(NLĐO) - Tôi phải lòng Nha Trang ngay từ khi đặt chân xuống sân ga vùng biển mặn này một sáng tháng 11 mưa rả rích. Đồng hồ chỉ chưa đến 5h, cái lạnh se sắt của thành phố những ngày bão về len lỏi vào lòng, tê cóng lại nơi đầu ngón tay.
Chúng tôi ngồi lại trên dãy ghế nhựa trong phòng chờ, nhìn xa hơn tầm mắt sân ga còn mờ sương, những đầu tàu nằm uể oải, những hành khách nói lời chia tay cuối trong vội vã. Một gia đình có vẻ như đang dọn đồ đạc chuẩn bị hành trình vào miền Nam xa xôi, lần lượt những chiếc xe máy khó nhọc được đưa lên toa hàng, hai ông bà lão sụt sùi ôm cô con gái và thằng cháu nhỏ quyến luyến không rời, một người đàn ông sùm sụp cái mũ len màu nâu đất lặng lẽ…
Mọi thứ lãng đãng và nhạt nhòa trôi qua trước mắt hai đứa chúng tôi, như những bong bóng tái hiện một ngày rất xưa. Nha Trang đón chúng tôi, với miền quá khứ u buồn như thế đấy. Vậy mà, tôi yêu.
Trời còn lờ mờ sáng, với cơn mưa nhẹ đủ ướt nếu đi bộ chừng dăm ba phút, do đó chúng tôi quyết định bắt một chiếc taxi. Định về khách sạn nhưng thấy còn tương đối sớm, cô bạn đề nghị đi ăn sáng trước. Bún bò Nha Trang không đậm đà hương vị Huế, cũng không ngòn ngọt cái đặc trưng đất Sài Thành mà được biến tấu rất riêng, trong thanh có cái ngọt dịu, lại không nồng mùi mắm ruốc. Có một điểm tương đồng dễ nhận thấy giữa bún bò Nha Trang và Đà Lạt, chính là bún bò ở hai nơi này đều không ăn kèm với rau lặt, mà dùng chung với rau xắt ghém.
Tôi vốn là một tín đồ của bún bò Huế, phải lòng bún bò Sài Gòn với những cọng giá béo mũm, bắp chuối non hăng hắc và những cọng rau muống chẻ giòn, nhưng cứ hễ có dịp được thưởng thức một tô bún bò nóng hổi với đĩa rau xắt ghém tươi mơn mởn, là tôi lại thích mê tơi. Mưa dần thưa hạt hơn khi chúng tôi uống những ngụm sữa đậu nành thơm lừng cuối cùng trước khi khởi hành trở về nơi chúng tôi sẽ trú ngụ trong những ngày sắp tới.
Đang phân vân chưa biết sẽ lên đường bằng phương tiện nào, con bé bạn đã nhanh nhẩu nắm áo chị chủ quán hỏi đường. Chúng tôi không bất ngờ, nhưng lấy làm sung sướng khi biết từ chỗ chúng tôi về tới khách sạn chỉ một đoạn rất ngắn. Thế là sau khi say khí trời Nha Trang những ngày bão và no với bún bò và sữa đậu nành, chúng tôi quảy ba lô lên vai.
Và, hành trình mới chỉ bắt đầu.
Lang thang Nha Trang
Các cụ vẫn nói “Căng cơ bụng, chùng cơ mắt” quả thật không sai lệch 1 ly nào. Chuyến tàu đêm với những giấc ngủ chập chờn, lại căng bụng một tô bún bò với ly sữa đậu nành, giờ đây khi đã đặt mình xuống chăn ấm nệm êm, thật khó cưỡng lại một giấc ngắn giữa ngày. Nhưng, hai đứa chúng tôi nhìn nhau, ở ngoài kia biển đang vẫy gọi, có lẽ nào…
Sau một số công đoạn vực dậy tinh thần và khí thế, chúng tôi khoác balo và lao ra ngoài. Cơn mưa sớm đã tạnh, nắng lên nhè nhẹ, đọng lại loang lổ trên mặt đường những vũng nước nhỏ, lấp lánh sáng. Hai đứa chúng tôi đi dọc con đường Trần Phú thênh thang, xanh ngút tầm mắt những hàng dừa ven biển chạy dài. Nha Trang mùa bão về, len lỏi trong cái nắng ấm đầu ngày hơi lạnh se sắt, tinh khiết và mằn mặn vị biển.
Viện Hải Dương Học nằm ở bờ gần vùng biển sâu trên Cầu Đá, gần cuối đường Trần Phú, nơi gặp gỡ hai dòng hải lưu nóng - lạnh. Chúng tôi đi ngang dọc các phòng ban, khu trưng bày với 20.000 mẫu vật của 4000 loài sinh vật biển của Đông Nam Á, mục tận sở thị bộ xương cá voi lưng gù dài 18 mét, nặng 18 tấn từng được khai quật tại tỉnh Nam Hà năm 1994, hay như bộ xương của nàng tiên cá đang trên bờ tuyệt chủng Dugong tìm thấy vào tháng 11-1997 tại Lò Vôi, Côn Đảo…
Chưa hết choáng ngợp với những mẫu vật quý hiếm trong cuốn từ điển khổng lồ của hệ sinh thái biển này, hai đứa lại mắt tròn mắt dẹt với mảng màu rực rỡ, phong phú chủng loại của gian trưng bày sinh vật trong bể nuôi ngoài trời.
Một nhóm du khách nước ngoài có vẻ thích chí lắm, chỉ trỏ liên tục, thi thoảng lại ồ lên thành tràng dài. Hai đứa chúng tôi mê mẩn như lạc bước giữa lòng đại dương đa dạng sắc màu của hàng nghìn sinh vật. Được biết, với hơn 7.000 đầu sách và 60.000 tạp chí khoa học được gửi từ 140 tổ chức quốc tế của hơn 30 quốc gia trên thế giới, thư viện Viện Hải dương học còn lưu giữ nhiều tư liệu khoa học biển từ thế kỷ 18-19, đóng góp một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu cho công cuộc chinh phục khai thác và bảo vệ biển Đông.
Cũng tại Viện, du khách có thể ghé xem sa bàn “Địa hình thềm lục địa Việt Nam” vốn được coi như một cẩm nang khái quái cái nhìn về độ sâu của đáy biển, sự đa dạng sinh học hay như nguồn lợi biển, tuyên truyền bảo vệ môi trường biển…
Cách trung tâm Nha Trang khoảng 60 km về phía Tây Nam, Hòn Bà là khu rừng nguyên sinh với độ cao 1.578m, mang khí hậu ôn đới, nằm trên ranh giới giữa hai xã Khánh Phú và Suối Cát. Đây là điểm khám phá ưa thích của dân du lịch bụi khi còn giữ vẹn nguyên nét hoang sơ, hùng vĩ. Suốt chặng đường lên Hòn Bà cảnh quan thay đổi liên tục từ rừng đại ngàn, rừng lồ ô rồi tới rừng lá kim, bám vào vách núi là nơi mặc sức cho dương xỉ và phong lan chen chúc trong sương mờ, giữa trùng trùng cỏ xanh. Chúng tôi không lên tới đỉnh, mà quyết định dừng chân giữa đường, ghé ngang suối Đá Giăng.
Thiên nhiên thật ưu đãi khi ban tặng nơi đây một cảnh quan kỳ thú đến kinh ngạc với những hồ chứa nước lớn nhỏ, những con suối uốn lượn chứa đựng hàng trăm ngàn phiến đá lô nhô đủ hình dạng và kích cỡ. Lội xuống dòng nước trong leo lẻo và mát rượi, chúng tôi hơi vất vả để trèo lên hòn đá to giữa lòng suối như phần đầu một chú cá voi xanh, nhưng thành quả thật xứng đáng khi được ngồi đó - giữa bao la đất trời, cảm nhận hơi thở hào sảng và tinh khiết của cuộc sống, lắng nghe bản hợp ca trầm hùng của đại ngàn.
Nha Trang ngày sau bão, nắng lên rực rỡ. Chúng tôi trải qua một buổi sáng tinh khôi đầy hứng khởi, nằm dài trên những chiếc ghế bố ở Louisiane, nhâm nhi một ly nước ép nhiệt đới, nghe sóng biển rì rào, gió biển thổi xoã tóc bay và nghiền ngẫm một cuốn sách yêu thích.
Tôi phóng tầm mắt ra xa là đại dương bao la một màu xanh thẫm, lấp lánh những con sóng bạc đầu dập dìu, thu về tầm mắt là bờ cát nóng chạy dài, nhìn những du khách khác, cũng như tôi, bận rộn trong thế giới riêng bình yên và thư thái, bỏ lại ngoài kia guồng quay của cuộc sống tất bật, xô bồ.
Là Nha Trang - rất đỗi dịu dàng, như thế đó.
Ăn hàng bất tận
Đến Nha Trang, để yêu thương và tận hưởng cuộc sống, nhưng hẳn sẽ là thiếu sót lớn trong hành trình nếu bạn chưa một lần khám phá nền ẩm thực độc đáo nơi thành phố này. Ẩm thực Nha Trang chịu ảnh hưởng sâu sắc từ biển, với nguyên liệu chủ yếu được chế biến từ các loại hải sản. Nhưng, đối với bất kỳ người Nha Trang nào nếu được hỏi về đặc sản của thành phố, đứng đầu danh sách không phải bún cá - sứa có tiếng dọc 3 miền đất nước, mà lạ thay, ấy lại là món ăn của rừng - nem chua Ninh Hoà.
Nem được làm từ thịt nạc ròng ở hai bắp đùi heo đất đỏ - một loại heo của địa phương nên có hương vị đặc biệt, màu hồng bóng với độ dai, giòn đặc trưng, bên ngoài được gói một lớp lá chuối hột hoặc chuối mốc, cột bằng lạt giang, kết từng chiếc lại thành xâu. Cũng là nem, nhưng nem nướng lại đặc sắc một nét riêng với vị ngọt thơm của thịt nạc giã nhuyễn và mỡ xắt hột lựu nướng trên bếp than hồng kết hợp cái giòn rụm của bánh tráng mặn chiên vàng ruộm, thoảng nhẹ cái hăng hắc, chan chát của những lá sung, sắn, húng và vị chua dịu của xoài sống… không biết tự bao giờ đã chinh phục hoàn toàn khẩu vị người dân bản địa, cũng như khách du lịch tứ xứ.
Tự bao đời này, bún cá - sứa là món ăn hầu như khó du khách nào có thể bỏ qua khi đặt chân đến Nha Trang. Loanh quanh gần chợ Đầm là những hàng bún cá - sứa nổi tiếng thành phố. Những miếng sứa có màu trắng đục, thon thon bằng ngón tay, mình dày, ăn vào miệng có vị thanh mát và giòn sật sật. Tô bún nóng hổi còn bốc khói thật là lựa chọn lý tưởng cho những ngày mưa. Đặc biệt, bún sứa sẽ đậm vị hơn khi ăn kèm những miếng chả cá chiên còn bóng lớp mỡ vàng ươm và nước mắm 3 vị chua ngọt cay đặc sắc.
Nếu tận hưởng cuộc sống là hội đủ 3 yếu tố - ăn, đi và ở thì đến Nha Trang, dù muốn, bạn cũng khó có thể bận lòng về một trong ba yếu tố đó. Quán xá ở Nha Trang mở cửa từ sớm đến khuya, thậm chí nhiều hàng ăn còn phục vụ khách tới gần sáng. Không chỉ vô cùng đa dạng, đặc biệt, đồ ăn ở Nha Trang rẻ… đến bất ngờ.
Thả bộ dọc khu phố Tây với 4 con đường huyết mạch Nguyễn Thiện Thuật - Hùng Vương - Biệt Thự - Trần Quang Khải du khách sẽ bắt gặp vô số các quán ăn từ vỉa hè bình dân đến cao cấp, từ một quán ăn Nga, một cửa hàng món Việt truyền thống cho đến một gánh bánh căn đặc sản ngay góc ngã tư… Chỉ độ 100.000 đồng đổ lại, hai đứa chúng tôi mặc sức thoả thích khám phá nền ẩm thực phong phú màu sắc của nhiều vùng miền trên thế giới tập hợp lại nơi đây.
Không chỉ bởi con người hiền hoà và đáng mến, những món ăn đặc sắc đầy hấp dẫn mà hơn hết chính là bầu không khí, là cuộc sống nơi thành phố này đã lưu giữ lại trái tim những du khách như tôi, ước mong một ngày trở lại...
Xem thêm >
Theo Thanh Thủy (Dulich.Nguoilaodong)
Du lịch, GO!
Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013
Đi trên đường 20 Quyết Thắng
(ANTĐ) - Đường 20 Quyết Thắng. Mới chỉ nghe qua, người nghe không khỏi tò mò bởi cái tên đường có phần kỳ lạ và dữ dội, cũng bởi mỗi mét trên con đường này là mỗi mét xương máu của chiến tranh.
< Ngã ba Trạ Ang trên đường 20 Quyết Thắng.
Đường 20 - Quyết Thắng bắt đầu từ bản làng Phong Nha xinh đẹp, bên dòng sông Son xanh thẫm một màu rừng núi Trường Sơn. Trải hết chiều dài 123km cắt ngang khu bảo tồn thiên nhiên rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng rồi đi sang nước bạn Lào và dừng lại ở ngã ba Lùm Phùm thuộc tỉnh Khăm Muộn, Lào, đường 20 - Quyết Thắng là tuyến giao thông mang tầm chiến lược trong việc vận tải của đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử.
< Tượng đài TNXP và bộ đội đuờng 20 - Quyết thắng.
Binh đoàn 559, đơn vị xây dựng đã đặt cho con đường cái tên 20 bởi lẽ bộ đội, TNXP, công nhân và dân công ba sẵn sàng đã tham gia mở, xây dựng và bảo vệ con đường này hầu hết đều ở lứa tuổi 20. Đây là con đường huyết mạch phá thế độc đạo, nối đông Trường Sơn với tây Trường Sơn, giành thế chủ động thắng lợi trên mặt trận giao thông - vận tải nên còn có tên gọi: Đường 20 - Quyết Thắng. Cũng bởi vị trí quan trọng mang tầm lịch sử như vậy mà trong suốt thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, cứ mỗi mét đường là mỗi mét máu xương của những tuổi 20 mãi mãi nằm lại nơi đây...
< Di tích hang Tám Cô.
Ngày nay, đi trên đường 20 Quyết Thắng, xen lẫn màu xanh bạt ngàn của núi rừng Trường Sơn, xen lẫn những danh thắng đã trở thành di sản như Phong Nha Kẻ Bàng, động Thiên Đường… thì vẫn còn đó những dấu ấn, di tích chiến tranh, những địa danh lịch sử từng ghi dấu ấn oai hùng…
Hang Tám Cô nằm trên km16 của con đường 20 Quyết Thắng huyền thoại ấy, một phần của đường Trường Sơn lịch sử, nơi bom đạn Mỹ đánh phá ngày đêm nhằm chặt đứt sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam và cũng là nơi lực lượng TNXP đổ máu để giữ cho tuyến đường thông suốt. Ngày 14-11-1972, trước cửa hang Tám Cô, tám anh chị TNXP đang san lấp hố bom để thông đường thì máy bay Mỹ ập đến. Họ vội chạy vào hang để tránh bom. Mỹ đánh bom làm sập cửa hang.
< Khu vực Trạ Ang.
Cả tám anh chị đều là người huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cùng lứa tuổi từ 20-25, cùng nhập ngũ ngày 20-6-1971 vào Đại đội thanh niên xung phong 163 đã anh dũng hy sinh. Cái chết bi hùng của các anh, các chị đã làm xúc động lòng người, nhất là đối với lứa tuổi thanh niên.
Đồng đội đã dựng bia khắc tên các anh các chị bên một hang đá. Hiện nay, tại khu di tích Hang Tám Cô, miếu thờ tám cô tại đây vẫn còn ghi lại những dấu ấn năm xưa chưa hề phai nhạt, dấu ấn về một lịch sử oai hùng.
Rồi những ngã ba Trạ Ang, ngầm Ta Lê, đèo Pu-La-Nhích, cua chữ A... và còn nhiều nữa những địa danh như thế, mỗi mét đường là mỗi mét xương máu hi sinh để giữ lại trên con đường 20 Quyết Thắng một màu xanh thẳm của núi rừng, của Trường Sơn, của những con người lứa tuổi 20 bất tử.
Xem thêm >
Theo Vũ Thanh (Báo An Ninh Thủ Đô)
Du lịch, GO!
< Ngã ba Trạ Ang trên đường 20 Quyết Thắng.
Đường 20 - Quyết Thắng bắt đầu từ bản làng Phong Nha xinh đẹp, bên dòng sông Son xanh thẫm một màu rừng núi Trường Sơn. Trải hết chiều dài 123km cắt ngang khu bảo tồn thiên nhiên rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng rồi đi sang nước bạn Lào và dừng lại ở ngã ba Lùm Phùm thuộc tỉnh Khăm Muộn, Lào, đường 20 - Quyết Thắng là tuyến giao thông mang tầm chiến lược trong việc vận tải của đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử.
< Tượng đài TNXP và bộ đội đuờng 20 - Quyết thắng.
Binh đoàn 559, đơn vị xây dựng đã đặt cho con đường cái tên 20 bởi lẽ bộ đội, TNXP, công nhân và dân công ba sẵn sàng đã tham gia mở, xây dựng và bảo vệ con đường này hầu hết đều ở lứa tuổi 20. Đây là con đường huyết mạch phá thế độc đạo, nối đông Trường Sơn với tây Trường Sơn, giành thế chủ động thắng lợi trên mặt trận giao thông - vận tải nên còn có tên gọi: Đường 20 - Quyết Thắng. Cũng bởi vị trí quan trọng mang tầm lịch sử như vậy mà trong suốt thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, cứ mỗi mét đường là mỗi mét máu xương của những tuổi 20 mãi mãi nằm lại nơi đây...
< Di tích hang Tám Cô.
Ngày nay, đi trên đường 20 Quyết Thắng, xen lẫn màu xanh bạt ngàn của núi rừng Trường Sơn, xen lẫn những danh thắng đã trở thành di sản như Phong Nha Kẻ Bàng, động Thiên Đường… thì vẫn còn đó những dấu ấn, di tích chiến tranh, những địa danh lịch sử từng ghi dấu ấn oai hùng…
Hang Tám Cô nằm trên km16 của con đường 20 Quyết Thắng huyền thoại ấy, một phần của đường Trường Sơn lịch sử, nơi bom đạn Mỹ đánh phá ngày đêm nhằm chặt đứt sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam và cũng là nơi lực lượng TNXP đổ máu để giữ cho tuyến đường thông suốt. Ngày 14-11-1972, trước cửa hang Tám Cô, tám anh chị TNXP đang san lấp hố bom để thông đường thì máy bay Mỹ ập đến. Họ vội chạy vào hang để tránh bom. Mỹ đánh bom làm sập cửa hang.
< Khu vực Trạ Ang.
Cả tám anh chị đều là người huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cùng lứa tuổi từ 20-25, cùng nhập ngũ ngày 20-6-1971 vào Đại đội thanh niên xung phong 163 đã anh dũng hy sinh. Cái chết bi hùng của các anh, các chị đã làm xúc động lòng người, nhất là đối với lứa tuổi thanh niên.
Đồng đội đã dựng bia khắc tên các anh các chị bên một hang đá. Hiện nay, tại khu di tích Hang Tám Cô, miếu thờ tám cô tại đây vẫn còn ghi lại những dấu ấn năm xưa chưa hề phai nhạt, dấu ấn về một lịch sử oai hùng.
Rồi những ngã ba Trạ Ang, ngầm Ta Lê, đèo Pu-La-Nhích, cua chữ A... và còn nhiều nữa những địa danh như thế, mỗi mét đường là mỗi mét xương máu hi sinh để giữ lại trên con đường 20 Quyết Thắng một màu xanh thẳm của núi rừng, của Trường Sơn, của những con người lứa tuổi 20 bất tử.
Xem thêm >
Theo Vũ Thanh (Báo An Ninh Thủ Đô)
Du lịch, GO!
Suối Tiên (Khánh Hòa) đang bị bức tử.
(TBKTSG Online) - Từ xa xưa, suối Tiên đã là nơi du ngoạn nổi tiếng ở 'xứ Trầm Hương' Khánh Hòa. Nhưng giờ đây, thắng cảnh thiên nhiên này đã bị con người hủy hoại, thậm chí biến dòng nước suối tự nhiên thành nguồn nước bẩn...
< Suối Tiên bị "cải tạo" thành kênh nước đen.
Khánh Hòa có rất nhiều cảnh đẹp thiên nhiên. Là vùng duyên hải lại nối liền với Tây Nguyên nên Khánh Hòa vừa có nhiều núi rừng, sông, suối, vừa có bãi biển và hải đảo... Có đến hàng chục con suối từ núi cao uốn lượn quanh co đổ về đồng bằng và trở thành những điểm dã ngoại, du ngoạn hấp dẫn giới thanh thiếu niên và cả những người lớn tuổi yêu thích thiên nhiên.
< Đường vào suối Tiên xây đá chẻ.
Suối Tiên là một điểm dã ngoại nổi tiếng, luôn tấp nập khách tham quan vào những ngày lễ, tết và mùa hè. Đó là một thắng cảnh rừng núi tự nhiên nhưng lại ở rất gần đường quốc lộ 1, thuận tiện giao thông và chỉ cách phố biển Nha Trang hơn hai chục cây số, có thể đến đó bằng ô tô, xe máy và cả xe đạp rất dễ dàng. Đối với người mới đi lần đầu, chỉ cần đến địa danh Suối Dầu ngay trên quốc lộ 1, cách Nha Trang 18km theo hướng đi vào Cam Ranh, hỏi bất kỳ người dân nào cũng sẽ được chỉ đường, đi thêm chừng 5km nữa là đến xã Suối Tiên.
< Tượng Bồ Đề Đạt Ma dựng án ngay lối vào.
Thời trước, khách du ngoạn đến đây chỉ cần gửi xe, lội bộ ngược dòng suối vào tìm vị trí thuận lợi để đồ đạc rồi tắm suối, ăn uống nghỉ ngơi... chẳng ai bán vé vào cửa hay dịch vụ nào khác nên mọi thứ đều phải xách theo hoặc có thể mua của người dân địa phương. Đã mấy chục năm như thế, suối Tiên vẫn hoang sơ và hấp dẫn. Nhiều người sống ở Nha Trang từng vào đây chơi nhiều lần, gần như mỗi năm đều đi; lúc thì đưa cả gia đình đi picnic, khi thì đưa khách, bạn bè từ tỉnh khác đến Nha Trang tắm biển chán thì “đổi món” đi tắm suối.
< Đập tràn chặn dòng nước.
Vô số đá tảng chen chúc nhau bên dưới, bên trên thì cây rừng xòe tán lá đan nhau phủ bóng mát dọc theo một đoạn suối dài hàng cây số, người ta treo võng hoặc tìm những mặt đá phẳng làm chỗ ngả lưng, nằm nghe tiếng nước chảy róc rách và tiếng chim hót trên tán lá cây rừng.
Nước ở suối Tiên có một điểm đặc biệt là sau khi dùng tay bốc những món có dầu mỡ, rửa tay nước suối này rất sạch, tẩy hết chất nhờn mà không cần dùng xà phòng hoặc bất kỳ hóa chất nào.
< Ống nước xả từ ngôi nhà nhỏ ven bờ.
Những người, da có mồ hôi dầu, rửa mặt hoặc giặt khăn lau ở nước suối này rất sạch. Và tất nhiên, cũng như những con suối tự nhiên khác, dòng nước ở đây quanh năm mát lạnh. Người ta thường ngâm rượu, bia và những chai nước uống đem theo vào một hốc đá nào đó ngay khi vừa mới đến để lát sau có “bia lạnh” để giải khát.
Gia đình người bạn tôi ở TPHCM ra Nha Trang chơi, rủ tôi đi Suối Tiên. Đã lâu lắm chưa vào đó, tôi cũng hào hứng lên xe làm người dẫn đường, nhưng khi vừa qua khỏi cánh cổng sắt của “khu du lịch”, tôi cứ nghĩ mình đã vào nhầm chỗ.
< Cống nước dẫn từ một ngôi nhà không biết làm gì?!
Trước mắt chúng tôi là mấy ngôi nhà nằm cạnh một con rạch nước đen ngòm, bốc mùi hôi. Lỡ mua vé cho cả nhóm 7 người, chúng tôi xuống xe đi bộ vào trong, càng vào sâu càng thất vọng. Dòng suối thiên nhiên đã bị hủy diệt hoàn toàn!
< Cầu qua suối xây gạch, đá và bê tông. Còn những cọng sắt thừa xỉa ra như chông.
Một người con anh bạn tôi chỉ pho tượng Bồ Đề Đạt Ma khá lớn, án ngay lối đi vào, hỏi tôi: “Cháu có đọc cuốn Xứ Trầm Hương của tác giả Quách Tấn, có đoạn kể truyền thuyết về suối Tiên, đâu có liên quan gì tới Đạt Ma tổ sư hay thiền tông Trung Hoa mà người ta dựng tượng ở đây vậy chú?”. Tôi chỉ biết đưa hai tay lên trời và lắc đầu.
< Cầu gỗ mục, vỡ. Nhà (không phải WC) có ống xả nước xuống suối.
Dòng nước chảy ra, đoạn bên hông pho tượng Bồ Đề Đạt Ma, người ta xây một cái đập tràn, không biết để làm gì (?!) vì phía trên nước đọng đen ngòm, nhìn chẳng khác gì những con kênh nước đen ở TPHCM. Dọc theo bờ, có mấy căn nhà xây nho nhỏ, không biết để làm gì, cũng có ống cống xả nước xuống dòng “suối”.
Trước đây, dọc con suối tự nhiên toàn đá tảng, loại đá khối tròn do nước chảy xói mòn hàng ngàn năm, người đi chơi bước đi qua những tảng đá, bên dưới là nước suối trong vắt. Lối đi hoàn toàn theo địa hình tự nhiên, tuyệt đối không có xi măng, bê tông hoặc gạch, đá chở từ nơi khác đến.
< Đá chẻ thả bừa bãi trên lối đi gây nguy hiểm với khách tham quan.
Bây giờ, đường vào suối được đổ bê tông và lát đá, xây cầu... nhưng cầu cống làm rất cẩu thả và trở nên nguy hiểm. Cầu xây gạch và đá, có những cọng thép thò ra như chông và một số đá chẻ có góc cạnh nhọn, có thể gây thương tích nguy hiểm nếu người đi qua bị trượt té. Cầu lót ván gỗ thì gãy và xộc xệch như cái bẫy người đi chơi.
Một con suối tự nhiên của núi rừng đã bị nhà đầu tư tàn phá bằng cách đổ tiền vào xây dựng khiến cho nó trở thành một dạng công viên đô thị một cách vụng về, xấu xí, mất đi yếu tố thiên nhiên nên thắng cảnh trở thành hoang phế.
< Đầu rồng và máng trượt bê tông phá hủy cảnh sắc thiên nhiên của thắng cảnh suối Tiên.
Tại TPHCM, người ta biến nghĩa trang thành công viên du lịch rợp bóng cây xanh, đồi cỏ và ao hồ... biến vùng sình lầy nước đọng thành khu vui chơi giải trí, cũng xây dựng, cũng bê tông nhưng nhằm tạo ra khoảng trống thư giãn cho người dân thành phố được hít thở không khí trong lành và chút cảm giác gần gũi với thiên nhiên hiếm hoi.
Tại đây, vùng đất Khánh Hòa được thiên nhiên ưu đãi từ khí hậu cho tới đa dạng cảnh sắc thiên nhiên, thắng cảnh tự nhiên lại bị con người hủy diệt. Đáng tiếc thay! Cách làm du lịch theo kiểu chỗ nào đẹp, có người thích đến chơi thì 'chặn cửa thu tiền' và xây dựng nhà hàng, cung ứng dịch vụ để thu lợi nhuận đã và đang làm cho xứ Trầm Hương dần mất đi nét đẹp sơn thủy hữu tình.
Xem thêm >
Theo Nguyễn Ngọc Phương - Lê Tâm (The Saigon Times)
Du lịch, GO!
Suối Tiên (Khánh Hòa) - Vẻ đẹp hoang dã
< Suối Tiên bị "cải tạo" thành kênh nước đen.
Khánh Hòa có rất nhiều cảnh đẹp thiên nhiên. Là vùng duyên hải lại nối liền với Tây Nguyên nên Khánh Hòa vừa có nhiều núi rừng, sông, suối, vừa có bãi biển và hải đảo... Có đến hàng chục con suối từ núi cao uốn lượn quanh co đổ về đồng bằng và trở thành những điểm dã ngoại, du ngoạn hấp dẫn giới thanh thiếu niên và cả những người lớn tuổi yêu thích thiên nhiên.
< Đường vào suối Tiên xây đá chẻ.
Suối Tiên là một điểm dã ngoại nổi tiếng, luôn tấp nập khách tham quan vào những ngày lễ, tết và mùa hè. Đó là một thắng cảnh rừng núi tự nhiên nhưng lại ở rất gần đường quốc lộ 1, thuận tiện giao thông và chỉ cách phố biển Nha Trang hơn hai chục cây số, có thể đến đó bằng ô tô, xe máy và cả xe đạp rất dễ dàng. Đối với người mới đi lần đầu, chỉ cần đến địa danh Suối Dầu ngay trên quốc lộ 1, cách Nha Trang 18km theo hướng đi vào Cam Ranh, hỏi bất kỳ người dân nào cũng sẽ được chỉ đường, đi thêm chừng 5km nữa là đến xã Suối Tiên.
< Tượng Bồ Đề Đạt Ma dựng án ngay lối vào.
Thời trước, khách du ngoạn đến đây chỉ cần gửi xe, lội bộ ngược dòng suối vào tìm vị trí thuận lợi để đồ đạc rồi tắm suối, ăn uống nghỉ ngơi... chẳng ai bán vé vào cửa hay dịch vụ nào khác nên mọi thứ đều phải xách theo hoặc có thể mua của người dân địa phương. Đã mấy chục năm như thế, suối Tiên vẫn hoang sơ và hấp dẫn. Nhiều người sống ở Nha Trang từng vào đây chơi nhiều lần, gần như mỗi năm đều đi; lúc thì đưa cả gia đình đi picnic, khi thì đưa khách, bạn bè từ tỉnh khác đến Nha Trang tắm biển chán thì “đổi món” đi tắm suối.
< Đập tràn chặn dòng nước.
Vô số đá tảng chen chúc nhau bên dưới, bên trên thì cây rừng xòe tán lá đan nhau phủ bóng mát dọc theo một đoạn suối dài hàng cây số, người ta treo võng hoặc tìm những mặt đá phẳng làm chỗ ngả lưng, nằm nghe tiếng nước chảy róc rách và tiếng chim hót trên tán lá cây rừng.
Nước ở suối Tiên có một điểm đặc biệt là sau khi dùng tay bốc những món có dầu mỡ, rửa tay nước suối này rất sạch, tẩy hết chất nhờn mà không cần dùng xà phòng hoặc bất kỳ hóa chất nào.
< Ống nước xả từ ngôi nhà nhỏ ven bờ.
Những người, da có mồ hôi dầu, rửa mặt hoặc giặt khăn lau ở nước suối này rất sạch. Và tất nhiên, cũng như những con suối tự nhiên khác, dòng nước ở đây quanh năm mát lạnh. Người ta thường ngâm rượu, bia và những chai nước uống đem theo vào một hốc đá nào đó ngay khi vừa mới đến để lát sau có “bia lạnh” để giải khát.
Gia đình người bạn tôi ở TPHCM ra Nha Trang chơi, rủ tôi đi Suối Tiên. Đã lâu lắm chưa vào đó, tôi cũng hào hứng lên xe làm người dẫn đường, nhưng khi vừa qua khỏi cánh cổng sắt của “khu du lịch”, tôi cứ nghĩ mình đã vào nhầm chỗ.
< Cống nước dẫn từ một ngôi nhà không biết làm gì?!
Trước mắt chúng tôi là mấy ngôi nhà nằm cạnh một con rạch nước đen ngòm, bốc mùi hôi. Lỡ mua vé cho cả nhóm 7 người, chúng tôi xuống xe đi bộ vào trong, càng vào sâu càng thất vọng. Dòng suối thiên nhiên đã bị hủy diệt hoàn toàn!
< Cầu qua suối xây gạch, đá và bê tông. Còn những cọng sắt thừa xỉa ra như chông.
Một người con anh bạn tôi chỉ pho tượng Bồ Đề Đạt Ma khá lớn, án ngay lối đi vào, hỏi tôi: “Cháu có đọc cuốn Xứ Trầm Hương của tác giả Quách Tấn, có đoạn kể truyền thuyết về suối Tiên, đâu có liên quan gì tới Đạt Ma tổ sư hay thiền tông Trung Hoa mà người ta dựng tượng ở đây vậy chú?”. Tôi chỉ biết đưa hai tay lên trời và lắc đầu.
< Cầu gỗ mục, vỡ. Nhà (không phải WC) có ống xả nước xuống suối.
Dòng nước chảy ra, đoạn bên hông pho tượng Bồ Đề Đạt Ma, người ta xây một cái đập tràn, không biết để làm gì (?!) vì phía trên nước đọng đen ngòm, nhìn chẳng khác gì những con kênh nước đen ở TPHCM. Dọc theo bờ, có mấy căn nhà xây nho nhỏ, không biết để làm gì, cũng có ống cống xả nước xuống dòng “suối”.
Trước đây, dọc con suối tự nhiên toàn đá tảng, loại đá khối tròn do nước chảy xói mòn hàng ngàn năm, người đi chơi bước đi qua những tảng đá, bên dưới là nước suối trong vắt. Lối đi hoàn toàn theo địa hình tự nhiên, tuyệt đối không có xi măng, bê tông hoặc gạch, đá chở từ nơi khác đến.
< Đá chẻ thả bừa bãi trên lối đi gây nguy hiểm với khách tham quan.
Bây giờ, đường vào suối được đổ bê tông và lát đá, xây cầu... nhưng cầu cống làm rất cẩu thả và trở nên nguy hiểm. Cầu xây gạch và đá, có những cọng thép thò ra như chông và một số đá chẻ có góc cạnh nhọn, có thể gây thương tích nguy hiểm nếu người đi qua bị trượt té. Cầu lót ván gỗ thì gãy và xộc xệch như cái bẫy người đi chơi.
Một con suối tự nhiên của núi rừng đã bị nhà đầu tư tàn phá bằng cách đổ tiền vào xây dựng khiến cho nó trở thành một dạng công viên đô thị một cách vụng về, xấu xí, mất đi yếu tố thiên nhiên nên thắng cảnh trở thành hoang phế.
< Đầu rồng và máng trượt bê tông phá hủy cảnh sắc thiên nhiên của thắng cảnh suối Tiên.
Tại TPHCM, người ta biến nghĩa trang thành công viên du lịch rợp bóng cây xanh, đồi cỏ và ao hồ... biến vùng sình lầy nước đọng thành khu vui chơi giải trí, cũng xây dựng, cũng bê tông nhưng nhằm tạo ra khoảng trống thư giãn cho người dân thành phố được hít thở không khí trong lành và chút cảm giác gần gũi với thiên nhiên hiếm hoi.
Tại đây, vùng đất Khánh Hòa được thiên nhiên ưu đãi từ khí hậu cho tới đa dạng cảnh sắc thiên nhiên, thắng cảnh tự nhiên lại bị con người hủy diệt. Đáng tiếc thay! Cách làm du lịch theo kiểu chỗ nào đẹp, có người thích đến chơi thì 'chặn cửa thu tiền' và xây dựng nhà hàng, cung ứng dịch vụ để thu lợi nhuận đã và đang làm cho xứ Trầm Hương dần mất đi nét đẹp sơn thủy hữu tình.
Xem thêm >
Theo Nguyễn Ngọc Phương - Lê Tâm (The Saigon Times)
Du lịch, GO!
Suối Tiên (Khánh Hòa) - Vẻ đẹp hoang dã
Hủ tiếu - phở Bò Kho Hai Hiển, thành phố Sa Đéc
Địa chỉ: Khóm Tân Thuận Đường Nguyễn Tất Thành, Phường An Hòa, thành phố Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp Điện thoại: 067.3866251
Xem Hủ tiếu - phở Bò Kho Hai Hiển, thành phố Sa Đéc ở bản đồ lớn hơn
Đặc Biệt Lẩu Gân, Đuôi, Móng, Bò Viên
Xem Hủ tiếu - phở Bò Kho Hai Hiển, thành phố Sa Đéc ở bản đồ lớn hơn
Chợ Gành - Phú Yên
Ăn tôm thì nhớ chợ Gành
Ăn tương thì nhớ đậu nành Trung Lương
< Chợ Gành - Phú Tân.
Chợ Gành thuộc thôn Phú Tân, xã An Cư nổi tiếng trong các ngôi chợ huyện Tuy An. Phú Tân nguyên Quán Mới thôn, hạ tổng Đồng Xuân, đông giáp thôn Phú Sơn lấy đầm làm giới. Tây và bắc giáp xã Hà Thanh, nam giáp thôn Mỹ An. Diện tích sở hữu 3 mẫu 3 sào, diện tích địa phận 112 mẫu. Trước kia chợ nằm cạnh Quốc lộ 1A, cách ngã ba Phú Tân chừng 100m. Ra khỏi đèo Quán Cau là đến chợ. Mặt bằng chợ hẹp, phía đông giáp quốc lộ 1A, ba bên còn lại là xóm làng, nhà cửa dân ở chen chúc.
Chợ họp chín phiên vào những ngày âm lịch có số 3, 7 và 10, tháng thiếu phiên họp ngày 29. Dân cư các vùng nam Tuy An mang thổ sản như ngô, sắn, đậu, nếp, gạo, thuỷ sản như cá, tôm, sò, sứa của đầm Ô Loan và các loại cá mực từ Nhơn Sơn xã An Hoà và Long Thuỷ xã An Phú.
Chợ phiên đông đúc nên thường chiếm lòng đường Quốc lộ, gây trở ngại giao thông nên chính quyền địa phương cho xây cất một ngôi chợ mới phía ngoài cách 300 mét. Vừa cao ráo vừa rộng rãi, lều chợ diện tích 360m2 lợp bằng tôn. Chợ mới họp vào buổi sáng, không còn phiên chính nữa. Chợ họp thường xuyên mà đông là nhờ dân thôn Phú Tân, Tân Long xã An Cư có mật độ cao. Mỗi thôn trên dưới 700 hộ, làm nghề nửa ngư nghiệp, nửa nông nghiệp nên thuỷ sản và nông sản khá dồi dào.
Thôn Phú Tân có hộ gia đình đông đúc quanh một ngọn đồi thấp, nhà cửa chi chít ở ba khu vực, được gọi bằng vùng: vùng 1 từ cuối thôn đến đầu cầu Long Phú, vùng 2 từ đầu cầu Long Phú đến trên bến đò khoảng 100m, vùng 3 từ ranh giới lên đến Quốc lộ phía bắc ra khỏi chợ Gành, phía nam đến chân đèo Quán Cau.
Vùng 1 dân làm nghề nông và làm nghề dệt chiếu, vùng 2, vùng 3 dân làm nghề nông và một số làm nghề chài lưới.
Nghề dệt chiếu trên toàn tỉnh Phú Yên chỉ có 3 nơi. Chợ Gành (vùng 1 Phú Tân), xóm Chiếu phường 5 thị xã Tuy Hoà và Hoà Hiệp Nam huyện Tuy Hoà. Dệt chiếu phải có nguyên liệu chính là lát, lát là giống cây được trồng nơi sình lầy nước ngọt pha nước mặn. Lát thích hợp nơi cửa sông gần đầm hoặc biển. Phú Tân có diện tích trồng cây lát đến 7,8 hécta, ở Tân Long có diện tích 3,4 hécta. Ở Tân Long trồng lát, nhưng dân không làm nghề dệt chiếu, nên lát đều đem bán cho dân vùng 1 Phú Tân.
Lát trồng trên ruộng thôn Phú Tân gốc trắng xanh, lát này rất tốt, vừa bền vừa tươi màu. Lát trồng trên ruộng thôn Tân Long, gốc vàng sẫm độ bền và màu sắc kém thua. Những năm gần đây, do phù xa sông Cái bồi lấp, lát Tân Long phẩm chất không thua kém bao nhiêu so với lát Phú Tân.
Vùng 1 Phú Tân nhà nào cũng làm nghề dệt chiếu. Nghề dệt chiếu vất vả khó nhọc từ khâu cắt lát, chẻ lát, phơi lát, tốn rất nhiều công phu, đến khâu pha màu nhuộm lát cũng phải có kỹ thuật mới tươi và lâu phai. Với cung cách dệt chiếu thủ công nên tốn kém khá nhiều thời gian, giá thành một đôi chiếu không đủ cho tiền công, ngang bằng với làm nghề khác. Nhưng nghề dệt chiếu phần lớn làm trong nhà râm mát, người trong gia đình đều tham gia được. Lại có thể làm hằng năm, làm thêm về đêm. Số tiền tuy không nhiều nhưng là nghề truyền thống nên cố giữ.
Chiếu tiêu thụ khắp nơi, nhất là các xã vùng cao. Thường thì những người làm chiếu mang đến bán các vùng này để đổi lấy thổ sản đem về dùng. Chiếu Phú Tân (chợ Gành) nổi tiếng là nhờ độ nước mặn đầm Ô Loan nên lát tốt, cọng lát dài, độ bền dai và chỉ dùng dệt chiếu là chỉ thơm tàu, chắc hơn chỉ trân nhiều. Những năm gần đây chỉ trân giá rẻ nên dân mua loaị này về dệt, còn dùng chỉ thơm tàu khi có ai đặt mua.
Năm 1997, tại hội chợ triển lãm Nha Trang (Khánh Hoà), chiếu Phú Tân (Chợ Gành) được công nhận đạt huy chương đồng do tiêu chuẩn bền đẹp.
Chợ Gành cũng như các chợ khác trong vùng đều có tôm đầm Ô Loan đem bán. Nơi đánh bắt tôm ở các thôn Phú Sơn xã An Ninh (nghề đăng), thôn Tân Qui, Xuân Hòa xã An Hải (nghề đáy), thôn Tân Hòa xã An Hòa (lưới, trể). Trước năm 1945, số tôm làm ra, một số chuyển về bán ở chợ Dinh (phủ lỵ Tuy Hòa) còn thì đem bán ở các chợ Tuy An. Ngày nay, tôm là món ăn ngon hợp khẩu vị nên các loại tôm sú, tôm rằn đều được xuất khẩu. Vài năm gần đây, khu vực quanh bờ đầm Ô Loan có nhiều hồ nuôi tôm vì vậy môi trường bị ô nhiễm nặng.
Xem thêm >
Theo Nguyễn Đình Chúc (báo Phú Yên)
Du lịch, GO!
Ăn tương thì nhớ đậu nành Trung Lương
< Chợ Gành - Phú Tân.
Chợ Gành thuộc thôn Phú Tân, xã An Cư nổi tiếng trong các ngôi chợ huyện Tuy An. Phú Tân nguyên Quán Mới thôn, hạ tổng Đồng Xuân, đông giáp thôn Phú Sơn lấy đầm làm giới. Tây và bắc giáp xã Hà Thanh, nam giáp thôn Mỹ An. Diện tích sở hữu 3 mẫu 3 sào, diện tích địa phận 112 mẫu. Trước kia chợ nằm cạnh Quốc lộ 1A, cách ngã ba Phú Tân chừng 100m. Ra khỏi đèo Quán Cau là đến chợ. Mặt bằng chợ hẹp, phía đông giáp quốc lộ 1A, ba bên còn lại là xóm làng, nhà cửa dân ở chen chúc.
Chợ họp chín phiên vào những ngày âm lịch có số 3, 7 và 10, tháng thiếu phiên họp ngày 29. Dân cư các vùng nam Tuy An mang thổ sản như ngô, sắn, đậu, nếp, gạo, thuỷ sản như cá, tôm, sò, sứa của đầm Ô Loan và các loại cá mực từ Nhơn Sơn xã An Hoà và Long Thuỷ xã An Phú.
Chợ phiên đông đúc nên thường chiếm lòng đường Quốc lộ, gây trở ngại giao thông nên chính quyền địa phương cho xây cất một ngôi chợ mới phía ngoài cách 300 mét. Vừa cao ráo vừa rộng rãi, lều chợ diện tích 360m2 lợp bằng tôn. Chợ mới họp vào buổi sáng, không còn phiên chính nữa. Chợ họp thường xuyên mà đông là nhờ dân thôn Phú Tân, Tân Long xã An Cư có mật độ cao. Mỗi thôn trên dưới 700 hộ, làm nghề nửa ngư nghiệp, nửa nông nghiệp nên thuỷ sản và nông sản khá dồi dào.
Thôn Phú Tân có hộ gia đình đông đúc quanh một ngọn đồi thấp, nhà cửa chi chít ở ba khu vực, được gọi bằng vùng: vùng 1 từ cuối thôn đến đầu cầu Long Phú, vùng 2 từ đầu cầu Long Phú đến trên bến đò khoảng 100m, vùng 3 từ ranh giới lên đến Quốc lộ phía bắc ra khỏi chợ Gành, phía nam đến chân đèo Quán Cau.
Vùng 1 dân làm nghề nông và làm nghề dệt chiếu, vùng 2, vùng 3 dân làm nghề nông và một số làm nghề chài lưới.
Nghề dệt chiếu trên toàn tỉnh Phú Yên chỉ có 3 nơi. Chợ Gành (vùng 1 Phú Tân), xóm Chiếu phường 5 thị xã Tuy Hoà và Hoà Hiệp Nam huyện Tuy Hoà. Dệt chiếu phải có nguyên liệu chính là lát, lát là giống cây được trồng nơi sình lầy nước ngọt pha nước mặn. Lát thích hợp nơi cửa sông gần đầm hoặc biển. Phú Tân có diện tích trồng cây lát đến 7,8 hécta, ở Tân Long có diện tích 3,4 hécta. Ở Tân Long trồng lát, nhưng dân không làm nghề dệt chiếu, nên lát đều đem bán cho dân vùng 1 Phú Tân.
Lát trồng trên ruộng thôn Phú Tân gốc trắng xanh, lát này rất tốt, vừa bền vừa tươi màu. Lát trồng trên ruộng thôn Tân Long, gốc vàng sẫm độ bền và màu sắc kém thua. Những năm gần đây, do phù xa sông Cái bồi lấp, lát Tân Long phẩm chất không thua kém bao nhiêu so với lát Phú Tân.
Vùng 1 Phú Tân nhà nào cũng làm nghề dệt chiếu. Nghề dệt chiếu vất vả khó nhọc từ khâu cắt lát, chẻ lát, phơi lát, tốn rất nhiều công phu, đến khâu pha màu nhuộm lát cũng phải có kỹ thuật mới tươi và lâu phai. Với cung cách dệt chiếu thủ công nên tốn kém khá nhiều thời gian, giá thành một đôi chiếu không đủ cho tiền công, ngang bằng với làm nghề khác. Nhưng nghề dệt chiếu phần lớn làm trong nhà râm mát, người trong gia đình đều tham gia được. Lại có thể làm hằng năm, làm thêm về đêm. Số tiền tuy không nhiều nhưng là nghề truyền thống nên cố giữ.
Chiếu tiêu thụ khắp nơi, nhất là các xã vùng cao. Thường thì những người làm chiếu mang đến bán các vùng này để đổi lấy thổ sản đem về dùng. Chiếu Phú Tân (chợ Gành) nổi tiếng là nhờ độ nước mặn đầm Ô Loan nên lát tốt, cọng lát dài, độ bền dai và chỉ dùng dệt chiếu là chỉ thơm tàu, chắc hơn chỉ trân nhiều. Những năm gần đây chỉ trân giá rẻ nên dân mua loaị này về dệt, còn dùng chỉ thơm tàu khi có ai đặt mua.
Năm 1997, tại hội chợ triển lãm Nha Trang (Khánh Hoà), chiếu Phú Tân (Chợ Gành) được công nhận đạt huy chương đồng do tiêu chuẩn bền đẹp.
Chợ Gành cũng như các chợ khác trong vùng đều có tôm đầm Ô Loan đem bán. Nơi đánh bắt tôm ở các thôn Phú Sơn xã An Ninh (nghề đăng), thôn Tân Qui, Xuân Hòa xã An Hải (nghề đáy), thôn Tân Hòa xã An Hòa (lưới, trể). Trước năm 1945, số tôm làm ra, một số chuyển về bán ở chợ Dinh (phủ lỵ Tuy Hòa) còn thì đem bán ở các chợ Tuy An. Ngày nay, tôm là món ăn ngon hợp khẩu vị nên các loại tôm sú, tôm rằn đều được xuất khẩu. Vài năm gần đây, khu vực quanh bờ đầm Ô Loan có nhiều hồ nuôi tôm vì vậy môi trường bị ô nhiễm nặng.
Xem thêm >
Theo Nguyễn Đình Chúc (báo Phú Yên)
Du lịch, GO!
Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013
Khám phá rừng Chế Tạo
(ANTĐ) - Là một xã vùng cao, với khoảng 1.700 nhân khẩu sống rải rác trên một địa bàn rộng hơn 30km2 bị chia cắt bởi núi cao, vực sâu. Cuộc sống của người dân xã vùng cao Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái gần như biệt lập với xã hội hiện đại, chủ yếu là tự cung tự cấp.
< Rừng núi ở xã Chế Tạo.
Con đường duy nhất từ trung tâm huyện lên xã Chế Tạo hơn 35km quanh năm trơn trượt, dốc đứng. Cùng với địa danh Làng Nhì, Lìm Mông và Tà Si Láng, dân “xê dịch” vẫn gọi Chế Tạo là một trong tứ đại hiểm địa của đất rừng Tây Bắc.
Để đến được Chế Tạo, trước mặt là những con đường dốc dựng đứng thử thách tay lái của kẻ lữ khách đường xa. Ngày nay đoạn đường đầu tiên ấy đã được trải bê tông nên việc đi lại của đồng bào có bớt khó khăn nhưng những khúc cua gắt thì vẫn luôn còn đó.
Những công nhân làm đường ở đây cho biết, để làm được đoạn đường ngắn này mất vài năm và cũng chỉ làm được vào mấy tháng mùa khô. Chặng đường còn lại như một chuyến đi “hành xác” trong con mắt của những người bình thường nhưng lại là niềm đam mê với giới off-road.
Ấy là những con dốc nền đất cao vời vợi, trơn trượt và nhầy nhụa vào những ngày cơn mưa rừng đi qua. Xe máy về số 1 mà vẫn phải gằn lên những tiếng giận dữ, bô bốc khói nghi ngút. Rồi những đoạn đường đầy sỏi đá, chỉ còn cách hò nhau kẻ đẩy, người kéo, bánh xe quay tròn, chết gí trong những bùn đất vàng khè.
Trên cung đường khám phá rừng Chế Tạo sẽ mang lại những ấn tượng rất thú vị, mặc cho hiểm nguy luôn rình rập các tay lái. Tựa như những thước phim ấn tượng, quang cảnh biến đổi liên tục trên chặng đường 35km ấy, từ những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hồn tới những thác nước tung bọt trắng xoá và đâu đó tiếng dòng suối mát lành đang róc rách tuôn chảy, gió của rừng đùa trên những tán cây cổ thụ vô tình tạo nên bản nhạc đầy mê hoặc.
Bên những con đường mảnh như sợi chỉ quanh co, uốn khúc trên các sườn đồi, sườn núi bạt ngàn sắc hoa đỗ quyên, hoa mua tím... và cả khu rừng nguyên sinh Chế Tạo đầy quyến rũ khi xe lướt qua rừng phong lá đỏ, hay vạt hoa trẩu trắng.
Nằm trên dải sơn mạch Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, rừng Chế Tạo được đánh giá là khu rừng nguyên sinh đẹp bậc nhất bởi còn khá nguyên vẹn với nhiều loài cây lá rộng, lá kim và thảm thực vật, động vật phong phú. Con đường nhỏ xuyên qua cánh rừng già, với những thân cây cổ thụ lừng lững. Những cây sở già nở hoa rụng trắng cả lối đi đẹp đến ngỡ ngàng. Rồi ở một góc rừng cây phong già buông lá đỏ rực trong nắng thu giống như một bức tranh tuyệt mỹ của thiên nhiên mà không góc máy, thước phim nào có thể ghi lại được.
Quanh những vạt rừng nguyên sinh là nơi quần cư của đa phần đồng bào dân tộc Mông với một nền văn hoá phong phú. Những người Mông họ Giàng, họ Sùng, họ Hảng với trái tim tự do của tộc người, vài trăm năm trước ngược dốc, ngược rừng lên tìm đất định cư, đi tìm ấm no cho cuộc sống mới.
Qua bao bận lên đỉnh xuống thung rồi đâm xuyên rừng già, cũng vừa lúc xã Chế Tạo chào đón kẻ lữ khách bởi vạt nắng chiều vừa vụt tắt. Trung tâm xã là một dãy nhà 2 tầng, một trạm y tế bé xíu và cách đó không xa là khu trường nội trú. Tất cả nằm lọt thỏm giữa màu xanh xám của bên núi, bên rừng và những thảm sương nhè nhẹ của buổi chiều nơi rẻo cao.
Xem thêm >
Theo Ngô Huy Hòa (An Ninh Thủ Đô) + internet
Du lịch, GO!
< Rừng núi ở xã Chế Tạo.
Con đường duy nhất từ trung tâm huyện lên xã Chế Tạo hơn 35km quanh năm trơn trượt, dốc đứng. Cùng với địa danh Làng Nhì, Lìm Mông và Tà Si Láng, dân “xê dịch” vẫn gọi Chế Tạo là một trong tứ đại hiểm địa của đất rừng Tây Bắc.
Để đến được Chế Tạo, trước mặt là những con đường dốc dựng đứng thử thách tay lái của kẻ lữ khách đường xa. Ngày nay đoạn đường đầu tiên ấy đã được trải bê tông nên việc đi lại của đồng bào có bớt khó khăn nhưng những khúc cua gắt thì vẫn luôn còn đó.
Những công nhân làm đường ở đây cho biết, để làm được đoạn đường ngắn này mất vài năm và cũng chỉ làm được vào mấy tháng mùa khô. Chặng đường còn lại như một chuyến đi “hành xác” trong con mắt của những người bình thường nhưng lại là niềm đam mê với giới off-road.
Ấy là những con dốc nền đất cao vời vợi, trơn trượt và nhầy nhụa vào những ngày cơn mưa rừng đi qua. Xe máy về số 1 mà vẫn phải gằn lên những tiếng giận dữ, bô bốc khói nghi ngút. Rồi những đoạn đường đầy sỏi đá, chỉ còn cách hò nhau kẻ đẩy, người kéo, bánh xe quay tròn, chết gí trong những bùn đất vàng khè.
Trên cung đường khám phá rừng Chế Tạo sẽ mang lại những ấn tượng rất thú vị, mặc cho hiểm nguy luôn rình rập các tay lái. Tựa như những thước phim ấn tượng, quang cảnh biến đổi liên tục trên chặng đường 35km ấy, từ những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hồn tới những thác nước tung bọt trắng xoá và đâu đó tiếng dòng suối mát lành đang róc rách tuôn chảy, gió của rừng đùa trên những tán cây cổ thụ vô tình tạo nên bản nhạc đầy mê hoặc.
Bên những con đường mảnh như sợi chỉ quanh co, uốn khúc trên các sườn đồi, sườn núi bạt ngàn sắc hoa đỗ quyên, hoa mua tím... và cả khu rừng nguyên sinh Chế Tạo đầy quyến rũ khi xe lướt qua rừng phong lá đỏ, hay vạt hoa trẩu trắng.
Nằm trên dải sơn mạch Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, rừng Chế Tạo được đánh giá là khu rừng nguyên sinh đẹp bậc nhất bởi còn khá nguyên vẹn với nhiều loài cây lá rộng, lá kim và thảm thực vật, động vật phong phú. Con đường nhỏ xuyên qua cánh rừng già, với những thân cây cổ thụ lừng lững. Những cây sở già nở hoa rụng trắng cả lối đi đẹp đến ngỡ ngàng. Rồi ở một góc rừng cây phong già buông lá đỏ rực trong nắng thu giống như một bức tranh tuyệt mỹ của thiên nhiên mà không góc máy, thước phim nào có thể ghi lại được.
Quanh những vạt rừng nguyên sinh là nơi quần cư của đa phần đồng bào dân tộc Mông với một nền văn hoá phong phú. Những người Mông họ Giàng, họ Sùng, họ Hảng với trái tim tự do của tộc người, vài trăm năm trước ngược dốc, ngược rừng lên tìm đất định cư, đi tìm ấm no cho cuộc sống mới.
Qua bao bận lên đỉnh xuống thung rồi đâm xuyên rừng già, cũng vừa lúc xã Chế Tạo chào đón kẻ lữ khách bởi vạt nắng chiều vừa vụt tắt. Trung tâm xã là một dãy nhà 2 tầng, một trạm y tế bé xíu và cách đó không xa là khu trường nội trú. Tất cả nằm lọt thỏm giữa màu xanh xám của bên núi, bên rừng và những thảm sương nhè nhẹ của buổi chiều nơi rẻo cao.
Xem thêm >
Theo Ngô Huy Hòa (An Ninh Thủ Đô) + internet
Du lịch, GO!
Phủ Tuy Lý - Huế
(TTH) - Dưới triều Nguyễn (1802 - 1945), ở Huế có rất nhiều phủ đệ của các ông hoàng bà chúa. Phủ là nơi ăn ở của một hoàng tử và đệ là nơi ăn ở của một công chúa sau khi họ được dựng vợ gả chồng.
< Tam quan phủ Tuy Lý vương.
Các phủ đệ nằm ở những xóm phường yên ả trong Thành Nội và các làng mạc ở ven đô, nhưng tập trung nhất là ở Kim Long, Vỹ Dạ, Gia Hội và bên bờ sông An Cựu. Phủ đệ nào cũng đã được quy hoạch và xây dựng theo nguyên tắc kiến trúc truyền thống, giống như bao nhiêu khu nhà vườn khác trong dân gian.
Một trong những phủ đệ tiêu biểu nhất hiện nay là phủ Tuy Lý ở Vỹ Dạ. Cơ ngơi này đang mang địa chỉ số 140 đường Nguyễn Sinh Cung, thành phố Huế. Tên chính thức của nó là "Tuy Lý Vương Từ" như được ghi trên một bức hoành phi sơn son thếp vàng treo ở ngôi nhà chính bên trong khuôn viên. Bốn chữ ấy có nghĩa là nơi thờ Tuy Lý Vương. Tuy nhiên, dân chúng địa phương thì chỉ quen gọi đó là phủ Ba Cửa, vì ở mặt tiền của khuôn viên phủ này, ngày xưa có đến ba cái cửa: 1 cửa chính và 2 cửa phụ.
< Phủ thờ bà Tiệp dư Lê Thị Ái, thân mẫu Tuy Lý vương trong khuôn viên của phủ Tuy Lý.
Tuy Lý Vương sinh năm 1820, tên thật là Nguyễn Phúc Miên Trinh, con thứ 11 của vua Minh Mạng (1820 - 1840); có tên chữ là Khôn Chương và Quý Trọng, hiệu là Vỹ Dạ và Tịnh Phố. Tuy Lý Vương là tước được vua ban về sau. Năm 13 tuổi, ông đã nổi tiếng giỏi về thơ, cho nên, người đương thời gọi ông là "Ông hoàng thơ".
Năm 1851, ông được giao trông coi Tôn Học Đường là trường học dành riêng cho các con em trong hoàng tộc. Năm 1865, ông được cử kiêm nhiệm chức Hữu Tôn Chánh. Đó là những chức vụ cao cấp trong Tôn Nhơn Phủ, cơ quan quản lý hoàng tộc.
< Án thờ vọng, hoành phi, đối liễn trong phủ thờ Tuy Lý vương.
Năm 1883, sau khi vua Tự Đức thăng hà, ông được triều đình vua Hiệp Hòa ủy nhiệm giao thiệp với tòa Khâm sứ Pháp. Đây là thời điểm phe phủ chiến trong triều đình Huế gây ra cảnh lật đổ các vua nhà Nguyễn như trở bàn tay (tứ nguyệt tam vương), làm cho nhân tâm dao động. Cũng trong năm đó, người con thứ 6 của ông là Hồng Sâm tỏ thái độ chống đối sự chuyên quyền của hai quan Phụ chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.
Hồng Sâm và một số người bị bắt, bị giết. Tuy Lý Vương bị truy nã. Ông phải trốn xuống một tàu chiến Pháp ở Thuận An nhờ che chở, nhưng bị phe chủ chiến đòi lại, rồi bị đưa vào an trí tại Quảng Ngãi. Sau khi vua Đồng Khánh lên ngôi (1885), ông mới được trở về sống ở Huế. Vào đầu thời Thành Thái (1889), ông được cử làm Phụ chính thân thần. Đến năm 1897, vì tuổi cao sức yếu, ông xin về vui thú điền viên ở phủ riêng tại Vỹ Dạ, rồi qua đời vào cuối năm ấy, thọ 78 tuổi, được con cháu chôn bên cạnh mộ của mẹ ông tại làng Dương Xuân.
< Phủ thờ Tuy Lý vương.
Tuy Lý Vương là em cùng cha khác mẹ của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Đều rất sành thơ văn, hai ông thường lui tới thăm nhau, cùng liên ngâm xướng họa và đã lập ra Mạc Vân Thi Xã, hội thơ nổi tiếng một thời ở đất Thần kinh. Ông để lại một khối lượng thơ văn khá đồ sộ bằng chữ Hán và chữ Nôm. Văn ông thường đề cập đến vấn đề đạo đức, luân lý. Thơ ông phần nhiều nói lên cảm xúc trước thiên nhiên, đối với người thân và bạn bè. Một số là những bài thơ thù tạc hoặc nói về sinh hoạt nhàn nhã của giới quý tộc.
Về thơ văn chữ Hán, ông để lại bộ "Vỹ Dạ hợp tập" gồm 11 quyển cả văn và thơ, được khắc in năm 1875, trong đó có một bài thơ trường thiên nhan đề là "Nam cầm khúc" đã được con là Hồng Sâm dịch ra chữ Nôm theo thể lục bát.
< Án thờ và chân dung Tuy Lý vương.
Về thơ Nôm của Tuy Lý Vương, ngoài những bài xướng họa với các danh sĩ đương thời, hiện còn truyền lại các tác phẩm "Nữ phạm diễn nghĩa từ", "Nghinh tường khúc" và "Hòa lạc ca" (làm chung với anh là Miên Thẩm và em là Miên Bửu).
Văn tài của ông cũng như của anh ông đã được nhiều văn nhân Việt Nam và Trung Quốc ca ngợi, chẳng hạn như trong câu: "Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán. Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường". Sự nghiệp văn chương của ông đã được ghi vào trong tất cả sách văn học sử của nước nhà và trong các bộ từ điển danh nhân Việt Nam xuất bản trong mấy chục năm qua, kể cả bộ "Từ điển văn học" ấn hành vào năm 1984.
Khuôn viên của phủ Tuy Lý rộng 4 sào 6 thước 3 tấc, tức là hơn 2000m2.
Lúc sinh thời, ông ở với mẹ là bà Lê Thị Ái trong một ngôi nhà tranh ở vườn Tịnh Phổ. Mẹ ông mất vào năm 1863; sau 3 năm mãn tang, vào năm 1866, ông xin vua Tự Đức cho cải tạo ngôi nhà tranh thành nhà gỗ lợp ngói để thờ mẹ. Biết ông là người rất có hiếu với mẹ, nhà vua y cho và ngôi từ đường được xây dựng xong ngay trong năm ấy. Đây là ngôi nhà rường một gian hai chái đã trải qua 140 năm (1866 - 2006), hiện nay vẫn còn, bên trong treo tấm hoành phi đề dòng chữ "Tiền triều Lê tiệp dư từ".
< Bình phong cổ ở phủ Tuy Lý Vương.
Cách sau đó một cái sân là ngôi nhà mang tên "Tuy Lý Vương Từ", nơi thờ ông. Đây là ngôi nhà rường ba gian hai chái được làm theo kiểu nhà kép, gồm hai bộ mái được nối lại với nhau bằng trần thừa lưu. Ở dải cổ diêm và các bờ nóc bờ quyết được trang trí bằng mảnh sành sứ với nhiều đề tài cổ điển rất phong phú, đặc biệt là hình ảnh: long, lân, quy, phụng. Ở nội thất, ngoài các bàn thờ và khám thờ Tuy Lý Vương, còn thiết trí khá nhiều đồ tự khí, các hình ảnh của ông và một số hiện vật quý báu liên quan, đặc biệt là hơn 150 mộc bản đã từng được khắc in một số tác phẩm thơ văn của ông.
< Tủ Mộc bản triều Nguyễn tại Di tích văn hóa phủ Tuy Lý Vương.
Hai bên sân trước của tòa nhà này còn có hai ngôi nhà nhỏ hơn, gọi là Tả vu và Hữu vu nằm đối diện nhau, dùng làm nơi hào soạn trong những dịp cúng kỵ; nhưng đã hư hỏng từ lâu, nay chỉ còn móng nhà. Ở bên phải nhà thờ bà mẹ của Tuy Lý Vương, có một ngôi nhà xây bằng bê tông để thờ một bà vợ thứ của ông là bà phủ thiếp Nguyễn Thị Lựu.
Vì phủ Tuy Lý là một công trình kiến trúc mang những giá trị cao về lịch sử văn hóa và văn học nghệ thuật, cho nên, nó đã được công nhận là di tích quốc gia vào năm 1991.
Các thế hệ con cháu của "ông hoàng thơ" là cả một dòng chảy văn chương nghệ thuật không dứt cho đến ngày nay.
Xem thêm >
Theo Thuathienhue.gov - ảnh internet
Du lịch, GO!
< Tam quan phủ Tuy Lý vương.
Các phủ đệ nằm ở những xóm phường yên ả trong Thành Nội và các làng mạc ở ven đô, nhưng tập trung nhất là ở Kim Long, Vỹ Dạ, Gia Hội và bên bờ sông An Cựu. Phủ đệ nào cũng đã được quy hoạch và xây dựng theo nguyên tắc kiến trúc truyền thống, giống như bao nhiêu khu nhà vườn khác trong dân gian.
Một trong những phủ đệ tiêu biểu nhất hiện nay là phủ Tuy Lý ở Vỹ Dạ. Cơ ngơi này đang mang địa chỉ số 140 đường Nguyễn Sinh Cung, thành phố Huế. Tên chính thức của nó là "Tuy Lý Vương Từ" như được ghi trên một bức hoành phi sơn son thếp vàng treo ở ngôi nhà chính bên trong khuôn viên. Bốn chữ ấy có nghĩa là nơi thờ Tuy Lý Vương. Tuy nhiên, dân chúng địa phương thì chỉ quen gọi đó là phủ Ba Cửa, vì ở mặt tiền của khuôn viên phủ này, ngày xưa có đến ba cái cửa: 1 cửa chính và 2 cửa phụ.
< Phủ thờ bà Tiệp dư Lê Thị Ái, thân mẫu Tuy Lý vương trong khuôn viên của phủ Tuy Lý.
Tuy Lý Vương sinh năm 1820, tên thật là Nguyễn Phúc Miên Trinh, con thứ 11 của vua Minh Mạng (1820 - 1840); có tên chữ là Khôn Chương và Quý Trọng, hiệu là Vỹ Dạ và Tịnh Phố. Tuy Lý Vương là tước được vua ban về sau. Năm 13 tuổi, ông đã nổi tiếng giỏi về thơ, cho nên, người đương thời gọi ông là "Ông hoàng thơ".
Năm 1851, ông được giao trông coi Tôn Học Đường là trường học dành riêng cho các con em trong hoàng tộc. Năm 1865, ông được cử kiêm nhiệm chức Hữu Tôn Chánh. Đó là những chức vụ cao cấp trong Tôn Nhơn Phủ, cơ quan quản lý hoàng tộc.
< Án thờ vọng, hoành phi, đối liễn trong phủ thờ Tuy Lý vương.
Năm 1883, sau khi vua Tự Đức thăng hà, ông được triều đình vua Hiệp Hòa ủy nhiệm giao thiệp với tòa Khâm sứ Pháp. Đây là thời điểm phe phủ chiến trong triều đình Huế gây ra cảnh lật đổ các vua nhà Nguyễn như trở bàn tay (tứ nguyệt tam vương), làm cho nhân tâm dao động. Cũng trong năm đó, người con thứ 6 của ông là Hồng Sâm tỏ thái độ chống đối sự chuyên quyền của hai quan Phụ chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.
Hồng Sâm và một số người bị bắt, bị giết. Tuy Lý Vương bị truy nã. Ông phải trốn xuống một tàu chiến Pháp ở Thuận An nhờ che chở, nhưng bị phe chủ chiến đòi lại, rồi bị đưa vào an trí tại Quảng Ngãi. Sau khi vua Đồng Khánh lên ngôi (1885), ông mới được trở về sống ở Huế. Vào đầu thời Thành Thái (1889), ông được cử làm Phụ chính thân thần. Đến năm 1897, vì tuổi cao sức yếu, ông xin về vui thú điền viên ở phủ riêng tại Vỹ Dạ, rồi qua đời vào cuối năm ấy, thọ 78 tuổi, được con cháu chôn bên cạnh mộ của mẹ ông tại làng Dương Xuân.
< Phủ thờ Tuy Lý vương.
Tuy Lý Vương là em cùng cha khác mẹ của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Đều rất sành thơ văn, hai ông thường lui tới thăm nhau, cùng liên ngâm xướng họa và đã lập ra Mạc Vân Thi Xã, hội thơ nổi tiếng một thời ở đất Thần kinh. Ông để lại một khối lượng thơ văn khá đồ sộ bằng chữ Hán và chữ Nôm. Văn ông thường đề cập đến vấn đề đạo đức, luân lý. Thơ ông phần nhiều nói lên cảm xúc trước thiên nhiên, đối với người thân và bạn bè. Một số là những bài thơ thù tạc hoặc nói về sinh hoạt nhàn nhã của giới quý tộc.
Về thơ văn chữ Hán, ông để lại bộ "Vỹ Dạ hợp tập" gồm 11 quyển cả văn và thơ, được khắc in năm 1875, trong đó có một bài thơ trường thiên nhan đề là "Nam cầm khúc" đã được con là Hồng Sâm dịch ra chữ Nôm theo thể lục bát.
< Án thờ và chân dung Tuy Lý vương.
Về thơ Nôm của Tuy Lý Vương, ngoài những bài xướng họa với các danh sĩ đương thời, hiện còn truyền lại các tác phẩm "Nữ phạm diễn nghĩa từ", "Nghinh tường khúc" và "Hòa lạc ca" (làm chung với anh là Miên Thẩm và em là Miên Bửu).
Văn tài của ông cũng như của anh ông đã được nhiều văn nhân Việt Nam và Trung Quốc ca ngợi, chẳng hạn như trong câu: "Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán. Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường". Sự nghiệp văn chương của ông đã được ghi vào trong tất cả sách văn học sử của nước nhà và trong các bộ từ điển danh nhân Việt Nam xuất bản trong mấy chục năm qua, kể cả bộ "Từ điển văn học" ấn hành vào năm 1984.
Khuôn viên của phủ Tuy Lý rộng 4 sào 6 thước 3 tấc, tức là hơn 2000m2.
Lúc sinh thời, ông ở với mẹ là bà Lê Thị Ái trong một ngôi nhà tranh ở vườn Tịnh Phổ. Mẹ ông mất vào năm 1863; sau 3 năm mãn tang, vào năm 1866, ông xin vua Tự Đức cho cải tạo ngôi nhà tranh thành nhà gỗ lợp ngói để thờ mẹ. Biết ông là người rất có hiếu với mẹ, nhà vua y cho và ngôi từ đường được xây dựng xong ngay trong năm ấy. Đây là ngôi nhà rường một gian hai chái đã trải qua 140 năm (1866 - 2006), hiện nay vẫn còn, bên trong treo tấm hoành phi đề dòng chữ "Tiền triều Lê tiệp dư từ".
< Bình phong cổ ở phủ Tuy Lý Vương.
Cách sau đó một cái sân là ngôi nhà mang tên "Tuy Lý Vương Từ", nơi thờ ông. Đây là ngôi nhà rường ba gian hai chái được làm theo kiểu nhà kép, gồm hai bộ mái được nối lại với nhau bằng trần thừa lưu. Ở dải cổ diêm và các bờ nóc bờ quyết được trang trí bằng mảnh sành sứ với nhiều đề tài cổ điển rất phong phú, đặc biệt là hình ảnh: long, lân, quy, phụng. Ở nội thất, ngoài các bàn thờ và khám thờ Tuy Lý Vương, còn thiết trí khá nhiều đồ tự khí, các hình ảnh của ông và một số hiện vật quý báu liên quan, đặc biệt là hơn 150 mộc bản đã từng được khắc in một số tác phẩm thơ văn của ông.
< Tủ Mộc bản triều Nguyễn tại Di tích văn hóa phủ Tuy Lý Vương.
Hai bên sân trước của tòa nhà này còn có hai ngôi nhà nhỏ hơn, gọi là Tả vu và Hữu vu nằm đối diện nhau, dùng làm nơi hào soạn trong những dịp cúng kỵ; nhưng đã hư hỏng từ lâu, nay chỉ còn móng nhà. Ở bên phải nhà thờ bà mẹ của Tuy Lý Vương, có một ngôi nhà xây bằng bê tông để thờ một bà vợ thứ của ông là bà phủ thiếp Nguyễn Thị Lựu.
Vì phủ Tuy Lý là một công trình kiến trúc mang những giá trị cao về lịch sử văn hóa và văn học nghệ thuật, cho nên, nó đã được công nhận là di tích quốc gia vào năm 1991.
Các thế hệ con cháu của "ông hoàng thơ" là cả một dòng chảy văn chương nghệ thuật không dứt cho đến ngày nay.
Xem thêm >
Theo Thuathienhue.gov - ảnh internet
Du lịch, GO!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)