối vừa ăn là được.
Cháo thái - đặc sản Bắc Ninh - ăn nhẹ bụng mà rất ngon. Húp từng thìa cháo sẽ thấy mùi thơm béo của nước dùng, cay nồng hạt tiêu và đậm đà gia vị, thoang thoảng hành hoa, nhất là cái mịn như tan đi trong miệng của gạo xay.
Thịt gà, thịt lợn nhừ, bùi càng làm cho cháo thái hấp dẫn và vừa miệng hơn.Cháo thái ngon nhất khi còn hôi hổi nóng, vừa ăn, vừa đổ mồ hôi và hít hà mới thú.
Tương Đình Tổ
Về Bắc Ninh, ở những ngôi nhà còn người già sẽ thấy góc hiên, góc bếp lúc nào cũng có chum tương. Đó là thứ đặc sản mỗi người con Kinh Bắc đi xa lại nhớ. Nhưng thứ tương thượng hạng, ngon nhất là ở xã Đình Tổ (Thuận Thành, Bắc Ninh).
< Tương Đình Tổ là thứ nước chấm khó thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân nơi đây, nhất là khi ăn bánh đúc lạc.
Tương Đình Tổ - đặc sản Bắc Ninh - nhìn là mê ngay, vàng ruộm, mịn sánh và béo ngậy. Tất cả tương ở đây đều được làm thủ công, ủ và cho lên men tự nhiên chứ không dùng chất phụ gia hóa học nào. Ngoài nguyên liệu chính là ngô, người ta còn cho thêm vào đỗ tương và gạo nếp cái hoa vàng để được mẻ tương như ý.
Hương vị thơm ngon, an toàn mà dung dị của thứ tương này đã chiếm được cảm tình của nhiều người. Tuy nhiên, bí quyết làm ra loại tương ngon ấy chỉ được người Đình Tổ truyền trong nội bộ các gia đình.
Điều đáng trân trọng nhất là họ luôn răn dạy con cháu, muốn có tương ngon, phải có cái tâm với nghề, với người.
Bánh đúc lạc
Tương Đình Tổ hợp nhất với bánh đúc lạc. Thử tương rồi, nhất định phải ăn bánh đúc lạc chấm tương mới thấy hết cái tinh túy của chúng bổ sung cho nhau tuyệt vời như thế nào.
< Bánh đúc lạc, món quê mùa nhưng ngon vô chừng.
Chẳng cầu nguyên liệu cao sang, chỉ từ hạt gạo làng quê với sự khéo léo của các mẹ, các chị xứ Kinh Bắc là khiến người ăn mê mẩn thứ bánh nhà quê này. Bánh đúc làm từ gạo tẻ ngâm với nước vôi trong, nghiền nhỏ thành bột cho vào nồi nấu và quấy thật đều tay. Lúc gần được thì cho lạc rang vào trộn đều.
Khi bánh được đổ ra mẹt lót lá chuối, chờ nguội thì xắt từng miếng chấm cùng tương. Bánh đúc lạc Bắc Ninh không nát bấy mà giòn giòn, cầm không hề dính tay, mịn, bóng. Cái bùi của lạc rang, cùng với vị gạo thanh thanh và đậm đà, beo béo của tương hòa vào nhau vừa dung dị, vừa gợi nhiều cảm xúc về một vùng đất rất đỗi bình yên.
Bánh tẻ làng Chờ
Lại là một món ăn nghèo mà ngon nữa của người Bắc Ninh. Bánh tẻ làng Chờ vừa dai, vừa giòn, vừa thơm, vừa mát mà lại no bụng.
Đến một trong bảy làng trong tổng Chờ ngày xưa: Phú Mẫn, Nghiêm Xá, Trung Bạn, Ngân Cầu (thị trấn Chờ), Ngô Nội, Tiên Trà, Phù Lưu (xã Trung Nghĩa) bạn sẽ khó mà quên vị riêng của bánh tẻ.
Nguyên do là bởi ở các làng này trồng được thứ gạo ngon nhất, hợp nhất khi làm bánh tẻ. Do có vị thanh đạm nên bánh tẻ thường được làm vào các dịp lễ tết để giải ngán cho ê hề cỗ bàn.
Bánh tẻ ngon nhất khi ăn lúc còn nóng, từng miếng bánh xắt ra rắn rỏi, đẹp đẽ bởi màu trắng gạo ngon, nhân nổi lên ở giữa. Khi ăn, vừa thấy giòn, vừa thấy vị muối quyện chung nhân béo ngậy, và mùi lá gói ngoài đặc trưng, khác tất cả bánh tẻ ở địa phương khác.
Bánh đa Kế
Nói đến Bắc Ninh thì chẳng thể nào bỏ qua bánh đa Kế. Nó mang đủ trong mình cái hương vị đậm đà của Kinh Bắc. Màu vàng hấp dẫn với mùi thơm ngửi thôi đã thèm và vị bùi, giòn, ngon đến não lòng của bánh đa kế khiến đây trở thành thứ quà không thể thiếu cho ai ghé ngang Bắc Ninh.
Vẫn từ gạo tẻ, thứ nuôi sống từng con người xứ này thôi, nhưng với cách chế biến khác, người dân đã tạo nên đặc sản của riêng mình. Qua bàn tay khéo léo của người làm, vừa phải nhẹ nhàng, vừa dứt khoát lại đều tay, trăm cái như một khi tráng, các mẻ bánh được thành hình.
Rồi sau đó, họ phải quạt để tạo hình yên ngựa cho chiếc bánh. Do làm thủ công bằng than hoa nên người thợ phải có kĩ năng tuyệt vời để cho ra từng chiếc bánh đa kế nở đều, không bị méo. Khi ăn, bánh giòn tan trong miệng, thơm lừng và bùi ngậy lạc, vừng, khoai lang…
Bánh khúc
Từng chiếc bánh tròn nhỏ nhìn ngoài như nắm xôi khiến bao người con đi xa rồi cứ nhớ mãi vị của “hương đồng có nội” này.
Bánh khúc - đặc sản Bắc Ninh - nóng hổi ăn chung với muối vừng hay muối lạc thì khó có món sơn hào hải vị nào sánh bằng. Cái cảm giác dẻo dẻo, khi cắn, thơm mùi nếp ngon cộng với vị bùi mà thanh mát của nhân đỗ bên trong và cái béo ngậy thịt mỡ, thơm cay hạt tiêu thật khiến người ta đê mê, khoan khoái.
Bánh khúc nóng hổi ăn chung với muối vừng hay muối lạc thì khó có món sơn hào hải vị nào sánh bằng. Cái cảm giác dẻo dẻo, khi cắn, thơm mùi nếp ngon cộng với vị bùi mà thanh mát của nhân đỗ bên trong và cái béo ngậy thịt mỡ, thơm cay hạt tiêu thật khiến người ta đê mê, khoan khoái.
Bánh khúc còn được làm với nhân hành khô thơm kết hợp với mộc nhĩ giòn, thêm thịt ba chỉ băm nhỏ, hạt tiêu, rau răm đem lại hương vị khá đặc biệt. Cả hai loại bánh này đều có mùi lá khúc trong vị gạo đặc trưng.
Bánh khúc được làm rất khéo, vỏ mỏng thôi nhưng chẳng bao giờ lộ nhân bên trong. Vì thế, bánh khúc ngon phải do những bàn tay phụ nữ khéo léo, đảm đang nhất mới làm ra. Về Bắc Ninh, ghé qua làng Diềm sẽ được biết đến loại bánh khúc ngon nhất chắc chắn sẽ chẳng bị thất vọng.
Bánh phu thê
Cái tên hạnh phúc của loại bánh nổi tiếng xứ Bắc này cũng là món ăn cầu hạnh phúc thịnh vượng cùa người dân nơi đây. Bánh phu thê xưa kia chỉ dành cho nhà quyền quý giàu có, nhưng giờ đây ai ai cũng có thể thưởng thức vị ngon của nó.
Ẩn bên trong lớp vỏ bánh thô kệch, giản dị là ruột bánh sang trọng, kiêu kì. Bánh vàng trong suốt, lóng lánh lấm tấm vừng bên ngoài nhìn thấy rõ nhân bánh vuông vắn bên trong thật đẹp.
Bánh làm từ gạo nếp với nhiều công đoạn và quy trình phức tạp. Đặc biệt, màu của bánh phải là màu của nước quả chứ không dùng màu hóa học. Bánh phu thê ăn dẻo bột, mà lại giòn đu đủ xanh, cắn sâu vào sẽ thấy vị ngậy bùi mà vẫn rất thanh của đổ xanh nhuyễn với cùi dừa beo béo, vị hạt sen man mát và cái ngọt lan tỏa.
Bánh phu thê làm thủ công, tốn nhiều nhân lực nhưng là thứ khó thiếu trong đám hỏi, đám cưới và nhiều dịp tết lễ của người dân. Tất nhiên, nó còn là món quà đầy ý nghĩa cho bạn bè, người thân nếu bạn đi du lịch Bắc Ninh mới về.
Xem thêm >
Theo Tạ Ban (Eva.vn)
Du lịch, GO!
< Bắc Ninh, xứ quan họ.
Chẳng cần đến câu hát “người ơi người ở đừng về” thì khách du lịch mới đắn đo và luyến tiếc khi rời xa Bắc Ninh. Một vùng đất nổi tiếng với câu hát quan họ, với áo mớ ba mớ bảy và chiếc nón quai thao cùng kiến trúc chùa chiền độc đáo đủ để bất cứ ai ghé qua đều quyến luyến.
Đấy là không kể giữa khung cảnh nên thơ đặc trưng Bắc Bộ, thưởng thức những món ngon lấy nguyên liệu từ đồng ruộng: bánh đa, bánh đúc, cháo thái, tương… sẽ cho chúng ta trở lại bản vị nguyên sơ và tuyệt vời nhất, để đến khi chào tạm biệt chỉ có thể thốt lên: Ôi, Kinh Bắc!
Cháo thái
Món ăn này gắn liền với sự tích trạng nguyên Lê Văn Thịnh về thăm Đình Tổ. Do đó, nó có mặt trong các dịp lễ lớn của làng và dần trở thành điểm độc đáo mà không nơi nào khác có được.
Cách nấu cháo cũng đặc biệt không kém cái tên gây nhiều tò mò của nó. Bột gạo xay khô nhào với nước rồi được nắm thành cục to. Nước dùng là nước luộc gà, nước thịt lợn cho thêm thịt gà, thịt lợn… bắc trên bếp cho thật sôi. Sau đó, người nấu dùng dao thái cục bột ra thành từng lát mỏng. Khi cháo chín, cho hành hoa, hạt tiêu, mắm, muối vừa ăn là được.
Cháo thái - đặc sản Bắc Ninh - ăn nhẹ bụng mà rất ngon. Húp từng thìa cháo sẽ thấy mùi thơm béo của nước dùng, cay nồng hạt tiêu và đậm đà gia vị, thoang thoảng hành hoa, nhất là cái mịn như tan đi trong miệng của gạo xay.
Thịt gà, thịt lợn nhừ, bùi càng làm cho cháo thái hấp dẫn và vừa miệng hơn.Cháo thái ngon nhất khi còn hôi hổi nóng, vừa ăn, vừa đổ mồ hôi và hít hà mới thú.
Tương Đình Tổ
Về Bắc Ninh, ở những ngôi nhà còn người già sẽ thấy góc hiên, góc bếp lúc nào cũng có chum tương. Đó là thứ đặc sản mỗi người con Kinh Bắc đi xa lại nhớ. Nhưng thứ tương thượng hạng, ngon nhất là ở xã Đình Tổ (Thuận Thành, Bắc Ninh).
< Tương Đình Tổ là thứ nước chấm khó thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân nơi đây, nhất là khi ăn bánh đúc lạc.
Tương Đình Tổ - đặc sản Bắc Ninh - nhìn là mê ngay, vàng ruộm, mịn sánh và béo ngậy. Tất cả tương ở đây đều được làm thủ công, ủ và cho lên men tự nhiên chứ không dùng chất phụ gia hóa học nào. Ngoài nguyên liệu chính là ngô, người ta còn cho thêm vào đỗ tương và gạo nếp cái hoa vàng để được mẻ tương như ý.
Hương vị thơm ngon, an toàn mà dung dị của thứ tương này đã chiếm được cảm tình của nhiều người. Tuy nhiên, bí quyết làm ra loại tương ngon ấy chỉ được người Đình Tổ truyền trong nội bộ các gia đình.
Điều đáng trân trọng nhất là họ luôn răn dạy con cháu, muốn có tương ngon, phải có cái tâm với nghề, với người.
Bánh đúc lạc
Tương Đình Tổ hợp nhất với bánh đúc lạc. Thử tương rồi, nhất định phải ăn bánh đúc lạc chấm tương mới thấy hết cái tinh túy của chúng bổ sung cho nhau tuyệt vời như thế nào.
< Bánh đúc lạc, món quê mùa nhưng ngon vô chừng.
Chẳng cầu nguyên liệu cao sang, chỉ từ hạt gạo làng quê với sự khéo léo của các mẹ, các chị xứ Kinh Bắc là khiến người ăn mê mẩn thứ bánh nhà quê này. Bánh đúc làm từ gạo tẻ ngâm với nước vôi trong, nghiền nhỏ thành bột cho vào nồi nấu và quấy thật đều tay. Lúc gần được thì cho lạc rang vào trộn đều.
Khi bánh được đổ ra mẹt lót lá chuối, chờ nguội thì xắt từng miếng chấm cùng tương. Bánh đúc lạc Bắc Ninh không nát bấy mà giòn giòn, cầm không hề dính tay, mịn, bóng. Cái bùi của lạc rang, cùng với vị gạo thanh thanh và đậm đà, beo béo của tương hòa vào nhau vừa dung dị, vừa gợi nhiều cảm xúc về một vùng đất rất đỗi bình yên.
Bánh tẻ làng Chờ
Lại là một món ăn nghèo mà ngon nữa của người Bắc Ninh. Bánh tẻ làng Chờ vừa dai, vừa giòn, vừa thơm, vừa mát mà lại no bụng.
Đến một trong bảy làng trong tổng Chờ ngày xưa: Phú Mẫn, Nghiêm Xá, Trung Bạn, Ngân Cầu (thị trấn Chờ), Ngô Nội, Tiên Trà, Phù Lưu (xã Trung Nghĩa) bạn sẽ khó mà quên vị riêng của bánh tẻ.
Nguyên do là bởi ở các làng này trồng được thứ gạo ngon nhất, hợp nhất khi làm bánh tẻ. Do có vị thanh đạm nên bánh tẻ thường được làm vào các dịp lễ tết để giải ngán cho ê hề cỗ bàn.
Bánh tẻ ngon nhất khi ăn lúc còn nóng, từng miếng bánh xắt ra rắn rỏi, đẹp đẽ bởi màu trắng gạo ngon, nhân nổi lên ở giữa. Khi ăn, vừa thấy giòn, vừa thấy vị muối quyện chung nhân béo ngậy, và mùi lá gói ngoài đặc trưng, khác tất cả bánh tẻ ở địa phương khác.
Bánh đa Kế
Nói đến Bắc Ninh thì chẳng thể nào bỏ qua bánh đa Kế. Nó mang đủ trong mình cái hương vị đậm đà của Kinh Bắc. Màu vàng hấp dẫn với mùi thơm ngửi thôi đã thèm và vị bùi, giòn, ngon đến não lòng của bánh đa kế khiến đây trở thành thứ quà không thể thiếu cho ai ghé ngang Bắc Ninh.
Vẫn từ gạo tẻ, thứ nuôi sống từng con người xứ này thôi, nhưng với cách chế biến khác, người dân đã tạo nên đặc sản của riêng mình. Qua bàn tay khéo léo của người làm, vừa phải nhẹ nhàng, vừa dứt khoát lại đều tay, trăm cái như một khi tráng, các mẻ bánh được thành hình.
Rồi sau đó, họ phải quạt để tạo hình yên ngựa cho chiếc bánh. Do làm thủ công bằng than hoa nên người thợ phải có kĩ năng tuyệt vời để cho ra từng chiếc bánh đa kế nở đều, không bị méo. Khi ăn, bánh giòn tan trong miệng, thơm lừng và bùi ngậy lạc, vừng, khoai lang…
Bánh khúc
Từng chiếc bánh tròn nhỏ nhìn ngoài như nắm xôi khiến bao người con đi xa rồi cứ nhớ mãi vị của “hương đồng có nội” này.
Bánh khúc - đặc sản Bắc Ninh - nóng hổi ăn chung với muối vừng hay muối lạc thì khó có món sơn hào hải vị nào sánh bằng. Cái cảm giác dẻo dẻo, khi cắn, thơm mùi nếp ngon cộng với vị bùi mà thanh mát của nhân đỗ bên trong và cái béo ngậy thịt mỡ, thơm cay hạt tiêu thật khiến người ta đê mê, khoan khoái.
Bánh khúc nóng hổi ăn chung với muối vừng hay muối lạc thì khó có món sơn hào hải vị nào sánh bằng. Cái cảm giác dẻo dẻo, khi cắn, thơm mùi nếp ngon cộng với vị bùi mà thanh mát của nhân đỗ bên trong và cái béo ngậy thịt mỡ, thơm cay hạt tiêu thật khiến người ta đê mê, khoan khoái.
Bánh khúc còn được làm với nhân hành khô thơm kết hợp với mộc nhĩ giòn, thêm thịt ba chỉ băm nhỏ, hạt tiêu, rau răm đem lại hương vị khá đặc biệt. Cả hai loại bánh này đều có mùi lá khúc trong vị gạo đặc trưng.
Bánh khúc được làm rất khéo, vỏ mỏng thôi nhưng chẳng bao giờ lộ nhân bên trong. Vì thế, bánh khúc ngon phải do những bàn tay phụ nữ khéo léo, đảm đang nhất mới làm ra. Về Bắc Ninh, ghé qua làng Diềm sẽ được biết đến loại bánh khúc ngon nhất chắc chắn sẽ chẳng bị thất vọng.
Bánh phu thê
Cái tên hạnh phúc của loại bánh nổi tiếng xứ Bắc này cũng là món ăn cầu hạnh phúc thịnh vượng cùa người dân nơi đây. Bánh phu thê xưa kia chỉ dành cho nhà quyền quý giàu có, nhưng giờ đây ai ai cũng có thể thưởng thức vị ngon của nó.
Ẩn bên trong lớp vỏ bánh thô kệch, giản dị là ruột bánh sang trọng, kiêu kì. Bánh vàng trong suốt, lóng lánh lấm tấm vừng bên ngoài nhìn thấy rõ nhân bánh vuông vắn bên trong thật đẹp.
Bánh làm từ gạo nếp với nhiều công đoạn và quy trình phức tạp. Đặc biệt, màu của bánh phải là màu của nước quả chứ không dùng màu hóa học. Bánh phu thê ăn dẻo bột, mà lại giòn đu đủ xanh, cắn sâu vào sẽ thấy vị ngậy bùi mà vẫn rất thanh của đổ xanh nhuyễn với cùi dừa beo béo, vị hạt sen man mát và cái ngọt lan tỏa.
Bánh phu thê làm thủ công, tốn nhiều nhân lực nhưng là thứ khó thiếu trong đám hỏi, đám cưới và nhiều dịp tết lễ của người dân. Tất nhiên, nó còn là món quà đầy ý nghĩa cho bạn bè, người thân nếu bạn đi du lịch Bắc Ninh mới về.
Xem thêm >
Theo Tạ Ban (Eva.vn)
Du lịch, GO!
Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013
Thiền viện Trúc Lâm - Đà Lạt
(Vnexpress) - Nằm cạnh hồ Tuyền Lâm, Thiền viện là điểm tham quan yêu thích khi du khách đến với thành phố mộng mơ, là nơi bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy những phút giây lắng đọng trong tâm hồn như ở chốn hư không, thanh khiết.
Cùng với Trúc Lâm Yên Tử ở Quảng Ninh, Trúc Lâm Tây Thiên ở Vĩnh Phúc, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong ba thiền viện lớn nhất nước ta theo phái Trúc Lâm. Cách trung tâm thành phố 5 km, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trên núi Phụng Hoàng, giữa ngàn thông xanh ngắt, bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Với vị trí đẹp mắt, đây không chỉ là nơi chiêm bái mà còn là điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Bạn có thể lên Thiền viện bằng hai cách: đường bộ hoặc cáp treo. Từ trung tâm TP Đà Lạt, bạn đi theo quốc lộ 20 xuống đèo Prenn chừng 4 km, có một con đường đá rẽ phải, đầu đường có một tượng Phật Thích Ca ngồi dưới gốc bồ đề, đó là đường đi lên Trúc Lâm Thiền viện. Nếu chọn cáp treo, bạn theo đường 3/4 đến đỉnh đồi Robin rồi mua vé lên thẳng Thiền viện.
Bước tới cổng tam quan dưới những rặng thông reo thoang thoảng hương đưa, bạn như trút bỏ hết ưu tư, phiền muộn, tràn ngập tâm trí lúc này chỉ còn cảnh quan thanh khiết tuyệt vời. Trong chính điện thờ Phật Thích Ca cầm cành hoa sen, hai bên là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Bởi vậy, du khách, phật tử đến đây để dâng hương, cầu xin an bình, may mắn.
Với nhiều người, đến với Trúc Lâm Thiền viện là dịp hòa mình vào không gian thanh tịnh chốn Thiền môn, để tìm lại bản ngã tâm hồn sau những ồn ào, tất bật đời thường. Bởi thế có nhiều người đến xin tập tu ngắn ngày và được xếp ở nhà khách hai tầng dưới lưng chừng đồi với khu vườn xanh mát. Sớm tối nghe chuông, đọc kinh Phật và ăn cơm chay. Lúc đông nhất, Thiền viện có hàng nghìn tăng ni, phật tử đến theo học về thiền.
Dù mới được xây dựng, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt thu hút khách du lịch gần xa bởi vẻ đẹp Phật giáo hài hòa kim cổ và thiên nhiên tươi đẹp xung quanh.
Có thể nói vườn hoa của thiền viện là một trong những điểm dừng chân yêu thích khi du khách đến đây. Ngoài những lúc tham gia các thời khoá sinh hoạt của thiền viện, bạn có thể thư giãn với muôn sắc hoa trong vườn. Rất nhiều loài hoa đẹp và quý hiếm như sim tím, bông gòn Úc, phù dung…được các hòa thượng mang từ khắp nơi trên thế giới về trồng, khiến khung cảnh càng thêm thơ mộng.
Từ trên Thiền viện nhìn xuống, 5 nhánh suối đổ về Tuyền Lâm như bàn tay 5 ngón lấp lánh ánh bạc dưới nắng trời. Xa xa là đỉnh voi phục soi bóng xuống hồ như một chứng nhân huyền thoại. Bạn cũng có thể thuê thuyền dạo chơi trên đại dương thu nhỏ - Tuyền Lâm để cảm nhận một Đà Lạt thật khác giữa cao nguyên hùng vĩ.
Ngoài Thiền Viện Trúc Lâm, ở Đà Lạt còn có Tu Viện Bát Nhã, chùa Đại Giác… là nơi bạn cũng có thể xin ở lại ít ngày để tĩnh tâm, hướng Phật.
Xem thêm >
Theo Kim Anh (Vnexpress.net)
Du lịch, GO!
Cùng với Trúc Lâm Yên Tử ở Quảng Ninh, Trúc Lâm Tây Thiên ở Vĩnh Phúc, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong ba thiền viện lớn nhất nước ta theo phái Trúc Lâm. Cách trung tâm thành phố 5 km, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trên núi Phụng Hoàng, giữa ngàn thông xanh ngắt, bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Với vị trí đẹp mắt, đây không chỉ là nơi chiêm bái mà còn là điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Bạn có thể lên Thiền viện bằng hai cách: đường bộ hoặc cáp treo. Từ trung tâm TP Đà Lạt, bạn đi theo quốc lộ 20 xuống đèo Prenn chừng 4 km, có một con đường đá rẽ phải, đầu đường có một tượng Phật Thích Ca ngồi dưới gốc bồ đề, đó là đường đi lên Trúc Lâm Thiền viện. Nếu chọn cáp treo, bạn theo đường 3/4 đến đỉnh đồi Robin rồi mua vé lên thẳng Thiền viện.
Bước tới cổng tam quan dưới những rặng thông reo thoang thoảng hương đưa, bạn như trút bỏ hết ưu tư, phiền muộn, tràn ngập tâm trí lúc này chỉ còn cảnh quan thanh khiết tuyệt vời. Trong chính điện thờ Phật Thích Ca cầm cành hoa sen, hai bên là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Bởi vậy, du khách, phật tử đến đây để dâng hương, cầu xin an bình, may mắn.
Với nhiều người, đến với Trúc Lâm Thiền viện là dịp hòa mình vào không gian thanh tịnh chốn Thiền môn, để tìm lại bản ngã tâm hồn sau những ồn ào, tất bật đời thường. Bởi thế có nhiều người đến xin tập tu ngắn ngày và được xếp ở nhà khách hai tầng dưới lưng chừng đồi với khu vườn xanh mát. Sớm tối nghe chuông, đọc kinh Phật và ăn cơm chay. Lúc đông nhất, Thiền viện có hàng nghìn tăng ni, phật tử đến theo học về thiền.
Dù mới được xây dựng, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt thu hút khách du lịch gần xa bởi vẻ đẹp Phật giáo hài hòa kim cổ và thiên nhiên tươi đẹp xung quanh.
Có thể nói vườn hoa của thiền viện là một trong những điểm dừng chân yêu thích khi du khách đến đây. Ngoài những lúc tham gia các thời khoá sinh hoạt của thiền viện, bạn có thể thư giãn với muôn sắc hoa trong vườn. Rất nhiều loài hoa đẹp và quý hiếm như sim tím, bông gòn Úc, phù dung…được các hòa thượng mang từ khắp nơi trên thế giới về trồng, khiến khung cảnh càng thêm thơ mộng.
Từ trên Thiền viện nhìn xuống, 5 nhánh suối đổ về Tuyền Lâm như bàn tay 5 ngón lấp lánh ánh bạc dưới nắng trời. Xa xa là đỉnh voi phục soi bóng xuống hồ như một chứng nhân huyền thoại. Bạn cũng có thể thuê thuyền dạo chơi trên đại dương thu nhỏ - Tuyền Lâm để cảm nhận một Đà Lạt thật khác giữa cao nguyên hùng vĩ.
Ngoài Thiền Viện Trúc Lâm, ở Đà Lạt còn có Tu Viện Bát Nhã, chùa Đại Giác… là nơi bạn cũng có thể xin ở lại ít ngày để tĩnh tâm, hướng Phật.
Xem thêm >
Theo Kim Anh (Vnexpress.net)
Du lịch, GO!
Ngọt ngào mạch nha xứ Quảng
(TTO) - Du khách khi rời Quảng Ngãi thường mua đặc sản mạch nha về làm quà cho người thân. Cắn miếng bánh tráng giòn rụm, vị ngọt thanh của mạch nha nơi đầu lưỡi như để lại dư vị ngọt ngào của vùng đất miền Trung đầy nắng gió...
Mạch nha Quảng Ngãi vốn nổi tiếng từ xưa. Theo Địa chí Quảng Ngãi, từ những năm 1930-1935, mạch nha Quảng Ngãi đã được trưng bày tại hội chợ ở Huế, Hà Nội và được công nhận là sản phẩm tiểu thủ công nghiệp xuất sắc. Triều đình Huế từng phong hàm "Cửu phẩm văn giai" cho nghệ nhân chế biến mạch nha.
Tương truyền nghề làm mạch nha xuất phát từ gia đình ông Phó Sáu ở thôn Thiết Trường, tổng Lại Đức, nay là thị trấn Mộ Đức. Sau đó, ông truyền nghề cho chàng rể có tên Trần Diêu kế nghiệp sản xuất mạch nha khá quy mô tại thị trấn Thi Phổ và thị trấn Đồng Cát. Do vậy mới có câu ca "Kẹo gương Thu Xà, Mạch nha Thi Phổ".
Muốn làm mạch nha, trước tiên chọn giống lúa thơm đem ngâm cho nứt thành mộng rồi đem phơi khô xay nhuyễn thành bột. Sau đó, chọn giống nếp thơm, dẻo đem nấu thành xôi rồi ủ với mộng lúa đã xay chừng 12 giờ cho lên men rồi dùng kít ép lấy nước đem nấu cô lại thành mạch nha.
Quy trình làm mạch nha ở Mộ Đức nhiều người biết, nhưng cái tài của người nấu mạch nha là chọn giống nếp bầu dẻo thơm để nấu thành xôi, biết ủ mộng với xôi theo đúng cân lượng. Đặc biệt trong quá trình nấu nước (đã ép sau khi ủ nếp và mộng lúa đã xay) phải có tỉ lệ phù hợp vì trong quá trình nấu nếu già lửa mạch nha sẽ có mùi khét, nếu nấu quá non thì mạch nha không dẻo, đụng vào sẽ dính tay và không để được lâu. Nấu mạch nha tới thì đổ vào lon sữa bò để nguội rồi đóng nắp.
Ở TP Quảng Ngãi có nhiều quầy bán mạch nha. Nhưng người sành mua thì từ TP Quảng Ngãi vẫn sẵn sàng vượt qua những đoạn đường xa để tìm đến những "lò" mạch nha nổi tiếng. Thậm chí, nhiều người Quảng Ngãi định cư ở nước ngoài có dịp đều nhờ người thân mua mạch nha quen thuộc để gửi cho mình.
Anh Nguyễn Kim Ngọc (thôn Tú Sơn 1, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức) tâm sự: “Đây là nghề gia truyền. Đời ông bà truyền cho cha mẹ đến đời mình cố gắng làm để giữ nghề”.
Cũng vì suy nghĩ như thế nên dù có nhiều nơi làm mạch nha có số lượng khá lớn để kinh doanh, nhưng quá ham lợi nhuận, nấu mạch chưa tới hoặc để già lửa mua về ăn nghe khét lẹt, nhưng với gia đình anh chất lượng rất quan trọng. Mở lon mạch nha anh chị nấu đã nghe thơm, cầm chiếc đũa vít một vích mạch nha mềm đều ăn vào nghe vị ngọt thanh nơi đầu lưỡi.
Từ mùa đông cho đến mùa hè, lúc nào cũng có gần 100 lon mạch nha bày trong tủ kính. Hết đợt này thì có đợt khác gối đầu, giá chỉ 15.000 đồng/lon. Gắn bó với nghề, mỗi ngày hai vợ chồng thu nhập được khoảng 250.000 đồng, bằng trị giá ngày công lao động ở địa phương. Hỏi tại sao không khuếch trương nghề, anh Ngọc cười: “Hữu xạ tự nhiên hương”.
Cũng nhờ những người cần mẫn, khéo tay, tâm huyết nên đặc sản mạch nha Quảng Ngãi còn mãi với thời gian.
Xem thêm >
Theo Võ Qúy Cầu (Du lịch Tuổi Trẻ)
Du lịch, GO!
Mạch nha Quảng Ngãi vốn nổi tiếng từ xưa. Theo Địa chí Quảng Ngãi, từ những năm 1930-1935, mạch nha Quảng Ngãi đã được trưng bày tại hội chợ ở Huế, Hà Nội và được công nhận là sản phẩm tiểu thủ công nghiệp xuất sắc. Triều đình Huế từng phong hàm "Cửu phẩm văn giai" cho nghệ nhân chế biến mạch nha.
Tương truyền nghề làm mạch nha xuất phát từ gia đình ông Phó Sáu ở thôn Thiết Trường, tổng Lại Đức, nay là thị trấn Mộ Đức. Sau đó, ông truyền nghề cho chàng rể có tên Trần Diêu kế nghiệp sản xuất mạch nha khá quy mô tại thị trấn Thi Phổ và thị trấn Đồng Cát. Do vậy mới có câu ca "Kẹo gương Thu Xà, Mạch nha Thi Phổ".
Muốn làm mạch nha, trước tiên chọn giống lúa thơm đem ngâm cho nứt thành mộng rồi đem phơi khô xay nhuyễn thành bột. Sau đó, chọn giống nếp thơm, dẻo đem nấu thành xôi rồi ủ với mộng lúa đã xay chừng 12 giờ cho lên men rồi dùng kít ép lấy nước đem nấu cô lại thành mạch nha.
Quy trình làm mạch nha ở Mộ Đức nhiều người biết, nhưng cái tài của người nấu mạch nha là chọn giống nếp bầu dẻo thơm để nấu thành xôi, biết ủ mộng với xôi theo đúng cân lượng. Đặc biệt trong quá trình nấu nước (đã ép sau khi ủ nếp và mộng lúa đã xay) phải có tỉ lệ phù hợp vì trong quá trình nấu nếu già lửa mạch nha sẽ có mùi khét, nếu nấu quá non thì mạch nha không dẻo, đụng vào sẽ dính tay và không để được lâu. Nấu mạch nha tới thì đổ vào lon sữa bò để nguội rồi đóng nắp.
Ở TP Quảng Ngãi có nhiều quầy bán mạch nha. Nhưng người sành mua thì từ TP Quảng Ngãi vẫn sẵn sàng vượt qua những đoạn đường xa để tìm đến những "lò" mạch nha nổi tiếng. Thậm chí, nhiều người Quảng Ngãi định cư ở nước ngoài có dịp đều nhờ người thân mua mạch nha quen thuộc để gửi cho mình.
Anh Nguyễn Kim Ngọc (thôn Tú Sơn 1, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức) tâm sự: “Đây là nghề gia truyền. Đời ông bà truyền cho cha mẹ đến đời mình cố gắng làm để giữ nghề”.
Cũng vì suy nghĩ như thế nên dù có nhiều nơi làm mạch nha có số lượng khá lớn để kinh doanh, nhưng quá ham lợi nhuận, nấu mạch chưa tới hoặc để già lửa mua về ăn nghe khét lẹt, nhưng với gia đình anh chất lượng rất quan trọng. Mở lon mạch nha anh chị nấu đã nghe thơm, cầm chiếc đũa vít một vích mạch nha mềm đều ăn vào nghe vị ngọt thanh nơi đầu lưỡi.
Từ mùa đông cho đến mùa hè, lúc nào cũng có gần 100 lon mạch nha bày trong tủ kính. Hết đợt này thì có đợt khác gối đầu, giá chỉ 15.000 đồng/lon. Gắn bó với nghề, mỗi ngày hai vợ chồng thu nhập được khoảng 250.000 đồng, bằng trị giá ngày công lao động ở địa phương. Hỏi tại sao không khuếch trương nghề, anh Ngọc cười: “Hữu xạ tự nhiên hương”.
Cũng nhờ những người cần mẫn, khéo tay, tâm huyết nên đặc sản mạch nha Quảng Ngãi còn mãi với thời gian.
Xem thêm >
Theo Võ Qúy Cầu (Du lịch Tuổi Trẻ)
Du lịch, GO!
Ăn bánh cống một đặc sản của Cần Thơ (Kèm địa chỉ quán)
Đến với vùng đất Cần Thơ “gạo trắng nước trong”, điều khiến du khách nhớ mãi không chỉ là những dòng kênh nhỏ núp bóng dừa xanh mà còn là hương vị của những chiếc bánh cống vàng ươm - đặc sản dân dã của vùng sông nước nơi đây.
Giữa bao nhiêu thứ đặc sản của vùng đất miền Tây, ai đã nếm bánh cống một lần đều khó có thể quên được cái tan giòn của vỏ bánh vàng ươm, vị ngọt đậm đà và béo ngậy được cân bằng lại rất khéo bởi cái tài tình của bát nước chấm với đủ loại rau ăn kèm này.
Bánh cống thường ăn kèm rau dấp cá.
Cái tên bánh cống hay còn gọi là bánh cõng nghe có vẻ thật lạ. Sở dĩ nó có tên như vậy vì khuôn làm bánh có hình giống như cái cống hình ống có lòng sâu, hình dáng tựa như phin cà phê. Trước đây khuôn bánh thường đẽo từ thân tre, nay thường dùng khuôn được đúc bằng nhôm vừa bền lại dễ dùng.
Nguyên liệu chính để làm bánh là bột gạo, đậu xanh, thịt băm và tôm. Một chủ quán người miền Tây mách rằng để bánh được ngon thì cách pha bột, cách trộn nhân khá quan trọng, sao cho vỏ bánh giòn vàng, nhân bánh đậm đà.
Bột làm bánh gồm ba phần gạo, một phần nếp, ngâm với nước muối loãng qua một đêm cho hạt gạo mềm rồi xay bột. Bột xay rồi lại vắt cho ráo nước, sau đó lại trộn bột với một phần ba bột mỳ, thêm nước và hành lá cắt nhỏ.
Nhân bánh gồm đậu xanh đã đãi vỏ được nấu chín còn nguyên hạt, thịt lợn băm nhuyễn xào chín trộn chung với đậu xanh. Bánh cống đậm đà hơn không thể thiếu tôm. Tôm được chọn làm nhân bánh là loại tôm tươi, rửa sạch, bỏ râu.
Bánh cống vàng ươm hấp dẫn.
Chuẩn bị mọi nguyên liệu xong xuôi, khâu chiên bánh cũng khá hấp dẫn. Điều thú vị là thực khách có thể vừa thưởng thức bánh cống cũng vừa có thể xem các chủ quán chiên bánh. Bánh cống ăn tới đâu chiên tới đó. Một chảo dầu sôi sâu lòng, lấy muỗng cho bột vào khuôn cống sau đó cho nhân là đậu xanh và thịt bằm, đổ trên nhân bánh một chút bột nữa, sau cùng là để lên đó một vài con tôm. Nhúng cống ngập trong dầu sôi liu riu, lửa càng nhỏ bánh mới giòn đều từ ngoài vỏ bánh đến trong nhân.
Bánh cống có hình ống hơi phồng bên ngoài và trong mềm xốp, có màu vàng nhạt của trứng, vàng đậm của tôm chiên, màu xanh của hành lá, vị ngậy rất hấp dẫn.
Bánh cống được ăn kèm với nước chấm và rau sống. Nước chấm bánh pha mặn ngọt chua cay, có màu đỏ của ớt, xanh của tép chanh và vàng của đu đủ, ăn cùng rau húng quế, xà lách hay dấp cá. Bánh cống cũng có thể ăn kèm với bún và có thể xem như bữa ăn chính thay cơm. Món ăn bình dị và dân dã này đã hớp hồn biết bao nhiêu du khách khi tới miền đất Cần Thơ.
Thu Hường
Quán Bánh Cống Nổi Tiếng Cần Thơ
6A Nguyễn Trãi, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ. (0710) 3 825 397.
Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013
Thưởng ngoạn trời nước đầm phá VN
(Depplus) - Cảnh tượng tuyệt đẹp hòa quyện giữa trời mây sông nước của những vùng đầm phá khiến những tín đồ du lịch khó lòng cầm chân được.
Và dưới đây chính là 4 đầm phá ấn tượng dọc miền đất nước Việt Nam thỏa mãn lòng ham mê khám phá cái đẹp của dân du lịch Việt cũng như du khách nước ngoài.
Đầm Vân Long, Ninh Bình
Đầm Vân Long nằm cách Hà Nội chừng 80km thuộc huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Cũng như Đầm Long (Ba Vì), đầm Vân Long là điểm đến khá thú vị ở miền Bắc phù hợp với chuyến đi nghỉ cuối tuần.
Nằm giữa thung lũng bốn bề là những dãy núi đá vôi tạo hình ngoạn mục và tiềm ẩn nhiều hang động chưa được khám phá, đầm Vân Long đang trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Đầm Vân Long đồng thời cũng là khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng Bắc bộ với hàng nghìn động, thực vật, thuỷ sinh lưu trú, trong đó có nhiều loài quý hiếm như voọc quần đùi trắng, gấu ngựa, sơn dương, cu ly lớn, cầy vằn, báo gấm, khỉ mặt đỏ, báo hoa mai. Đến đây bạn sẽ có cơ hội ngồi thuyền thưởng ngoạn khung cảnh non nước hữu tình, thanh bình mà tĩnh lặng hoang sơ. Ngoài ra, Vân Long còn là nơi có nhiều cảnh quan và di tích văn hóa, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những cảm xúc mới vẻ và thú vị.
Đầm Ô Loan, Phú Yên
Phú Yên vốn nổi tiếng với danh thắng độc đáo Gành Đá Đĩa. Nhưng ít ai biết rằng, cách đó không xa tồn tại một vẻ đẹp hữu tình của mây trời sông nước – đầm Ô Loan. Đây là đầm nước lợ mang vẻ đẹp kỳ ảo thuộc thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An. Vào lúc bình mình, đầm Ô Loan trông như một chú chim khổng lồ đang trong tư thế sẵn sàng tung cánh bay vút lên bầu trời. Cũng góc nhìn ấy, nhưng trong ánh sáng nhập nhoạng của hoàng hôn, đầm tựa như một con chim đang xoải cánh tìm chốn bình yên bên mặt hồ gợn sóng.
Vì là đầm nước lợ nên Ô Loan có rất nhiều hải sản như hàu, sò huyết, tôm, mực, sứa, rau câu, điệp, cua… Đến Ô Loan thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và thưởng thức những món hải sản đậm đà hương vị miền Trung, du khách mới có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp của vùng đất Phú Yên thơ mộng.
Đầm Nha Phu, Khánh Hòa
Nằm giữa vịnh Nha Trang và Vân Phong, cách trung tâm thành phố Nha Trang 15 km về phía Bắc, đầm Nha Phu nổi lên như một điểm đến hấp dẫn hội tụ nhiều nét đẹp của thiên nhiên với núi, rừng, suối, thác và biển cả. Đến với Nha Phu bạn sẽ có cơ hội hòa mình trọn vẹn với sự biến đổi của thiên nhiên kỳ thú của ba hòn đảo: Hòn Thị, Hòn Hèo và Hòn Lao. Tất cả như những ốc đảo nằm yên bình, thơ mộng giữa lòng đại dương mênh mông.
Sẽ còn gì tuyệt vời hơn mỗi sáng được nô đùa cùng làn nước biển trong vắt như pha lê, chiều thăm thú núi rừng, đợi đến khi hoàng hôn buông xuống cùng bạn bè cắm trại ven suối, nâng ly nhảy múa, ca hát trong ánh lửa bập bùng... Nha Phu còn quá nhiều hấp dẫn và vẫn đợi khách một ngày quay trở lại.
Phá Tam Giang, Thừa Thiên - Huế
Trái ngược với vẻ đẹp u tịch, trầm buồn của xứ Huế mộng mơ, phá Tam Giang cách thành phố 15 km lại mang trong mình một vẻ đẹp hoang sơ, vắng lặng, gió nồng nàn và nắng cũng chứa chan. Bất cứ ai đến đây đều phải trầm trồ thán phục bởi khó có thể tìm thấy nơi nào trên đất nước hình chữ S đón bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp như Phá Tam Giang. Những cung bậc màu sắc của thiên nhiên, của ánh mặt trời rực rỡ đã vẽ nên một Tam Giang muôn vẻ, muôn màu, khiến ta chỉ muốn ngắm mãi không thôi.
Là đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á, phá Tam Giang thực sự là một ngã ba sông nơi mà ba sông lớn gồm sông Hương, sông Bồ và Ô Lâu 'hẹn hò' nhau trước khi đổ ra cửa biển. Bởi vậy, nơi đây tập trung nhiều đàn cò, vạc, sâm cầm, ngỗng trời, vịt trời... bơi trắng mặt nước, tạo nên khung cảnh hết sức nên thơ mà sống động. Du khách có thể xuôi dòng nước trên con thuyền nhỏ, thả hồn mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên để cảm nhận một vùng trời nước đã từng đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ.
Xem thêm >
Loan Châu (Depplus.vn/ MASK)
Và dưới đây chính là 4 đầm phá ấn tượng dọc miền đất nước Việt Nam thỏa mãn lòng ham mê khám phá cái đẹp của dân du lịch Việt cũng như du khách nước ngoài.
Đầm Vân Long, Ninh Bình
Đầm Vân Long nằm cách Hà Nội chừng 80km thuộc huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Cũng như Đầm Long (Ba Vì), đầm Vân Long là điểm đến khá thú vị ở miền Bắc phù hợp với chuyến đi nghỉ cuối tuần.
Nằm giữa thung lũng bốn bề là những dãy núi đá vôi tạo hình ngoạn mục và tiềm ẩn nhiều hang động chưa được khám phá, đầm Vân Long đang trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Đầm Vân Long đồng thời cũng là khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng Bắc bộ với hàng nghìn động, thực vật, thuỷ sinh lưu trú, trong đó có nhiều loài quý hiếm như voọc quần đùi trắng, gấu ngựa, sơn dương, cu ly lớn, cầy vằn, báo gấm, khỉ mặt đỏ, báo hoa mai. Đến đây bạn sẽ có cơ hội ngồi thuyền thưởng ngoạn khung cảnh non nước hữu tình, thanh bình mà tĩnh lặng hoang sơ. Ngoài ra, Vân Long còn là nơi có nhiều cảnh quan và di tích văn hóa, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những cảm xúc mới vẻ và thú vị.
Đầm Ô Loan, Phú Yên
Phú Yên vốn nổi tiếng với danh thắng độc đáo Gành Đá Đĩa. Nhưng ít ai biết rằng, cách đó không xa tồn tại một vẻ đẹp hữu tình của mây trời sông nước – đầm Ô Loan. Đây là đầm nước lợ mang vẻ đẹp kỳ ảo thuộc thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An. Vào lúc bình mình, đầm Ô Loan trông như một chú chim khổng lồ đang trong tư thế sẵn sàng tung cánh bay vút lên bầu trời. Cũng góc nhìn ấy, nhưng trong ánh sáng nhập nhoạng của hoàng hôn, đầm tựa như một con chim đang xoải cánh tìm chốn bình yên bên mặt hồ gợn sóng.
Vì là đầm nước lợ nên Ô Loan có rất nhiều hải sản như hàu, sò huyết, tôm, mực, sứa, rau câu, điệp, cua… Đến Ô Loan thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và thưởng thức những món hải sản đậm đà hương vị miền Trung, du khách mới có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp của vùng đất Phú Yên thơ mộng.
Đầm Nha Phu, Khánh Hòa
Nằm giữa vịnh Nha Trang và Vân Phong, cách trung tâm thành phố Nha Trang 15 km về phía Bắc, đầm Nha Phu nổi lên như một điểm đến hấp dẫn hội tụ nhiều nét đẹp của thiên nhiên với núi, rừng, suối, thác và biển cả. Đến với Nha Phu bạn sẽ có cơ hội hòa mình trọn vẹn với sự biến đổi của thiên nhiên kỳ thú của ba hòn đảo: Hòn Thị, Hòn Hèo và Hòn Lao. Tất cả như những ốc đảo nằm yên bình, thơ mộng giữa lòng đại dương mênh mông.
Sẽ còn gì tuyệt vời hơn mỗi sáng được nô đùa cùng làn nước biển trong vắt như pha lê, chiều thăm thú núi rừng, đợi đến khi hoàng hôn buông xuống cùng bạn bè cắm trại ven suối, nâng ly nhảy múa, ca hát trong ánh lửa bập bùng... Nha Phu còn quá nhiều hấp dẫn và vẫn đợi khách một ngày quay trở lại.
Phá Tam Giang, Thừa Thiên - Huế
Trái ngược với vẻ đẹp u tịch, trầm buồn của xứ Huế mộng mơ, phá Tam Giang cách thành phố 15 km lại mang trong mình một vẻ đẹp hoang sơ, vắng lặng, gió nồng nàn và nắng cũng chứa chan. Bất cứ ai đến đây đều phải trầm trồ thán phục bởi khó có thể tìm thấy nơi nào trên đất nước hình chữ S đón bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp như Phá Tam Giang. Những cung bậc màu sắc của thiên nhiên, của ánh mặt trời rực rỡ đã vẽ nên một Tam Giang muôn vẻ, muôn màu, khiến ta chỉ muốn ngắm mãi không thôi.
Là đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á, phá Tam Giang thực sự là một ngã ba sông nơi mà ba sông lớn gồm sông Hương, sông Bồ và Ô Lâu 'hẹn hò' nhau trước khi đổ ra cửa biển. Bởi vậy, nơi đây tập trung nhiều đàn cò, vạc, sâm cầm, ngỗng trời, vịt trời... bơi trắng mặt nước, tạo nên khung cảnh hết sức nên thơ mà sống động. Du khách có thể xuôi dòng nước trên con thuyền nhỏ, thả hồn mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên để cảm nhận một vùng trời nước đã từng đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ.
Xem thêm >
Loan Châu (Depplus.vn/ MASK)
Thổ cẩm Chăm Phum Soài
An Giang – một tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ có làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm Chăm nổi tiếng tại ấp Phum Soài, xã Châu Phong, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang được rất nhiều người biết đến. Người địa phương gọi tên là Thổ cẩm Phủm Xoài.
Nơi đây được biết đến như một trong những địa phương còn lưu giữ đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm ở Việt Nam. Ngoài nghề nông nghiệp và đánh bắt thủy sản, phần lớn người dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như dệt, thêu, đan…
Sản phẩm được làm ra là những chiếc khăn choàng tắm, sà rông đầy màu sắc, thổ cẩm tinh xảo, túi đeo nhỏ xinh và đặc biệt là những chiếc khăn bịt tóc đẹp mắt. Đây là một trong những địa phương còn lưu giữ được nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm.
Có một thời gian nghề dệt ở Phủm Xoài bị “chựng” lại do khó khăn trong khâu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Một số hộ bỏ nghề dệt sang làm nghề khác. Làng dệt đứng trước nguy cơ bị thất truyền. Năm 1997, sau khi tìm hiểu nguyện vọng của bà con, Sở Công nghiệp tỉnh An Giang quyết định hỗ trợ khôi phục nghề dệt ở Phủm Xoài. Và Hợp tác xã (HTX) Dệt Châu Giang ra đời với 50 hội viên được nhận vốn vay hỗ trợ từ chương trình khuyến công của tỉnh.
Nhiều người bỏ nghề mua bán trở về với nghề dệt truyền thống. Những nghệ nhân lâu năm trong nghề tham gia cải tiến kỹ thuật sử dụng con thoi trong khung dệt thay vì quăng thoi bằng tay sang dùng bằng dây giật nên công đoạn dệt nhanh gấp 10 lần. No In, một cô gái 19 tuổi, sau khi học xong phổ thông, đã theo nghề truyền thống gia đình học may, đan, dệt thổ cẩm phục vụ cho du khách.
Cô nói: “Lương khởi điểm mỗi tháng chỉ hơn 1 triệu đồng, nhưng do sinh sống ở quê nên cũng tạm đủ, nhưng quan trọng nhất là em được làm nghề mình yêu thích nhất và thấy thổ cẩm của người Chăm được du khách mua nhiều”. Gia đình nghệ nhân Se Mak làm chủ 3 khung dệt trong HTX đã có thu nhập ổn định. Chị có 2 con trai đang học ở nước ngoài và cô con gái theo nghề dệt của mẹ.
Hiện nay, HTX sản xuất khoảng 160 chủng loại sản phẩm, doanh thu bình quân trên 100 triệu đồng/tháng, trong đó 65% được du khách đặt mua. Sản phẩm của HTX có mặt tại các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Mỹ, Nhật, Canada…
Trong 6 lần tham dự triển lãm “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, thổ cẩm Phủm Xoài đều đoạt giải thưởng. Đặc biệt là hai mặt hàng “Ikat vân mây” và “thổ cẩm bông dâu” đều được bán rất chạy. Chị Se Mak cho rằng: “Bí quyết nằm ở khâu nhuộm và thiết kế hoa văn. Sở dĩ du khách thích thổ cẩm Phủm Xoài vì sản phẩm được sử dụng từ vỏ cây Pahud và nhựa cây Kalék để nhuộm sợi, làm màu thổ cẩm càng để lâu càng ánh bóng, không phai”.
Làng nghề thổ cẩm Phủm Xoài hiện đang hoạt động theo mô hình du lịch cộng đồng gắn với làng nghề và tiêu thụ sản phẩm. Nghề dệt của người Chăm nơi đây sẽ duy trì lâu bền và phát triển, và hình ảnh các cô gái Chăm nở nụ cười tươi thắm bên khung dệt sẽ còn mãi với thời gian.
Lưu ý: Có nhiều tuyến du lịch cho cả du khách trong và ngoài nước tham quan Châu Phong. Trong đó có tour mang tên Homestay (ở nhà người dân bản địa) với chương trình “Trở thành một người Chăm”. Du khách sẽ được ăn, ngủ tại nhà một người Chăm, sinh hoạt, thưởng thức âm nhạc của họ, thử vài thao tác dệt lụa và những điệu múa Chăm độc đáo…
Đặc biệt là phần ẩm thực cũng thu hút nhiều du khách bốn phương với các món ăn đậm nét truyền thống của người Chăm được chế biến từ thịt bò như: cà ri bò, lạp xưởng bò; gỏi sầu đâu với vị đắng rất riêng và các món bánh Chăm như: bánh tổ chim, bánh lỗ…
Du lịch, GO!
Nơi đây được biết đến như một trong những địa phương còn lưu giữ đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm ở Việt Nam. Ngoài nghề nông nghiệp và đánh bắt thủy sản, phần lớn người dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như dệt, thêu, đan…
Sản phẩm được làm ra là những chiếc khăn choàng tắm, sà rông đầy màu sắc, thổ cẩm tinh xảo, túi đeo nhỏ xinh và đặc biệt là những chiếc khăn bịt tóc đẹp mắt. Đây là một trong những địa phương còn lưu giữ được nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm.
Có một thời gian nghề dệt ở Phủm Xoài bị “chựng” lại do khó khăn trong khâu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Một số hộ bỏ nghề dệt sang làm nghề khác. Làng dệt đứng trước nguy cơ bị thất truyền. Năm 1997, sau khi tìm hiểu nguyện vọng của bà con, Sở Công nghiệp tỉnh An Giang quyết định hỗ trợ khôi phục nghề dệt ở Phủm Xoài. Và Hợp tác xã (HTX) Dệt Châu Giang ra đời với 50 hội viên được nhận vốn vay hỗ trợ từ chương trình khuyến công của tỉnh.
Nhiều người bỏ nghề mua bán trở về với nghề dệt truyền thống. Những nghệ nhân lâu năm trong nghề tham gia cải tiến kỹ thuật sử dụng con thoi trong khung dệt thay vì quăng thoi bằng tay sang dùng bằng dây giật nên công đoạn dệt nhanh gấp 10 lần. No In, một cô gái 19 tuổi, sau khi học xong phổ thông, đã theo nghề truyền thống gia đình học may, đan, dệt thổ cẩm phục vụ cho du khách.
Cô nói: “Lương khởi điểm mỗi tháng chỉ hơn 1 triệu đồng, nhưng do sinh sống ở quê nên cũng tạm đủ, nhưng quan trọng nhất là em được làm nghề mình yêu thích nhất và thấy thổ cẩm của người Chăm được du khách mua nhiều”. Gia đình nghệ nhân Se Mak làm chủ 3 khung dệt trong HTX đã có thu nhập ổn định. Chị có 2 con trai đang học ở nước ngoài và cô con gái theo nghề dệt của mẹ.
Hiện nay, HTX sản xuất khoảng 160 chủng loại sản phẩm, doanh thu bình quân trên 100 triệu đồng/tháng, trong đó 65% được du khách đặt mua. Sản phẩm của HTX có mặt tại các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Mỹ, Nhật, Canada…
Trong 6 lần tham dự triển lãm “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, thổ cẩm Phủm Xoài đều đoạt giải thưởng. Đặc biệt là hai mặt hàng “Ikat vân mây” và “thổ cẩm bông dâu” đều được bán rất chạy. Chị Se Mak cho rằng: “Bí quyết nằm ở khâu nhuộm và thiết kế hoa văn. Sở dĩ du khách thích thổ cẩm Phủm Xoài vì sản phẩm được sử dụng từ vỏ cây Pahud và nhựa cây Kalék để nhuộm sợi, làm màu thổ cẩm càng để lâu càng ánh bóng, không phai”.
Làng nghề thổ cẩm Phủm Xoài hiện đang hoạt động theo mô hình du lịch cộng đồng gắn với làng nghề và tiêu thụ sản phẩm. Nghề dệt của người Chăm nơi đây sẽ duy trì lâu bền và phát triển, và hình ảnh các cô gái Chăm nở nụ cười tươi thắm bên khung dệt sẽ còn mãi với thời gian.
Lưu ý: Có nhiều tuyến du lịch cho cả du khách trong và ngoài nước tham quan Châu Phong. Trong đó có tour mang tên Homestay (ở nhà người dân bản địa) với chương trình “Trở thành một người Chăm”. Du khách sẽ được ăn, ngủ tại nhà một người Chăm, sinh hoạt, thưởng thức âm nhạc của họ, thử vài thao tác dệt lụa và những điệu múa Chăm độc đáo…
Đặc biệt là phần ẩm thực cũng thu hút nhiều du khách bốn phương với các món ăn đậm nét truyền thống của người Chăm được chế biến từ thịt bò như: cà ri bò, lạp xưởng bò; gỏi sầu đâu với vị đắng rất riêng và các món bánh Chăm như: bánh tổ chim, bánh lỗ…
Du lịch, GO!
Phong phú tiềm năng du lịch Sơn La
Đến với Sơn La, bạn sẽ được ngắm nhìn một vùng núi non hùng vĩ và khám phá về giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc vùng Tây Bắc, cũng như cuốn hút trong vòng xòe, ngây ngất say trong men rượu cần, cùng thả hồn theo ánh lửa bập bùng và giọng hát ngọt ngào, vang xa trong đêm hội nhạc rừng.
Nằm ở trung tâm các tỉnh miền núi phía Tây Bắc, Sơn La có tổng diện tích tự nhiên là 14.174km2, có 250km đường biên giới với nước bạn Lào. Sơn La là vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc anh em với các giá trị về văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, với hệ thống cảnh quan kỳ thú và khí hậu mát mẻ, Sơn La được coi là một “Hạ Long trên núi” với nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các hoạt động du lịch.
Vẻ đẹp thiên nhiên
< Cao nguyên Mộc Châu.
Sơn La có địa hình núi cao, bị chia cắt bởi lưu vực sông Ðà và sông Mã để rồi hình thành nên hai cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản. Kiến tạo địa chất chủ yếu núi đá vôi có địa hình Karst khá phổ biến, bị bào mòn hàng triệu năm đã tạo nên nhiều cảnh quan hang động kỳ thú, thác nước hùng vĩ, các hồ lớn và thung lũng màu mỡ, các mỏ nước khoáng nóng... Sơn La có sự đa dạng về sinh học, địa hình chia làm ba vùng, gồm vùng thấp, vùng cao và vùng lòng hồ sông Ðà đã hình thành các vùng tiểu khí hậu đa dạng, với nhiệt độ trung bình 21oC.
< Đền thờ vua Lê Thái Tông Sơn La.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La có 68 di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh được kiểm kê và đưa vào danh mục. Trong số đó, có 12 di tích được công nhận xếp hạng cấp quốc gia, 35 di tích được công nhận xếp hạng cấp tỉnh; về loại hình có 46 di tích lịch sử, 11 di tích danh lam thắng cảnh, 2 di tích kiến trúc nghệ thuật, 9 di tích khảo cổ học.
< Nhà tù Sơn La.
Nổi bật, phải kể đến Di tích lịch sử bảo tàng và nhà tù Sơn La trên đồi Khau Cả; Di tích lịch sử văn bia vua Lê Thái Tông trên hang Thẳm Ké tại thành phố Sơn La; Hang Bia Quế Lâm Ngự Chế - nơi ghi dấu bút tích của Vua Lê Thái Tông năm 1440 với bài thơ được khắc trên vòm hang vách đá; Hang bản Thẳm (Tông Lạnh), từng là kho chứa vũ khí lớn nhất của quân đội ta trong chiến dịch Tây Bắc; Kỳ đài Thuận Châu, nơi Bác Hồ về thăm và nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc; Tượng đài Thanh niên xung phong ngã ba Cò Nòi; Tháp Mường Và...
Đặc biệt, điểm nhấn khi đến với Sơn La là cao nguyên Mộc Châu. Về những điều kiện tự nhiên, Mộc Châu rất lý tưởng để phát triển du lịch nghỉ dưỡng bởi khí hậu nơi đây tương tự với các khu nghỉ mát nổi tiếng như Sa Pa, Đà Lạt. Với độ cao trung bình hơn 1.000m, nằm giữa sông Đà ở phía Đông Bắc và sông Mã ở phía Tây Nam, Mộc Châu có khí hậu thoáng mát trong khoảng nhiệt độ trung bình 18oC hàng năm. Mộc Châu mang khung cảnh cao nguyên hùng vĩ, nên thơ, say đắm lòng người bên những đồi chè ngút ngàn tầm mắt, những vườn mận hoa trắng, những ngọn núi bốn mùa mây phủ và các bản làng ẩn hiện trong sương sớm cùng những thửa ruộng bậc thang nối nhau trên triền đồi.
Giá trị văn hóa đặc sắc
Xét về mặt tài nguyên du lịch nhân văn, Sơn La là vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, độc đáo và tương đồng. Nhiều làng, bản dân tộc còn giữ được nhiều giá trị sinh hoạt văn hóa truyền thống, được xem như là tài nguyên du lịch nhân văn đặc thù để khai thác, tạo thành những sản phẩm du lịch văn hóa có giá trị. Nhiều làng bản dân tộc có đủ điều kiện để phát triển mô hình du lịch sinh thái cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo, như các bản: Phụ Mẫu, Nà Bai, xã Chiềng Yên, Bản Áng, Bản Hài...
Các dân tộc thiểu số ở Sơn La có nhiều lễ hội và các trò chơi dân gian như hội ném còn, hội săn bắn, đánh cá, cầu mùa, xíp xí... Đặc biệt, phải kế đến lễ hội hoa Ban của dân tộc Thái; lễ hội cầu mưa (lễ hội Lồng Tồng) tại xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu; lễ hội đua thuyền dân tộc Thái, huyện Quỳnh Nhai; lễ hội Mùa Xuân (lễ hội Nào Sồng) của người Mông ở Mộc Châu; lễ hội Xen Pang Ả của người Kháng... Các lễ hội này đậm tính trữ tình, thường mang ý nghĩa giao duyên nam nữ, hạnh phúc gia đình, tạ ơn tổ tiên, các thế lực siêu nhiên và ca ngợi tình hữu nghị các bản làng, dân tộc...
Hàng năm, vào dịp ngày 1/9, tại thị trấn huyện Mộc Châu lại diễn ra ngày hội người Mông, đồng bào Mông các tỉnh từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An, Thanh Hoá, Hủa Phăn (Lào) đều về Mộc Châu để giao duyên. Từ năm 2000, tỉnh Sơn La và huyện Mộc Châu đã tổ chức thành ngày hội văn hoá các dân tộc huyện Mộc Châu.
Về vũ nhạc dân tộc, người Thái nổi tiếng với điệu múa xoè, múa nón; người Mông có múa khèn, múa ô; người Dao có múa chuông; người Khơ Mú có múa cống tốp, au eo...
Nếu du khách đã một lần đặt chân lên mảnh đất Sơn La thì chắc hẳn sẽ không thể nào quên mảnh đất và con người nơi đây, đặc biệt là thưởng thức những món ăn truyền thống của đồng bào vẫn còn được gìn giữ cho đến ngày hôm nay. Trong đó, ẩm thực dân tộc Thái tương đối đặc sắc và đa dạng, đặc biệt người Thái sử dụng rất nhiều gia vị để chế biến các món ăn, người ta dùng gia vị nóng để trung hòa những món ăn lạnh, lấy vị chát bùi trung hòa vị đắng cay, dùng nhiều loại côn trùng, rau, măng khai thác trong rừng để chế biến thức ăn. Các món ăn của người Thái chủ yếu là nướng và đồ, nhưng để dành ăn dần thì người ta cũng chế biến các món mắm, làm thịt, cá khô…
Chiến lược phát triển du lịch
Nhận thức được vai trò của du lịch, tỉnh Sơn La đã sớm có chiến lược phát triển du lịch và chính sách khuyến khích phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Nhiều dự án, đề án xây dựng các khu, điểm, tuyến du lịch đã được tỉnh phê duyệt đầu tư xây dựng.
Trong chiến lược phát triển du lịch Sơn La tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu mà tỉnh đặt ra là: “Phát triển du lịch để nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đưa du lịch Sơn La từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”. Giải pháp được các cấp chính quyền đặt ra là tập trung ưu tiên cho những sản phẩm mà Sơn La có thế mạnh, có khả năng cạnh tranh cao, như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng.
Hiện nay, du lịch sinh thái ở tỉnh được tập trung vào mấy điểm chính: Du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa (Bắc Yên - Phù Yên), Xuân Nha (Mộc Châu), Sốp Cộp (huyện Sốp Cộp), rừng thông Noong Cốp (Phù Yên); Danh thắng Hang Dơi, Ngũ động bản Ôn, Hang Ma Lang Chánh, thác Mường Khoa, Dải Yếm (Mộc Châu); Động chín rồng (Phù Yên); Hang Chi Đảy (Yên Châu); Quế Lâm Ngự Chế (Thành phố), cùng các hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Huội Quảng, Nậm Chiến và các hồ thủy lợi: Tiền Phong, Lúm Pè, Chiềng Khoi... đã tô đẹp thêm bức tranh quê hương Sơn La, mời gọi du khách về thăm quan, tổ chức các tour du lịch khám phá, trong đó có hồ thủy điện Sơn La, danh thắng Hang Dơi, hang Chi Đảy, Quế Lâm Ngự Chế, thác Dải Yếm... mỗi năm đã đón hàng ngàn lượt du khách đến thăm.
Theo Quy hoạch và định hướng phát triển du lịch Sơn La đến năm 2020, tỉnh Sơn La đang tập trung xây dựng và thu hút đầu tư vào một số dự án trọng điểm như: Dự án Khu du lịch Mộc Châu, Dự án Khu tổ hợp văn hóa - thể thao và du lịch Chiềng Ngần, Dự án Khu du lịch Hồ Tiền Phong, Dự án Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng bản Mông, Dự án Khu du lịch sinh thái Lâm viên Sơn La, Dự án Khu di tích lịch sử văn hóa Đền thờ Vua Lê Thái Tông, Dự án Khu du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, Dự án Khu du lịch sinh thái Rừng thông bản Áng...
Có thể nói, với vị trí địa lý và tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, cùng một chiến lược phát triển du lịch bền vững, lâu dài, tin chắc rằng trong tương lại không xa, Sơn La sẽ trở thành khu du lịch độc đáo, hấp dẫn, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và vào sự nghiệp phát triển du lịch của cả nước.
Theo Thùy Minh (Quehuong Online)
Du lịch, GO!
Nằm ở trung tâm các tỉnh miền núi phía Tây Bắc, Sơn La có tổng diện tích tự nhiên là 14.174km2, có 250km đường biên giới với nước bạn Lào. Sơn La là vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc anh em với các giá trị về văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, với hệ thống cảnh quan kỳ thú và khí hậu mát mẻ, Sơn La được coi là một “Hạ Long trên núi” với nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các hoạt động du lịch.
Vẻ đẹp thiên nhiên
< Cao nguyên Mộc Châu.
Sơn La có địa hình núi cao, bị chia cắt bởi lưu vực sông Ðà và sông Mã để rồi hình thành nên hai cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản. Kiến tạo địa chất chủ yếu núi đá vôi có địa hình Karst khá phổ biến, bị bào mòn hàng triệu năm đã tạo nên nhiều cảnh quan hang động kỳ thú, thác nước hùng vĩ, các hồ lớn và thung lũng màu mỡ, các mỏ nước khoáng nóng... Sơn La có sự đa dạng về sinh học, địa hình chia làm ba vùng, gồm vùng thấp, vùng cao và vùng lòng hồ sông Ðà đã hình thành các vùng tiểu khí hậu đa dạng, với nhiệt độ trung bình 21oC.
< Đền thờ vua Lê Thái Tông Sơn La.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La có 68 di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh được kiểm kê và đưa vào danh mục. Trong số đó, có 12 di tích được công nhận xếp hạng cấp quốc gia, 35 di tích được công nhận xếp hạng cấp tỉnh; về loại hình có 46 di tích lịch sử, 11 di tích danh lam thắng cảnh, 2 di tích kiến trúc nghệ thuật, 9 di tích khảo cổ học.
< Nhà tù Sơn La.
Nổi bật, phải kể đến Di tích lịch sử bảo tàng và nhà tù Sơn La trên đồi Khau Cả; Di tích lịch sử văn bia vua Lê Thái Tông trên hang Thẳm Ké tại thành phố Sơn La; Hang Bia Quế Lâm Ngự Chế - nơi ghi dấu bút tích của Vua Lê Thái Tông năm 1440 với bài thơ được khắc trên vòm hang vách đá; Hang bản Thẳm (Tông Lạnh), từng là kho chứa vũ khí lớn nhất của quân đội ta trong chiến dịch Tây Bắc; Kỳ đài Thuận Châu, nơi Bác Hồ về thăm và nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc; Tượng đài Thanh niên xung phong ngã ba Cò Nòi; Tháp Mường Và...
Đặc biệt, điểm nhấn khi đến với Sơn La là cao nguyên Mộc Châu. Về những điều kiện tự nhiên, Mộc Châu rất lý tưởng để phát triển du lịch nghỉ dưỡng bởi khí hậu nơi đây tương tự với các khu nghỉ mát nổi tiếng như Sa Pa, Đà Lạt. Với độ cao trung bình hơn 1.000m, nằm giữa sông Đà ở phía Đông Bắc và sông Mã ở phía Tây Nam, Mộc Châu có khí hậu thoáng mát trong khoảng nhiệt độ trung bình 18oC hàng năm. Mộc Châu mang khung cảnh cao nguyên hùng vĩ, nên thơ, say đắm lòng người bên những đồi chè ngút ngàn tầm mắt, những vườn mận hoa trắng, những ngọn núi bốn mùa mây phủ và các bản làng ẩn hiện trong sương sớm cùng những thửa ruộng bậc thang nối nhau trên triền đồi.
Giá trị văn hóa đặc sắc
Xét về mặt tài nguyên du lịch nhân văn, Sơn La là vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, độc đáo và tương đồng. Nhiều làng, bản dân tộc còn giữ được nhiều giá trị sinh hoạt văn hóa truyền thống, được xem như là tài nguyên du lịch nhân văn đặc thù để khai thác, tạo thành những sản phẩm du lịch văn hóa có giá trị. Nhiều làng bản dân tộc có đủ điều kiện để phát triển mô hình du lịch sinh thái cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo, như các bản: Phụ Mẫu, Nà Bai, xã Chiềng Yên, Bản Áng, Bản Hài...
Các dân tộc thiểu số ở Sơn La có nhiều lễ hội và các trò chơi dân gian như hội ném còn, hội săn bắn, đánh cá, cầu mùa, xíp xí... Đặc biệt, phải kế đến lễ hội hoa Ban của dân tộc Thái; lễ hội cầu mưa (lễ hội Lồng Tồng) tại xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu; lễ hội đua thuyền dân tộc Thái, huyện Quỳnh Nhai; lễ hội Mùa Xuân (lễ hội Nào Sồng) của người Mông ở Mộc Châu; lễ hội Xen Pang Ả của người Kháng... Các lễ hội này đậm tính trữ tình, thường mang ý nghĩa giao duyên nam nữ, hạnh phúc gia đình, tạ ơn tổ tiên, các thế lực siêu nhiên và ca ngợi tình hữu nghị các bản làng, dân tộc...
Hàng năm, vào dịp ngày 1/9, tại thị trấn huyện Mộc Châu lại diễn ra ngày hội người Mông, đồng bào Mông các tỉnh từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An, Thanh Hoá, Hủa Phăn (Lào) đều về Mộc Châu để giao duyên. Từ năm 2000, tỉnh Sơn La và huyện Mộc Châu đã tổ chức thành ngày hội văn hoá các dân tộc huyện Mộc Châu.
Về vũ nhạc dân tộc, người Thái nổi tiếng với điệu múa xoè, múa nón; người Mông có múa khèn, múa ô; người Dao có múa chuông; người Khơ Mú có múa cống tốp, au eo...
Nếu du khách đã một lần đặt chân lên mảnh đất Sơn La thì chắc hẳn sẽ không thể nào quên mảnh đất và con người nơi đây, đặc biệt là thưởng thức những món ăn truyền thống của đồng bào vẫn còn được gìn giữ cho đến ngày hôm nay. Trong đó, ẩm thực dân tộc Thái tương đối đặc sắc và đa dạng, đặc biệt người Thái sử dụng rất nhiều gia vị để chế biến các món ăn, người ta dùng gia vị nóng để trung hòa những món ăn lạnh, lấy vị chát bùi trung hòa vị đắng cay, dùng nhiều loại côn trùng, rau, măng khai thác trong rừng để chế biến thức ăn. Các món ăn của người Thái chủ yếu là nướng và đồ, nhưng để dành ăn dần thì người ta cũng chế biến các món mắm, làm thịt, cá khô…
Chiến lược phát triển du lịch
Nhận thức được vai trò của du lịch, tỉnh Sơn La đã sớm có chiến lược phát triển du lịch và chính sách khuyến khích phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Nhiều dự án, đề án xây dựng các khu, điểm, tuyến du lịch đã được tỉnh phê duyệt đầu tư xây dựng.
Trong chiến lược phát triển du lịch Sơn La tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu mà tỉnh đặt ra là: “Phát triển du lịch để nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đưa du lịch Sơn La từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”. Giải pháp được các cấp chính quyền đặt ra là tập trung ưu tiên cho những sản phẩm mà Sơn La có thế mạnh, có khả năng cạnh tranh cao, như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng.
Hiện nay, du lịch sinh thái ở tỉnh được tập trung vào mấy điểm chính: Du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa (Bắc Yên - Phù Yên), Xuân Nha (Mộc Châu), Sốp Cộp (huyện Sốp Cộp), rừng thông Noong Cốp (Phù Yên); Danh thắng Hang Dơi, Ngũ động bản Ôn, Hang Ma Lang Chánh, thác Mường Khoa, Dải Yếm (Mộc Châu); Động chín rồng (Phù Yên); Hang Chi Đảy (Yên Châu); Quế Lâm Ngự Chế (Thành phố), cùng các hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Huội Quảng, Nậm Chiến và các hồ thủy lợi: Tiền Phong, Lúm Pè, Chiềng Khoi... đã tô đẹp thêm bức tranh quê hương Sơn La, mời gọi du khách về thăm quan, tổ chức các tour du lịch khám phá, trong đó có hồ thủy điện Sơn La, danh thắng Hang Dơi, hang Chi Đảy, Quế Lâm Ngự Chế, thác Dải Yếm... mỗi năm đã đón hàng ngàn lượt du khách đến thăm.
Theo Quy hoạch và định hướng phát triển du lịch Sơn La đến năm 2020, tỉnh Sơn La đang tập trung xây dựng và thu hút đầu tư vào một số dự án trọng điểm như: Dự án Khu du lịch Mộc Châu, Dự án Khu tổ hợp văn hóa - thể thao và du lịch Chiềng Ngần, Dự án Khu du lịch Hồ Tiền Phong, Dự án Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng bản Mông, Dự án Khu du lịch sinh thái Lâm viên Sơn La, Dự án Khu di tích lịch sử văn hóa Đền thờ Vua Lê Thái Tông, Dự án Khu du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, Dự án Khu du lịch sinh thái Rừng thông bản Áng...
Có thể nói, với vị trí địa lý và tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, cùng một chiến lược phát triển du lịch bền vững, lâu dài, tin chắc rằng trong tương lại không xa, Sơn La sẽ trở thành khu du lịch độc đáo, hấp dẫn, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và vào sự nghiệp phát triển du lịch của cả nước.
Theo Thùy Minh (Quehuong Online)
Du lịch, GO!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)